Trong vấn đề giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường dùng ngôn ngữ, lời nói để trao đổi, thông tin, truyền đạt, nhận xét .khả năng trình bày ngôn ngữ hay, dở còn tuỳ thuộc vào mỗi người. Tuy nhiên, nếu có sự chú ý sắp xếp, trau chuốt, rèn luyện thì việc sử dụng ngôn ngữ, lời nói để giao tiếp sẽ có hiệu quả cao hơn. Bởi thế, ngay từ bậc tiểu học, trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn rất được chú ý nhằm rèn luyện cho HS biết diễn đạt thành lời nội dung một đề tài được đưa ra. Từ trình bày, nói năng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc sẽ giúp các em hình thành được bài văn viết một cách dễ dàng, thuận lợi hơn ở tiết sau.
4 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giúp các em học tốt môn tập làm văn lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên, xã hội, con người, cung cấp thêm về vốn từ ngữ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học ( như đề tài, cốt truyện, nhân vật….)
Ví dụ : Các bài Tập đọc có nội dung tả cảnh như : Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Kì diệu rừng xanh …. Hay bài có nội dung tả người như : Một chuyên gia máy xúc, Những người bạn tốt….Yêu cầu học sinh tìm được câu văn hay trong bài, chi tiết tiêu biểu, các biện pháp nghệ thuật miêu tả của tác giả. Đây là những yêu cầu có tác dụng nâng cao nên có thể cho học sinh thảo luận nhóm để có thể trao đổi, tìm ra một cách dễ dàng.
- Những đoạn văn, câu văn có nội dung liên quan đến môn Tập làm văn thì khi dạy tôi thường nhắc nhở các em lưu ý ghi nhớ và học tập, ghi chép vào sổ tay.
2. Phân môn Chính tả :
Đối với phân môn Chính tả thì ít liên quan đến nội dung bài văn mà thường có liên quan đến cách trình bày, cách viết hoa đúng, viết đúng âm, vần. Vì vậy :
- Khi hướng dẫn học sinh luyện viết từ khó, tôi lưu ý các em ở những tiếng địa phương , yêu cầu các em phát âm chuẩn, hiểu nghĩa của từ để viết đúng chính tả.
Ví dụ : Ở Ninh Thuận học sinh thường phát âm sai s/x, âm cuối c/t, n/ng, dấu thanh hỏi/ngã
- Yêu cầu thuộc các qui tắc viết hoa : tên người, tên địa lý, tên riêng các tổ chức, danh hiệu, giải thưởng….
Ví dụ : bạn Mỹ Anh, học sinh Tiên tiến, Trường tiểu học Mỹ Hương
-Ở phần bài tập Chính tả, tôi thường cho các em làm cá nhân rồi theo dõi, yêu cầu từng em sửa và uốn nắn kịp thời những lỗi thường mắc phải để khi trình bày một văn bản viết không còn lỗi chính tả.
3.Phân môn Luyện từ và Câu:
Đối với phân môn này đặc biết giúp các em hiểu nghĩa của từ, từ đồng nghĩa….và mở rộng thêm vốn từ để khi các em làm bài văn miêu tả có thể sử dụng các từ đồng nghĩa để tránh lặp từ, sử dụng các từ trái nghĩa để làm nổi bật hình ảnh cần miêu tả..
Vi dụ : Bầu trời trong xanh….nước biển xanh thẳm.
Ngoài ra còn phải cho học sinh luyện tập thành thạo cách liên kết caâu trong đoạn văn, trong bài bằng các từ ngữ nối, lập, thay thế qua việc thực hành viết đoạn văn ngắn.
4. Phân môn Kể chuyện :
Tôi thường rèn thêm cho học sinh kĩ năng nói, bởi vì các em còn rụt rè, e ngại trước đám đông, khả năng diễn đạt kém, vì thế tôi bắt đầu bắt tay vào rèn môn kể chuyện cho học sinh, đầu tiên tôi phân nhóm theo bàn 2 em, cứ một học sinh nhút nhát ngồi cạnh 1 em dạn dĩ.
Trong 3 tuần đầu tiên, tôi chỉ yêu cầu những em có giọng kể hay, diễn đạt mạch lạc kể trước, những em kể chưa hay ngồi nghe, theo dõi bạn.
Đến tuần thứ tư , tôi bắt đầu yêu cầu học sinh yếu kể, sau khi học sinh giỏi kểmẫu, nhưng với cách tổ chức như trên vẫn không có sự chuyển biến về chất lượng.
Tôi thiết nghĩ, hoạt động chính trong tiết kể chuyện là sự phối hợp nhịp nhàng, đều đặn giữa hoạt động nghe kể chuyện của học sinh, tài kể chuyện của giáo viên , yếu tố này có vai trò quan trọng trong tiết kể chuyện.Nó là yếu tố hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, là phương tiện đầu tiên chuyển nội dung câu chuyện cần kể tới học sinh.
- Tài kể chuyện tuy có phụ thuộc vào năng khiếu, song chủ yếu là do công phu luyện tập. Bản thân tôi cũng tập dượt nhiều lần trước khi bước lên bục giảng.
- Khi luyện kể tôi chú ý nắm vững nội dung câu chuyện và giọng điệu câu chuyện .
- Về nội dung câu chuyện, cần nắm toàn bộ diễn biến câu chuyện, các tình tiết chính, đặc biệt là chi tiết có ý nghĩa then chốt, quyết định trong câu chuyện, các nhân vật với hành động, lời nói, tâm trạng.
- Lựa chọn giọng điệu kể và ngôn từ mỗi câu chuyện tuỳ theo nội dung sẽ có giọng điệu kể riêng như : tha thiết, trang nghiêm, âu yếm, dịu dàng, châm chọc, chanh chua, ác độc, mệt mỏi… cần tránh lối kể đều đều, buồn buồn.
- Khi kể câu chuyện cần phải lựa chọn điểm nhấn, điểm dừng kết hợp với cử chỉ, hành động, nét mặt, ánh mắt, điệu bộ…
- Vì thế phải kiên trì mới giúp các em tự kể lại nội dung truyện qua bức tranh, một đoạn trong truyện (có gợi ý) Dần dần tập cho các em kể đoạn dài hơn. Trong khi học sinh kể, tôi yêu cầu cả lớp lắng nghe để nhận xét lời kể của bạn, sau đó giáo viên sửa chữa về cách nói, giọng kể theo đúng nhân vật trong truyện.
Đối với những câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, yêu cầu học sinh phải quan sát những gì xảy ra trong cuộc sống để từ đó biết cách kể lại câu chuyện có thật một cách “ có đầu có đuôi” giống như khi viết một bài văn. Đây cũng là cách để tập cho các em trình bày viết một bài văn hay .
5.Phân môn Tập làm văn :
Nếu qua các phân môn trên, các em đã nắm vững được một số kiến thức cơ bản để hỗ trợ cho môn Văn thì việc trình bày một bài văn đạt kết quả tốt không còn khó khăn nữa. Trong môn Tập Làm Văn có các dạng bài : Văn miêu tả, luyện tập làm báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên bản, thuyết trình, tranh luận, lập chương trình hoạt động nhưg ở đây tôi chỉ đề cập đến thể loại văn miêu tả, cách làm văn miêu tả.
Để cócác bài văn hay, tôi giải quyết các vấn đề sau :
Cho học sinh nắm vững cấu tạo mỗi thể loại và yêu cầu cần đạt ở mỗi phần ( mở bài, thân bài, kết bài)
Từ ghi nhớ, hướng dẫn học sinh lập dàn ý cụ thể từng đề bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc, nhận xét và sửa chữa hoàn chỉnh ( càng nhiều học sinh đọc càng tốt)
Dựa vào dàn ý đã lập để viết một đoạn văn. Trong đoạn văn cần có câu mở đoạn, kết đoạn , các từ ngữ nối để liên kết câu chặt chẽ, trôi chảy.
Từ ngữ miêu tả phải thích hợp , câu văn có hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá để đoạn văn hay hơn.
Khi làm bài viết, yêu cầu học sinh : Đọc kĩ, hiểu yêu cầu của đề bài.
+ Phân tích đề : Đề thuộc thể loại văn gì ? Nội dung miêu tả ai ? Con gì ? Vật gì ? Cảnh ở đâu ? Tả vào lúc nào ? bộ phận nào ?
Biết dựa vào dàn ý đã xây dựng, các đoạn văn đã viết ở tiết trước để viết thành một bài văn hoàn chỉnh
GV có thể tổ chức cho học sinh thi đua trình bày giữa các nhóm để phát huy khả năng trình bày, nói có sáng tạo của học sinh khá giỏi và lôi cuốn học sinh yếu cũng cố gắng tham gia .
Nên nhẹ nhàng sửa chữa, bổ sung ý hoặc tuyên dương cho điểm học sinh cụ thể, rõ ràng khi cần thiết để các em thấy rõ mức độ, kết quả nói được của mình mà ham thích phấn đấu thi đua, tránh thái độ nóng nảy, lời nói gay gắt khi không đồng tình với ý kiến các em…
Cuối cùng là tiết trả bài cũng không kém phần quan trọng. Khi chấm bài, tôi chịu khó đọc kĩ bài văn của từng học sinh, tìm ra các lỗi sai về chính tả, cách dùng từ, đặt câu, ghi chép vào vở riêng để tiết trả bài khi đọc lên, các em biết phát hiện lỗi sai trong câu,trong đoạn và biết cách sửa lại cho đúng.
III.KẾT QUẢ
Qua quá trình giảng dạy như trên, tôi thấy học sinh trong lớp có sự tiến bộ rõ rệt về môn Tập làm văn. Đa số các em làm đúng theo yêu cầu của đề bài ( không lạc đề) Bài văn đầy đủ ba phần, bố cục chặt chẽ, nội dung khá đầy đủ.
Trong bài văn, các em biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, câu văn có hình ảnh. Hiện tượng dùng lặp từ, dùng từ không chính xác, viết sai chính tả đã được hạn chế. Các em biết vận dụng câu từ hay trong các bài tập đọc, bài văn tham khảo để đưa vào bài viết của mình một cách phù hợp. Do đó bài văn của các em không còn khô khan nữa .
Kết quả thực tế của lớp
Thời điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Đầu năm
3
14
9
1
Giữa HK 1
10
14
3
/
Cuối HK1
18
9
/
/
Giữa HK2
IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để giúp các em yêu thích và học tốt môn Tập Làm văn lớp 5, theo ý kiến cá nhân tôi thì người giáo viên cần:
Say mê và nắm một số đặc trưng của môn Tiếng Việt.
Biết phối hợp giữa các phân môn : Những phần quan trọng cần hỗ trợ, liên quan đến môn TLV thì nên lưu ý học sinh nhiều hơn.
Để học sinh có một bài văn hay, cần cho học sinh làm tốt từ khâu ghi nhớ-> lập dàn ý --> viết đoạn văn -> bài văn .
Chấm kỹ các lỗi trong bài văn, giúp các em tự phát hiện và biết sửa lại cho đúng.
Ví dụ : Tả cái cặp.
1) Chính tả : Em ao ướt có một chiếc cặp -> Em ao ước có một chiếc cắp
Cái vai xách vừa tay em cầm -> Cái quai xách vừa tay em cầm
2) Dùng từ : Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ mặt bên ngoài với một nàng tiên cá đang nô đùa trong dòng nước trong mát -> (………………….nét trang trí bên ngoài với hình những nàng tiên cá đang nô đùa dưới làn nước trong xanh)
3) Câu : Để ủng hộ tinh thần học tập của em. Mẹ em ra tiệm mua cho em một chiếc cặp -> ( Để khuyếnkhích tinh thần học tập của em, mẹ em đến cửa hàng mua cho em một chiếc cắp để chuẩn bị cho đầu năm học mới ).
Ngoài ra , nếu có thời gian nên tổ chức cho học sinh hái hoa học tập, các trò chơi Tiếng Việt để các em vừa học vừa chơi một cách nhẹ nhàng, tạo sự say mê văn học .
Mỹ Hương ngày 20 tháng 3 năm 2009
Người viết
Ýù kiến của HĐKH trường
PHAN THỊ PHƯƠNG DIỆP
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem tieu hoc(1).doc