Giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn - Lớp 5

I.Lý do chọn đề tài:

 Tiếng mẹ đẻ có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Với cộng đồng là phương tiện để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. “Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh qua nó chỉ thông qua công cụ này”. Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, cẩn thận trong các giờ học Tiếng Việt đặc biệt là trong phân môn Tập làm văn, để sử dụng công cụ này trong những tháng năm học tập ở nhà trường, cũng như trong suốt cuộc đời.

 Do nhận thấy tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong trường tiểu học. Là giáo viên dạy lớp cuối cấp của bậc tiểu học, chúng tôi cần phải giúp đỡ các em ngoài việc nhận ra tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ còn phải nói, viết tiếng mẹ đẻ một cách chính xác, thành thạo qua phân môn Tập làn văn trong Tiếng Việt ở tiểu học. Đó cũng là lý do mà tổ khối 5 chọn đề tài này để nghiên cứu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn - Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giúp HS Tiểu học, học tốt các môn khác.Riêng môn tập làm văn, số người có thể phối hợp dạy cho con học tốt môn này còn quá ít,tâm lý khá phổ biến của cha mẹ HS là muốn cho con học thêm về môn toán, về các môn tự nhiên , rất ít cha mẹ muốn cho con học làm văn nếu không có yêu cầu của cô giáo. Phụ huynh ít mua sách môn tập làm văn cho các em đọc, hiếm thấy những gia đình xây dựng tủ sách phục vụ tốt cho việc học môn văn ở Tiếu học. 4.Dựa trên cơ sở lí luận thực tiển: Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Đặc biệt là TLV là môn mà các em ở tiểu học yếu hơn các môn khác. Bởi vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp các em nối tiếp một cách tự nhiên các bài khác nhau trong môn Tiếng việt như: Tập đoc, chính tả, kể chuyện, luyện từ & câu nhằm giúp các em có năng lực nói, viết. Nhờ năng lực này, các em biết sử dụng Tiếng việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập. Giúp các em bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy qua đó hình thành nhân cách cho các em. Để cung cấp và giúp các em có những kiến thức Tiếng việt, người GV phải có phương phápdạy học tập làm văn cụ thể, lôgíc qua các tiết học của phân môn TLV. 5.Phương pháp dạy từng tiết học trong môn làm văn: a)Đối với các tiết lập dàn bài chi tiết: - GVphải nắm vững yêu cầu của tiết quan sát và tìm ý gồm hai mặt: +Chuẩn bị kiến thức cho việc làm một đề văn theo yêu cầu của đề bài đã cho. +Hình thành phương pháp và kĩ năng miêu tả. - Rèn kĩ năng quan sát cho HS: +Khi quan sát phải sử dụng các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi,để nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm, nhằm nhận biết sự vật về hình dạng, màu sắc, âm thanh, mùi vị +Quan sát nhằm nhận ra những nét độc đáo đặc biệc của đối tượng chứ không phải thống kê tỉ mỉ trung thực mọi chi tiết về sự vật. +Trong khi quan sát còn luôn gắn với cảm xúc, với kỉ niệm, với cuộc sống cá nhân của người quan sát. Từ đó gắn chặt với các hoạt động liên tưởng so sánh, tưởng tượng , hồi tưởngcủa từng cá nhân. +Từ việc quan sát HS tìm được từ ngữ diễn tả đúng và sinh động những điều quan sát được . +Hướng dẫn HS lựa chọn trình tự quan sát: *Trình tự không gian: quan sát toàn bộ đến quan sát từng phần, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới,ngoài vào trong hoặc ngược lại. *Trình tự tâm lí: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho bản thân hứng thú thì quan sát trước, các phần khác quan sát sau. Phần trọng tâm bài thì quan sát kĩ lưỡng hơn. +Tổ chức quan sát và tìm ý: *Học sinh phải được quan sát trực tiếp cảnh vật và người. *HS phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính. *Sự quan sát của HS phải được hướng dẫn cụ thể bằng hệ thống câu hỏi gợi ý. +Sau khi đã quan sát được HS sẽ tự sắp xếp ý để lập dàn bài chi tiết theo sự hướng dẫn của GV trong phần lập dạn bài chi tiết, từ các ý quan sát được, HS phải sắp xếp câu văn và nói được trước lớp. Khi nói phải đảm bảo phát âm đúng, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp,câu ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng, làm cho người nghe tiếp nhận được một cách có hiệu quả tốt nhất. Biết sử dụng giọng nói, điệu bộ diễn tả nhằm hỗ trợ cho việc thể hiện nội dung. HS và GV chú ý theo dõi → có thể gợi ý những câu văn hay hơn, đúng hơn, từ đó phát triển tư duy và ngôn ngữ cho HS. b) Đối với tiết trả bài viết: Để có thể làm tốt một bài tập làm văn ngoài những kỹ năng quan sát lập dàn ý, HS còn được sửa chữa, rút kinh nghiệm, nhằm đạt kết quả ngày một cao hơn. Tập nhận xét bạn trong giờ tập làm văn trước, tự rà soát và sửa chữa bài viết chính thức ở lớp, rút kinh nghiệm và tự sửa chữa trong giờ trả bài, tất cả điều giúp HS luyện tập hình thành kỹ năng và thói quen “ tự điều chỉnh”, tự học tập để luôn tiến bộ. Tiết “ trả bài viết” có ý nghĩa quan trọng đối với rèn kỹ năng làm bài tập làm văn. So với các tiết khác ( lập dàn bài, viết đoạn văn, làm đơn, làm biên bản, ) tiết trả bài cần được GV chuẩn bị công phu từ lúc chấm bài, thống kê lỗi, nhận xét khái quát về bài làm, chuẩn bị dẫn chứng minh hoạ đến khi soạn giáo án cụ thể cho tiết trả bài. Việc hướng đẫn HS chuẩn bị trên lớp cũng như đòi hỏi sự gợi mở, dẫn dắt và ứng xử linh hoạt của GV, nhằm giúp các em nhận thức được ưu, khuyết điển trong bài viết của mình. Qua đó, HS có ý thức viết bài ngày càng tiến bộ và có kết quả cao hơn. Sau các tiết này chúng tôi thường nhắc HS về làm lại và chúng tôi chấm lại cẩn thận cho các em. Cách làm này làm cho HS tăng thêm hứng thú khi học môn này. 6. Các biện pháp dạy học: Để hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành, GV áp dụng các biện pháp sau: a)Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập: -Cho HS đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu bài tập. -GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập. -Tổ chức cho HS thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó. b)Tổ chức cho HS thực hiện bài tập: - Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp theo nhóm để thực hiện bài tập. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau. - Trao đổi với HS, sửa lỗi cho HS hoặc tổ chức cho HS góp ý cho nhau, đánh giá nhau trong quá trình làm bài. - Sơ kết, tổng kết ý kiến HS; ghi bảng nếu cần thiết. c) Quy trình dạy bài tập làm văn: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cần ghi nhớ hoặc làm bài tập thực hành. 2. Dạy bài mới: a- Đối với loại bài dạy lý thuyết - Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học, chú ý làm nổi bật mối quan hệ giữa nội dung tiết học với tiết học khác. - Hình thành khái niệm: + Phân tích ngữ liệu: GV hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu (các biện pháp dạy học). + Ghi nhớ kiến thức: GV cho HS đọc thầm nhác lại phần ghi nhớ SGK. - Hướng dẫn luyện tập: GV hướng dẫn HS làm bài tập thực hành (các biện pháp dạy học) - Củng cố, dặn dò: + Chốt lại những kiến thức, kỹ năng cần nắm vững. + Nhận xét tiết học. + Nêu yêu cầu luyện tập thực hành ở nhà. b) Đối với loại bài thực hành - Giới thiệu bài. - Hướng dẫn thực hành. - Củng cố dặn dò. III. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy trên lớp, việc hướng dẫn HS học tốt phân môn tập làm văn. Tổ khối 5 nhận thấy đây là một vấn đề có tầm quan trọng đối với việc giúp HS học tôt môn Tiếng Việt. Chẳng những trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm văn mà còn mở rộng vốn sống, vốn hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn,cảm xúc thẩm mỹ, nâng cao năng lực tư duy hình thành nhân cách cho HS. Trên đây là một vài suy nghĩ của chúng tôi nhằm giúp HS tiểu học học tốt hơn phân môn tập làm văn, do trình độ còn hạn chế nên vấn đề trình bày còn có những thiêu sót. Vậy rất mong sự góp ý chân thành của BGH cũng như bạn bè đồng nghiệp.Tập thể Tổ 5 xin chân thành cảm ơn. Tổ khối 5 trường TH Nhuận Phú Tân 1 Tuần 17 Ngày dạy: 20 tháng 12 năm 2008 Tiết 34 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I.Mục đích yêu cầu 1) Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho : bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày. 2)Biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi thầy (cô ) yêu cầu chữa trong bài viết của mình, tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài ) cho hay hơn. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi 4 đề bài (SGK) - Bảng phụ ghi lỗi HS. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiến trình dạy học Phương pháp Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Kiểm tra bài cũ:3’-4’ 2/Bài mới: Giới thiệu bài: 1’-2’ Nhận xét: 3’-4’ 3/ Hướng dẫn học sinh chữa bài: 26’- 28’ 4/Củng cố, dặn dò:1’-2’ + Gọi HS đọc lại bài làm biên bản một vụ việc. +Nhận xét chung. +Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. +GV đính bảng phụ ghi 4 đề bài như SGK, gọi HS xác định lại yêu cầu của đề bài. + *Nhận xét bài làm học sinh: - GV nêu nhận xét chung về ưu, khuyết điểm: +Nêu những ưu điểm chính về: -Xác định yêu cầu đề. -Bố cục bài. -Diễn đạt, chữ viết và cách trình bày. +Nêu thiếu sót, hạn chế . +Nêu thống kê điểm. *Hướng dẫn chữa lỗi chung. +GV đính bảng một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý. +Cho học thảo luận nhóm đôi tìm cách chữa lỗi. +Giúp học sinh nhận biết chỗ sai- chữa. *Hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi +Cho học sinh đọc lời phê, tìm lỗi trong bài, sửa. +Theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc. *Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, những bài văn hay. +Đọc những đoạn văn hay có ý riêng, sáng tạo. + Gọi HS đọc bài văn có điểm cao nhất. +Gợi ý học sinh viết lại đoạn văn chưa hay. +Cho học sinh đọc đoạn viết lại. +GV nhận xét. +Tuyên dương khuyến khích. *GV nhận xét tiết học: +Dặn học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại để nhận được đánh giá tốt hơn. +Bài sau:Chuẩn bị kiểm tra cuối kỳ I. 1 HS đọc HS nhận xét Lắng nghe 1HS đọc đề bài. HS xác định lại yêu cầu. -Lắng nghe -Theo dõi -Thực hiện theo yêu cầu. -HS tự đọc và sửa. Lắng nghe,tìm cái hay của đoạn văn. -HS đọc bài văn có điểm cao. -HS thực hiện theo yêu cầu. HS nhận xét

File đính kèm:

  • docChuyen de Tap lam van lop 5.doc
Giáo án liên quan