Giới thiệu chung về hợp tác ASEAN-Hoa Kỳ

Quan hệ đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ được bắt đầu từ năm 1977. Trong những giai đoạn đầu hai bên ưu tiên cho hàng hoá, mở cửa thị trường và thị trường vốn, hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn năng lượng, vận tải biển và an ninh lương thực. Hỗ trợ của Hoa Kỳ được thể hiện trong các lĩnh vực như các trung tâm bảo vệ mùa màng/cây trồng khu vực; tài nguyên rừng và bảo tồn rừng; kế hoạch phát triển nông nghiệp và nghiên cứu năng lượng không phải là năng lượng thông thường.

Tuy nhiên giữa thập kỷ 80 đã có một số thay đổi đáng kể trong ASEAN và Hoa Kỳ gây ảnh hưởng lớn đến bản chất và hướng đi của mối quan hệ đối thoại. Mức độ phát triển hơn của ASEAN và những thay đổi trong chiến lược ưu tiên về hợp tác phát triển của Hoa Kỳ đã làm giảm hỗ trợ phát triển chính thức từ Hoa Kỳ. Có một sự dịch chuyển từ các dự án liên quan đến nhu cầu cơ bản của con người sang các dự án tập trung vào hợp tác khu vực và phát triển nguồn nhân lực.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu chung về hợp tác ASEAN-Hoa Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu chung về hợp tác ASEAN-Hoa Kỳ Quan hệ đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ được bắt đầu từ năm 1977. Trong những giai đoạn đầu hai bên ưu tiên cho hàng hoá, mở cửa thị trường và thị trường vốn, hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn năng lượng, vận tải biển và an ninh lương thực. Hỗ trợ của Hoa Kỳ được thể hiện trong các lĩnh vực như các trung tâm bảo vệ mùa màng/cây trồng khu vực; tài nguyên rừng và bảo tồn rừng; kế hoạch phát triển nông nghiệp và nghiên cứu năng lượng không phải là năng lượng thông thường. Tuy nhiên giữa thập kỷ 80 đã có một số thay đổi đáng kể trong ASEAN và Hoa Kỳ gây ảnh hưởng lớn đến bản chất và hướng đi của mối quan hệ đối thoại. Mức độ phát triển hơn của ASEAN và những thay đổi trong chiến lược ưu tiên về hợp tác phát triển của Hoa Kỳ đã làm giảm hỗ trợ phát triển chính thức từ Hoa Kỳ. Có một sự dịch chuyển từ các dự án liên quan đến nhu cầu cơ bản của con người sang các dự án tập trung vào hợp tác khu vực và phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, trọng tâm của hợp tác phát triển giữa ASEAN và Hoa Kỳ đã được định hướng lại tại phiên đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 8 năm 1988. Trong suốt những năm 1990, một cách tiếp cận chương trình đã được thông qua và trọng tâm đã chuyển sang thương mại và đầu tư, chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Việc chọn lựa dự án kể từ đó được quyết định là sẽ bám vào các tiêu chí như đảm bảo lợi ích hai bên, lợi thế so sánh trong trong lĩnh vực dự án và tính bền vững của dự án. Những thay đổi này đã phản ánh sự trưởng thành của mối quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ. Sự thay đổi trọng tâm này đã mang lại sự thay đổi về bản chất của hợp tác phát triển giữa ASEAN và Hoa Kỳ. Hiện nay khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong hợp tác phát triển và các mạng lưới được thành lập để thúc đẩy các hoạt động kinh tế thị trường trong các nước ASEAN. Khuôn khổ pháp chế Hoa Kỳ tham gia vào một loạt các cuộc họp tham vấn với ASEAN bao gồm Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị sau Bộ trưởng 9+1 và 9+10 (PMC), Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (AEM-USTR), Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao và đại diện thương mại Hoa Kỳ (SEOM-USTR), Hội nghị đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ, Hội nghị Uỷ ban hỗn hợp và Hội đồng thương mại ASEAN-Hoa Kỳ. Uỷ ban ASEAN-Washington cũng hỗ trợ việc triển khai và duy trì đối thoại với Hoa Kỳ. Đỉnh cao của quá trình đối thoại là sự tham gia của Hoa Kỳ vào tiến trình PMC ngay sau các cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN. Hội nghị PMC 9+1 và 9+10 đem đến cơ hội cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ cùng với các Ngoại trưởng ASEAN xem xét các vấn đề gây ảnh hưởng đến quan hệ đối thoại như hợp tác phát triển, kinh tế, an ninh và chính trị. Hoa Kỳ cũng tham gia vào ARF, nơi theo dõi các vấn đề quan trọng về chính trị và an ninh khu vực. Các cuộc họp thường kỳ được tổ chức ở cấp Trưởng SOM của các nước ASEAN và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương nhằm đưa ra những xem xét có chiều sâu về các hoạt động hợp tác phát triển và hợp tác chuyên ngành, chính trị và an ninh, kinh tế. Diễn đàn đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ trong nhiều năm, nhất là cuối Chiến tranh Lạnh cũng tập trung ngày càng nhiều vào thảo luận chính trị và an ninh. Trọng tâm của đối thoại an ninh ASEAN-Hoa Kỳ là vai trò của Hoa Kỳ trong việc duy trì ổn định khu vực. Một số lĩnh vực khác là không phổ biến vũ khí hạt nhân, các vấn đề an ninh khu vực, biển Đông và bán đảo Triều Tiên. Hợp tác Kinh tế Thương mại ASEAN-Hoa Kỳ đã tăng lên gần 4 lần từ 23 tỷ USD năm 1980 đến 80 tỷ USD năm 1996. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Hoa Kỳ sau Canada, Nhật và Mexico. Đối với Hoa Kỳ, ASEAN là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất. Thời kỳ 1990-1994, xuất khẩu Hoa Kỳ tăng trung bình hàng năm 14,1%. Hiện nay hơn một nửa xuất khẩu của ASEAN là tới thị trường Hoa Kỳ gồm thiết bị và máy móc công nghiệp, bao gồm hàng điện tử, linh kiện viễn thông, linh kiện máy tính và máy tính. Trong những cuộc họp gần đây giữa ASEAN-Hoa Kỳ, các vấn đề an ninh, chính trị, hợp tác phát triển và các vấn đề kinh tế đã được đưa vào chương trình nghị sự. Các vấn đề được thảo luận gồm thương mại, hàng hoá, hợp tác đầu tư, và liên minh tăng trưởng lẫn nhau (AMG). Các quan điểm đã được trao đổi về phát triển thương mại khu vực như APEC, AFTA, NAFTA, and EAEC. Hợp tác kinh tế cũng được bàn đến thông qua các cơ quan như Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (TICC), tham vấn AEM-USTR and Uỷ ban ASEAN-Washington. Hợp tác phát triển Trong phiên đối thoại lần thứ 11 ASEAN-Hoa Kỳ tại Brunei Darussalam tháng 5/1993, Hoa Kỳ chỉ ra rằng những hỗ trợ của họ dành cho ASEAN sẽ được thực hiện chỉ duy nhất thông qua Dự án Cơ hội Đầu tư và Thương mại Tư nhân được bắt đầu từ năm 1989 và Dự án Cải thiện Môi trường (EIP), bắt đầu từ năm 1991. Dự án PITO, kết thúc năm 1995, nhằm mục đích củng cố sự phát triển của ASEAN và mang lại lợi ích cho các công ty của Hoa Kỳ thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư được tăng cường hơn trong khu vực. Hiện nay dự án hợp tác phát triển đang thực hiện duy nhất là EIP. Mục tiêu chính của dự án là thúc đẩy các sáng kiến khu vực tư nhân và củng cố năng lực quốc gia và khu vực của ASEAN với trọng tâm là ô nhiễm công nghiệp và thành thị. Việc thực hiện dự án được giao cho khu vực tư nhân và Ban Điều hành Dự án Cải thiện Môi trường (EIP) họp hàng năm để xem xét tiến triển của dự án. Năm 1995, dự án này đã được đưa vào Chương trình Đối tác Môi trường Hoa Kỳ - Châu Á. Tại phiên đối thoại lần thứ 12 của ASEAN và Hoa Kỳ tổ chức tại Washington D.C. vào tháng 5/1995, Hoa Kỳ đã chỉ ra những lợi ích của mình trong hợp tác môi trường với ASEAN. Một số hoạt động khu vực trong lĩnh vực môi trường đã được khởi xướng. EIP hiện là dự án hợp tác phát triển ASEAN-Hoa Kỳ duy nhất. Tại phiên họp đối thoại này, ASEAN cũng nêu vấn đề hợp tác xã hội và văn hoá thông qua các chương trình trao đổi văn hoá. Rất nhiều gợi ý cụ thể về vấn đề này cũng đã được đưa ra tại phiên họp đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 13 ở Batam vào tháng 10/1996. Quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ hiện nay Hoa Kỳ đã thông báo một sáng kiến mới gọi là Kế hoạch Hợp tác ASEAN (ACP) ngày 1/8/2002 ở Bandar Seri Begawan. Như đã được hình dung, các hoạt động hợp tác sẽ được thực hiện trong các lĩnh vực sau: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học nông nghiệp, sức khoẻ, phòng chống thiên tai, và đào tạo cho Ban Thư ký ASEAN. Chi tiết của các hoạt động đang được bàn bạc. Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã có cuộc gặp không chính thức ở Manila vào ngày 20/12/2002. Các Bộ trưởng Kinh tế đã thảo luận Sáng kiến Doanh nghiệp ASEAN (EAI) được Tổng thống Hoa Kỳ công bố trong cuộc gặp với một số nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Los Cabos ngày 26/10/2002. ASEAN đã hoan nghênh sáng kiến EAI và đề xuất ý tưởng thành lập Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư ASEAN-Hoa Kỳ (TIFA) sau khi các hiệp định khu vực mậu dịch tự do song phương giữa các nước thành viên ASEAN và Hoa Kỳ được ký kết. Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Hoa Kỳ đang tiếp tục vai trò quan trọng của mình nhằm thúc đẩy lợi ích của giới kinh doanh Hoa Kỳ trong khu vực ASEAN. Uỷ ban tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng ASEAN và Hội nghị của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về Tiêu chuẩn và các Hoạt động Liên quan đang tiếp tục thực hịên Kế hoạch Hành động 3 năm ASEAN-Hoa Kỳ (2001 – 2003) để giải quyết các Vấn đề Tiêu chuẩn và sự Hòa hợp Liên quan đến Thương mại. Cuộc họp lần thứ 5 giữa ACCSQ và Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã được tổ chức vào tháng 3/2003 tại Brunei Darussalam. Cuộc họp về Cơ chế Phối hợp Không Chính thức ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ nhất đã được tổ chức vào ngày 28/3/2003 tại Vientiane. Cuộc họp đã đánh giá các hoạt động hợp tác phát triển ASEAN-Hoa Kỳ và lên kế hoạch cho các hoạt động tương lai dựa trên ACP. ASEAN và Hoa Kỳ đã thống nhất phát triển kế hoạch làm việc bao gồm các vấn đề hợp tác kinh tế, chính trị và hợp tác phát triển trong đó tập trung vào hợp tác và thực hiện một cách có hệ thống sự hợp tác. ASEAN và Hoa Kỳ sẽ tổ chức các cuộc tham vấn về xây dựng năng lực và đào tạo cho Ban Thư ký ASEAN và các quan chức từ Ban Thư ký quốc gia ASEAN của các nước thành viên. ASEAN và Hoa Kỳ đã ký một Tuyên bố chung về Hợp tác Chống Khủng bố Quốc tế vào ngày 1/8/2002 ở Bandar Seri Begawan.

File đính kèm:

  • docGioi thieu chung ve hop tac ASEANHoa Ky.doc
Giáo án liên quan