Giới thiệu sơ bộ về cơ cấu tổ chức hợp tác của hiệp hội các quốc gia Đông nam á (ASEAN)

Hội nghị những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các nước ASEAN là cơ cấu hợp tác tối cao, lãnh đạo và định hướng toàn bộ các chương trình hợp tác mang tính chiến lược của ASEAN trên mọi lĩnh vực. Hiện nay, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp chính thức mỗi năm một lần, gần đây nhất là Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ X, được tổ chức tại Viêng-chăn vào tháng 11/2004 . Trong Hội nghị lần này, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua một văn kiện quan trọng, đánh dấu một bước tiến trong quan hệ hợp tác ASEAN, đó là văn kiện “Chương trình Hành động Viêng Chăn ” ("Vientiane Action Programme - VAP).

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu sơ bộ về cơ cấu tổ chức hợp tác của hiệp hội các quốc gia Đông nam á (ASEAN), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC HỢP TÁC CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) Đọc thêm về cơ cấu tổ chức ASEAN: 1. Hội nghị những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các nước ASEAN: Hội nghị những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các nước ASEAN là cơ cấu hợp tác tối cao, lãnh đạo và định hướng toàn bộ các chương trình hợp tác mang tính chiến lược của ASEAN trên mọi lĩnh vực. Hiện nay, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp chính thức mỗi năm một lần, gần đây nhất là Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ X, được tổ chức tại Viêng-chăn vào tháng 11/2004 Địa chỉ trang web chính thức của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN X: . Trong Hội nghị lần này, các Nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua một văn kiện quan trọng, đánh dấu một bước tiến trong quan hệ hợp tác ASEAN, đó là văn kiện “Chương trình Hành động Viêng Chăn ” ("Vientiane Action Programme - VAP). 2. Cơ cấu hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM): Đây là cơ cấu điều hành và hoạch định chính sách hợp tác cao nhất trong lĩnh vực kinh tế của ASEAN. Hàng năm, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN họp một phiên chính thức và một phiên không chính thức (AEM Retreat). Tuỳ theo yêu cầu, các phiên họp đặc biệt (Special AEM) có thể được tổ chức. Được sự phân công của Chính phủ, Bộ Trưởng Thương mại nước ta tham dự các AEM. Hội nghị gần đây nhất, AEM lần thứ 36 (AEM-36), được tổ chức tại Jakarta, Indonesia vào tháng 9/2004. Tháng 4/2005, Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN không chính thức (AEM Retreat) tại Hạ Long, Quảng Ninh. Hội nghị AEM –37 dự kiến sẽ được tổ chức tại Viêng Chăn, Lào vào tháng 9/2005. Hội đồng AFTA: Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (The ASEAN Free Trade Area - AFTA) là một trong những mục tiêu trọng tâm trong hợp tác, hội nhập kinh tế ASEAN. Hiệp định về Chương trình Thuế quan Ưu đãi Hiệu lực Chung (The Common Effective Preferential Tariff - CEPT) để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (CEPT - AFTA) được ký kết ngày 28/1/1992 giữa các nước ASEAN. Hội đồng AFTA được thành lập để trực tiếp giám sát, điều hành và kiểm tra việc triển khai thực hiện CEPT. Hội đồng AFTA là cơ quan cấp Bộ trưởng, gồm đại diện của các nước thành viên và Tổng Thư ký ASEAN. Hội đồng họp khi cần thiết, nhưng ít nhất mỗi năm một lần và báo cáo trực tiếp lên Hội nghị AEM. Bộ trưởng Tài chính nước ta tham gia Hội đồng AFTA. Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao (Senior Economic Officials Meeting - SEOM): là cơ quan trực tiếp giúp việc cho AEM và Hội đồng AFTA. SEOM cụ thể hoá các định hướng do AEM đề ra, xem xét mọi vấn đề liên quan đến hợp tác kinh tế ASEAN và báo cáo, đề xuất giải pháp để AEM xem xét, quyết định. SEOM họp 2-3 tháng một lần và có trách nhiệm báo cáo lên AEM và Hội đồng AFTA. Trưởng SEOM của Việt Nam là Vụ trưởng Phụ trách Hội nhập kinh tế ASEAN, Bộ Thương mại. Hội đồng AIA (ASEAN Investment Agreement) và Uỷ Ban điều phối về Đầu tư (Cordinating Committee on Investment - CCI): Để phối hợp, giám sát và điều hành việc thực hiện Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) ký kết ngày 7/10/1998, Hội đồng AIA được thành lập với cơ chế hoạt động tương tự như Hội đồng AFTA. Hội đồng AIA báo cáo trực tiếp lên AEM. Uỷ ban Điều phối về Đầu tư là cơ quan cấp Vụ giúp việc cho Hội đồng AIA. Việt Nam cử Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia Hội đồng AIA và CCI. Uỷ ban Điều phối về Dịch vụ (Cordinating Committee on Services - CCS): Được thành lập để xây dựng các phương án đàm phán, phối hợp, giám sát và điều hành việc thực hiện kết quả đàm phán về dịch vụ theo Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (ASEAN Frame Agreement on Services - AFAS) ký kết ngày 15/12/1995. CCS là cơ quan cấp Vụ và báo cáo lên SEOM và AEM. 3. Cơ cấu hợp tác về ngoại giao: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting - AMM): Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao được tổ chức mỗi năm một lần để hoạch định các chính sách, điều phối các hoạt động chung của ASEAN trên lĩnh vực hợp tác về chính trị, ngoại giao, phát triển xã hội. Cho đến nay AMM đã tiến hành 37 cuộc họp chính thức. Hội nghị AMM lần thứ 37, gần đây nhất, diễn ra tại Jakarta, Indonesia, tháng 7/2004. Uỷ ban Thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee - ASC): Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) là cơ quan hoạch định chính sách và điều phối các hoạt động của ASEAN giữa các cuộc họp của AMM, bao gồm Bộ Trưởng Ngoại giao nước chủ trì cuộc họp AMM, Tổng Thư ký ASEAN và các Tổng Vụ trưởng Ban Thư ký ASEAN các nước thành viên. Hội nghị các Quan chức cao cấp (Senior Official Meeting - SOM): Hội nghị các Quan chức cao cấp (SOM) được thành lập chủ yếu phục vụ cho việc hợp tác về chính trị, ngoại giao của ASEAN. Hội nghị này sẽ được triệu tập khi cần thiết và báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (AMM). Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại: ASEAN có 11 Bên đối thoại: Ô-xtrây-lia, Ca-na-đa, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Mỹ và UNDP, Nga, Trung Quốc, ấn Độ. ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực với Pa-kix-tan. Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC. Uỷ ban ASEAN ở các nước thứ ba: Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các Ủy ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 11 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (CHLB Đức), Bru-xen (Bỉ), Can-be-ra (Ô-xtrây-li-a), Ge-ne-vơ (Thuỵ Sĩ), Luân-đôn (Anh), Ôt-ta-oa (Ca-na-da), Pa-ri (Pháp), Xơ-un (Hàn quốc), Oa-sinh-tơn (Mỹ) và Oen-ling-tơn (Niu-di-lơn). Chủ tịch các uỷ ban này báo cáo cho ASC và nhận chỉ thị từ ASC. 4. Cơ cấu hợp tác trên các lĩnh vực chuyên ngành: Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành: Hội nghị Bộ trưởng của mỗi ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận việc hợp tác trong ngành cụ thể đó. Các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM. Cho đến nay, hợp tác chuyên ngành của ASEAN đã được triển khai ở phạm vi rộng, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành diễn ra theo định kỳ, luân phiên giữa các nước hàng năm, như Hội nghị Bộ trưởng Giao thông, Hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp, Hội nghị Bộ trưởng Du lịch. Hội nghị các quan chức cấp cao khác của các lĩnh vực chuyên ngành (SOM): Hội nghị các quan chức cấp cao của mỗi ngành được tổ chức để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành và giải quyết các khía cạnh hợp tác chuyên ngành. Các cuộc họp này báo cáo tực tiếp lên các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành. 5. Tổng Thư ký ASEAN và Ban Thư ký ASEAN: Tổng Thư ký ASEAN được Nguyên thủ các nước ASEAN bổ nhiệm trên cơ sở đề cử của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao. Tổng Thư ký ASEAN có hàm Bộ trưởng có nhiệm vụ đề xướng, tư vấn, điều phối và thực hiện mọi hoạt động của ASEAN. Tổng Thư ký hiện nay của ASEAN là ông Ong Keng Yong-người Singapore bắt đầu nhiệm kỳ ngày 1 tháng 1 năm 2003. Ban Thư ký ASEAN có trụ sở đóng tại Jakarta (Indonesia), được thành lập theo quyết định của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ I năm 1976 tại Bali (Indonesia). Ban Thư ký có trách nhiệm thư ký cho các cuộc họp, tổng hợp, đề xuất, khuyến nghị và phối hợp thực hiện các hoạt động của ASEAN. Ban Thư ký được chia thành 6 bộ phận gồm nhiều chuyên viên được tuyển chọn từ các nước ASEAN, trong đó Vụ Hội nhập Kinh tế chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh tế của ASEAN. Quy định chi tiết về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của Ban Thư ký ASEAN xin tham khảo www.aseansec.org

File đính kèm:

  • docGioi thieu so bo ve co cau to chuc hop tac ASEAN.doc
Giáo án liên quan