Chuẩn là những yêu cầu tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 9743 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
I. Giới thiệu chung
Chuẩn là những yêu cầu tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.
II. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà HS cần phải và có thể đạt được.
2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến, kĩ năng của các môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học.
3. Những đặc điểm của Chuẩn kiến thức kĩ năng:
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng được chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ rang về kiến thức, kĩ năng.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu nhằm đảm bảo mọi Hs cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của chương trình giáo dục phổ thông.
III. Các mức độ về kiến thức kĩ năng:
Các mức độ về kiến thức kĩ năng được thể hiện cụ thể trong chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
• Về kiến thức : yêu cầu Hs phải nhớ nắm vững hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sgk, đó là nền tảng vững vàng đề có thể phát triển năng lực ở mức cao hơn.
• Về kĩ năng: biết vận dụng các kiến thức để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kĩ năng ca hát, tập đọc nhạc, cảm nhận âm nhạc.Mức độ cần đạt về kiến thức được xác định theo sáu mức độ:
1. Nhận biết:
Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp.
2. Thông hiểu:
Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, chứng minh được; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết.
3. Vận dụng:
Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.
4. Phân tích:
Là khả năng phân chia 1 thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
5. Đánh giá:
Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét, nhận định, xác định được giá trị của 1 tư tưởng, 1 nội dung kiến thức, 1 phương pháp.
6.Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sang lập 1 hình mẫu mới.
IV. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá.
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ:
- Biên soạn sgk và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá.
- Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lí và GV.
- Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.
2. Tài liệu hướng dẫn Chuẩn kiến thức, kĩ năng được biên soạn theo hướng chi tiết các yêu cầu cơ bản, tối thiểu vể kiến thức kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc trong sgk
3. Yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng
* Yêu cầu chung:
a) Căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học.
b) Sáng tạo về PPDH phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS
c) Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa Hs với Hs.
d) Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động,vận dụng kiền thức tăng cường thực hành và gắng nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
e) Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện thiết bị dạy học được trang bị hoặc do Gv và Hs tự làm; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
g) Dạy học chú trọng đến việc động viên khuyến khích kịp thời đến sự tiến bộ của Hs trong quá trình học tập; đa dạng nội dung các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.
* Yêu cầu đối với cán bộ quản lí cơ sở giáo dục (xem tài liệu)
* Yêu cầu đối với giáo viên:
a) Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức kĩ năng, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc vào sách giáo khoa.
b) Thiết kế tổ chức hướng dẫn Hs thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với trình độ và đăc diểm của Hs, với điều kiện cụ thể của trường của lớp của địa phương.
c) Động viên khuyến khích tạo cơ hội và điều kiện cho Hs được tham gia một cách tích cực chủ động sang tạo vào quá trình khám phá phát hiện đề xuất và lĩnh hội kiến thức.
d) Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi bài tập phát triền tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn Hs có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
e) Sử dụng các phương pháp và hình thức tồ chức dạy học một cách hợp lí hiệu quả linh hoạt phù hợp với đặc trưng của cấp học môn học. Nội dung tính chất của bài học đạc điển và trình độ của Hs; thời lượng và điều kiện dạy học cụ thể.
* Yêu cầu đối với Hs:
a) Tích cực suy nghĩ chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và li4ng hội kiến thức rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắ n.
b) Tích cực sử dụng thiết bị đồ dùng học tập, thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích đánh giá giải quyết các tình huống và các vấn đề đăc ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.
c) Mạnh dạng trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận tranh luận, đặc câu hỏi cho bản thân, thầy cô, bạn bè.
d) Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm học tập của bản thân và bạn bè.
4. Yêu cầu kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kĩ năng (xem tài liệu)
Yêu cầu kiểm tra đánh giá
- Kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của từng môn học ở từng lớp; các yêu cầu cơ bản tối thiểu cần đạt về kiến thức kĩ năng cua Hs sau mỗi giai đoạn mỗi cấp.
- Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy học tập của nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì đảm bảo chất lượng chính xác khách quan công bằng, không đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề.
File đính kèm:
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC.doc