Giới thiệu chung về đổi mới chương trình, sách giáo khoa trung học phổ thông

Chương trình và SGK của giáo dục phổ thông phải là sự thể hiện cụ thể của mục tiêu giáo dục qui định trong Luật giáo dục với những phẩm chất và năng lực được hình thành và phát triển trên nền tảng kiến thức, kỹ năng chắc chắn với mức độ phù hợp với đối tượng ở từng cấp học, bậc học. Làm được như vậy thì chương trình và SGK mới đóng góp một cách hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Với yêu cầu xây dựng mục tiêu đã nêu, chương trình và SGK phải quan tâm đúng mức đến “dạy chữ” và “dạy người”, định hướng nghề nghiệp cho người học trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại.

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu chung về đổi mới chương trình, sách giáo khoa trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện các nhiệm vụ giáo dục. Kế hoạch giáo dục phải được thực hiện một cách nghiêm túc, số giờ dành cho từng môn phải được bảo đảm đầy đủ, không quá nhấn mạnh môn này, coi nhẹ môn kia, đảm bảo cho nhân cách của học sinh được phát triển cân đối hài hoà. Kế hoạch giáo dục là tài liệu quan trọng nhất nhằm xác định nội dung, mức độ học vấn trung học phổ thông và tổ chức các hoạt động giáo dục để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học, bậc học. Do những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục THPT, yêu cầu phải chú ý đến nội dung giáo dục thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, do có sự thay đổi kế hoạch dạy học của cấp Trung học cơ sở và sự cần thiết phải đưa vào nhà trường phổ thông một số nội dung dạy học mới, hoạt động giáo dục gắn bó với thực tiễn xã hội, kế hoạch giáo dục THPT có một số thay đổi so với kế hoạch dạy học của THPT hiện hành. Chỉ thị 30/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nội dung giáo dục trung học phổ thông phải dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn và đảm bảo tính phổ thông, toàn diện, hướng nghiệp. Chênh lệch về kiến thức của các môn học phân hoá giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao không quá 20%. Một số điểm mới cụ thể như sau: - Trước hết là việc thể hiện sự phân hoá qua bố trí thời lượng dạy học chênh lệch cho 8 môn phân hoá: Toán, Lí, Hoá, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa và Tiếng nước ngoài - Mức độ phân hoá không quá lớn đảm bảo theo yêu cầu từ chương trình chuẩn (mặt bằng học vấn phổ thông) nâng lên 20%, tính cả về mặt thời lượng lẫn nội dung chênh lệch của từng môn học phân hoá. Cụ thể các môn Toán, Lí, Hoá, Sinh sẽ được nâng lên 20% ở ban KHTN; môn Ngữ văn, Sử, Địa, Tiếng nước ngoài được nâng lên ở ban KHXH NV so với chương trình chuẩn. - Điều chỉnh giảm số tiết so với chương trình trung học phổ thông hiện hành ở một số môn như Ngữ văn từ 11 tiết/tuần trong cả 3 năm học còn 9,5; Toán từ 14 còn 10; Lí từ 9 còn 6, Công nghệ từ 6 còn 5 để có thời lượng cho môn học mới, cho dạy học tự chọn và cho hoạt động giáo dục khác (hướng nghiệp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp) và đảm bảo sự cân đối giữa các lĩnh vực tri thức của mặt bằng học vấn phổ thông. - Tiếp tục thực hiện nguyên tắc phân hoá trong giáo dục THPT, đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của người học cũng như tạo điều kiện cho chương trình giáo dục của nhà trường được thực hiện một cách linh hoạt, gắn bó với thực tiễn địa phương phục vụ yêu cầu chuẩn bị đội ngũ lao động tham gia phát triển kinh tế xã hội địa phương, kế hoạch dạy học mới dành thời lượng cho dạy học tự chọn: 4 tiết/tuần cho ba lớp 10, 11, 12 của ban KHTN cũng như ban KHXH NV; 12 tiết/tuần cho ba lớp của ban Cơ bản. Mục đích giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng đã học hoặc cung cấp chủ đề nâng cao kiến thức, kĩ năng của học sinh hoặc đáp ứng những yêu cầu khác của học sinh. Kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông quy định sự phân bổ thời lượng đối với chương trình các môn học của ban KHTN, KHXH NV và ban Cơ bản. Ban KHTN được tổ chức dạy học theo chương trình nâng cao đối với 4 môn: Toán. Lí, Hoá, Sinh và theo chương trình chuẩn đối với các môn còn lại; Ban KHXH NV được tổ chức dạy học theo chương trình nâng cao đối với 4 môn: Ngữ văn, Sử, Địa, Tiếng nước ngoài và theo chương trình chuẩn đối với các môn còn lại. Cả hai ban đều có 4 tiết dành cho 3 lớp 10, 11, 12 để dạy học tự chọn; Ban Cơ bản được tổ chức dạy học theo chương trình chuẩn và sử dụng 4 tiết/tuần để dạy học các chủ đề tự chọn hoặc tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện giáo viên, nguyện vọng và năng lực học tập của học sinh có thể tổ chức dạy học một số môn trong số 8 môn phân hoá nêu trên theo chương trình nâng cao. b) Chương trình các môn học của trung học phổ thông gồm chương trình chuẩn của tất cả các môn học thể hiện những yêu cầu mang tính tối thiểu, mọi học sinh cần và có thể đạt; chương trình nâng cao đối với 8 môn phân hoá: Toán, Lí, Hoá, Sinh, Ngữ văn, Sử, Địa và Tiếng nước ngoài. Trong chương trình của từng môn, mục tiêu môn học được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của cả cấp học. Chương trình giới thiệu quan điểm chính của việc xây dựng lại chương trình môn học; trình bày chuẩn kiến thức kỹ năng môn học theo từng lớp và những gợi ý cần thiết về phương pháp, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh. c) Chương trình tự chọn: Ngoài ra còn có hệ thống các chủ đề tự chọn cung cấp cho học sinh những cơ hội để củng cố, luyện tập kiến thức, kỹ năng có trong chương trình các môn học hoặc mở rộng, nâng cao đáp ứng nhu cầu của HS. Căn cứ vào vị trí, nhiệm vụ và đặc điểm của trường trung học phổ thông phân ban, quá trình xây dựng lại chương trình phải đảm bảo được các nguyên tắc chung đổi mới chương trình, đồng thời phải đảm bảo yêu cầu sau: - Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của cấp học Mục tiêu giáo dục trung học phổ thông đã định rõ các phẩm chất và năng lực cần phát triển cho học sinh nhằm trước hết đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội mới của đất nước, giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá, mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng của mỗi cá nhân. - Đảm bảo tính hệ thống, chỉnh thể và yêu cầu kế thừa trong việc hoàn thiện, phát triển nội dung học vấn phổ thông Chương trình các môn học của cấp trung học phổ thông phải góp phần củng cố nội dung giáo dục của các cấp, bậc học trước đồng thời bổ sung, phát triển nâng cao hơn nhằm hoàn thiện học vấn phổ thông. Hệ thống kiến thức cần bao gồm các kiến thức nhằm chuẩn bị cho việc đào tạo tiếp tục sau khi tốt nghiệp phổ thông, các kiến thức trực tiếp phục vụ cho cuộc sống hiện tại của người học, các kiến thức cần thiết cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai, tăng cường loại kiến thức về phương pháp hoặc có tính phương pháp, loại kiến thức giàu khả năng ứng dụng. Với yêu cầu kế thừa, cần khai thác tối đa những ưu điểm của chương trình trung học phổ thông hiện hành và chương trình thí điểm trung học phổ thông vừa qua. - Tiếp tục đảm bảo yêu cầu cơ bản, hiện đại, sát với thực tiễn Việt Nam So với cấp trung học cơ sở, các yêu cầu này ở cấp trung học phổ thông vẫn tiếp tục được đặt ra với mức độ phù hợp trình độ của học sinh cấp trung học phổ thông. Nội dung dạy học các môn học phải phản ánh được những thành tựu khoa học mới (tự nhiên - kinh tế - xã hội & nhân văn - kỹ thuật - công nghệ) của thế giới cũng như của nước ta; cùng những vấn đề đang được cả loài người quan tâm (môi trường, dân số và những vấn đề khác); đồng thời lưu ý tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài trong xây dựng chương trình. Ngoài việc đưa môn Tin học vào nhà trường THPT như một môn học mới và bắt buộc đối với mỗi học sinh cần đưa thêm một vài lĩnh vực tri thức tỏ ra cần thiết cho người lao động trong xã hội tương lai như kinh tế học, xã hội học ..., qua hình thức tích hợp các nội dung này vào một số môn học có khả năng lồng ghép chúng hoặc qua một số giáo trình tự chọn. Tiếp tục quán triệt nguyên tắc tích hợp mà trước hết là đảm bảo mối quan hệ liên môn một cách chặt chẽ để bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau, tránh trùng lặp trong chương trình các bộ môn và các hoạt động. - Đảm bảo tính sư phạm và yêu cầu phân hoá Để đảm bảo một học vấn phổ thông chung của cấp trung học phổ thông trước hết cần xây dựng một chương trình phù hợp, vừa sức với đa số học sinh và được xem là “chương trình chuẩn” với những mức độ yêu cầu mà mọi học sinh phải đạt. Từ chương trình chuẩn trên, tuỳ theo mục tiêu của từng ban hoặc từng loại trường mà định hướng chuyên sâu hoặc mở rộng kiến thức và kỹ năng của một số môn hoặc lĩnh vực qua các môn phân hoá và chủ đề tự chọn. - Góp phần đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: Đây là một trong những yêu cầu hàng đầu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và đã được thể hiện trong chương trình tiểu học và trung học cơ sở. Đổi mới phương pháp dạy học môn học ở trung học phổ thông cần được đẩy mạnh theo định hướng chung. Do đặc điểm và trình độ của học sinh nên cần chú ý nhiều đến việc phát triển năng lực tự học, đa dạng hoá các hình thức học tập, tạo điều kiện để học sinh được tự nghiên cứu, chủ động trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề. Chương trình của từng môn học đều cần chỉ ra định hướng và các yêu cầu cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. - Tiếp tục coi trọng vai trò của phương tiện dạy học Phương tiện dạy học không chỉ dừng ở mức minh hoạ nội dung dạy học mà phải trở thành công cụ nhận thức, là một bộ phận hữu cơ của cả phương pháp và nội dung dạy học. Do yêu cầu tăng hoạt động thực hành, thí nghiệm cũng như yêu cầu ứng dụng nên khi xây dựng chương trình cần đặt đúng vị trí của thiết bị dạy học trong quá trình dạy học bộ môn. Khi nêu lên yêu cầu về mặt này cần lưu ý đến sự kết hợp giữa các thiết bị thông thường đã được và sẽ phải trang bị cho các trường với các thiết bị hiện đại; giữa các thiết bị phải mua sắm với các thiết bị tự tạo. Cần lưu ý tới vai trò của công nghệ thông tin và việc ứng dụng nó vào quá trình dạy học bộ môn. - Đổi mới đánh giá kết quả quá trình học tập Chương trình từng bộ môn cần nêu rõ những yêu cầu đổi mới đánh giá kết quả môn học. Việc đảm bảo đánh giá khách quan, đủ độ tin cậy sẽ làm cho hoạt động quan trọng này đạt hiệu quả mong muốn. Đổi mới đánh giá kết quả môn học sẽ bao gồm đổi mới nội dung, hình thức và quy trình đánh giá, kể cả đánh giá ở từng thời điểm hoặc cả quá trình. Cần tạo điều kiện để học sinh và tập thể học sinh tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập. - Chú ý tới các vấn đề của địa phương Trong chương trình của một số môn học cần có phần dành cho địa phương nhằm trực tiếp góp phần hướng việc học tập của học sinh gắn với cộng đồng, với thực tiễn phát triển cộng đồng vốn hết sức đa dạng trên các vùng miền của đất nước ta. Cần nêu rõ yêu cầu này và đưa ra gợi ý cụ thể khi xác định vấn đề, mức độ cần đạt được và cách thức thực hiện.

File đính kèm:

  • docGioi thieu chung ve doi moi chuong trinh sach giaokhoa trung hoc pho thong.doc