Giáo trình Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,

Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. Khái niệm tư tưởng và Tư tưởng Hồ Chí Minh

a. Khái niệm tư tưởng

 - Tư tưởng là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.

 

docx93 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6058 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Môn tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, danh dự, hạnh phúc, công bằng được xã hội thừa nhận. Đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người. + Hồ Chí Minh quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho thanh niên từ rất sớm, vì thanh niên là “người chủ tương lai của nước nhà”. + Thực hành đạo đức trong đời sống hàng ngày không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách. Trong xã hội, mỗi người có công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. - Kiên trì, tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh + Sinh viên phải có “6 cái yêu”: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học và kỷ luật. - Sinh viên phải: Rèn luyện cho mình những đức tính: trung thành, tận tụy, thật thà, chính trực, phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, trong học tập, phải kết hợp lý luận và thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa các nhân, chống tư tưởng háo danh, hám lợi, chống lười biếng, coi khinh lao động, kiêu ngạo, giả dối, khoa khoang… Phải trả lời được câu hỏi: học để làm gì? Học để phục vụ cho ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù? b Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay + Phần lớn sinh viên, thanh niên vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, cần cù và sáng tạo, có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động nhạy bén, dám chịu trách nhiệm; gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. + Do tác động của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có chí lập thân, lập nghiệp, chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập hút xách, thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua bằng cấp…Đây là những biểu hiện không thể coi thường. - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh + Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. + Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức tính khiêm tốn phi thường. + Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người. + Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống. III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI 1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể - Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó. Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân-Thiện-Mỹ. - Xem xét con người trong tính đa dạng: trong quan hệ xã hội, trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng, trong hoàn cảnh xuất thân, điều kiện, làm việc. - Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác, hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ… bao gồm cả mặt xã hội và mặt sinh học của con người. “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình”. b. Con người cụ thể, lịch sử - Hồ Chí Minh dùng khái niệm con người theo nghĩa rộng trong một số trường hợp (phẩm giá con người, giải phóng con người, người ta, con người, ai..). - Xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, giới tính, nghề nghiệp, trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế. Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan. c. Bản chất con người mang tính xã hội - Để sinh tồn, con người phải lao dộng sản xuất, xác lập các mối quan hệ giữa người với người. - Con người là sản phẩm của xã hội, là tổng thể các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm các quan hệ: anh, em, họ hàng, bầu bạn, đồng bào, loài người. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người - Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần.“Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng hùng hậu, không ai thắng nối”. - Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người. - Con người là mục tiêu trong điều kiện cụ thể của từng giai đoạn cách mạng: Khi đất nước còn nô lệ , mục tiêu là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Khi có chính quyền, mục tiêu là ăn, mặc, ở, đi lại, học hành được ưu tiên. - Con người là mục tiêu cách mạng thì mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đều vì lợi ích chính đáng của con người. - Con người là động lực của cách mạng, điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Không phải mọi người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hoá, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc. - Con người là động lực khi được hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. - Phải thấy mối quan hệ biện chứng giữa con người mục tiêu và con người động lực. Chăm lo cho con người mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ phát huy con người động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng. b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người” - Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước,vừa nằm trong chiến lược giáo dục, đào tạo. - Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. - Chiến lược trồng người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội + Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, giáo dục là biện pháp quan trọng bậc nhất. + Nội dung, phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Đức và tài thống nhất với nhau, kết hợp nhận thức và hành động, lời nói và việc làm… Có như vậy mới có thể “học làm người”. - Con người xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau: kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp, hình thành những phẩm chất mới: tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức cách mạng, có trí tuệ và bản lĩnh làm chủ, có lòng nhân ái, vị tha độ lượng. Quan niệm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”. KẾT LUẬN + Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn vì những sự đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại. + Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước. + Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức macxit. Những đóng góp đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi được thế giới thừa nhận. + Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng. + Về lý luận: Có nội dung sâu sắc và mới mẻ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người Việt Nam. Trên cơ sở quán triệt quan điểm giáo dục đạo lý để làm người, coi con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. + Về thực tiễn: Sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta nhấn mạnh việc chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. + Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, mà còn là trách nhiệm chính trị của các dân tộc, nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế. * CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội? 2. Phân tích và làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về tính dân tộc của nền văn hoá? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc gìn giữ và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống hiện nay? 3. Phân tích và làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về tính khoa học của nền văn hoá? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? 4. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hoá? 5. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về văn hoá đời sống? 6. Tại sao Hồ Chí Minh lại coi đạo đức là gốc của người cách mạng? Phân tích ý nghĩa của việc rèn luyện đạo đức đối với sinh viên hiện nay? 7. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức trung với nước, hiếu với dân? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu? 8. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?

File đính kèm:

  • docxDang Cong San Viet Nam cam quyen.docx
Giáo án liên quan