Giáo trình An toàn và Bảo hộ lao động - Nguyễn Văn Lộc

1 . Mục đích :

Quá trình sản xuất là quá trình người lao dộng sử dụng công cụ, máy móc, thiết bị tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm xã hội.

Trong lao động sản xuất dù sử dụng công cụ thô sơ hay máy móc hiện đại, dù quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp đều có những yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể làm giảm sút sức khoẻ, gây tai nạn hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp khoa học, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm độc hại, tạo ra điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động, để ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khoẻ, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

2. Ý nghĩa :

Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó mang nhiều ý nghĩa chính trị, xã hội và kinh tế lớn lao.

Bảo hộ lao động phản ánh bản chất của một chế độ xã hội và mang ý nghĩa chính trị rõ rệt. Dưới chế độ thực dân, phong kiến, giai cấp công nhân và người lao động bị bóc lột thậm tệ, công tác bảo hộ lao động không hề được quan tâm. Từ khi nước nhà giành được độc lập đến nay, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, trên quan điểm “con người là vốn quý nhất”, điều kiện lao động không ngừng được cải thiện, điều này đã thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà húng ta đang xây dựng.

Bảo hộ lao động tốt là góp phần tích cực vào việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhờ chăm lo bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc.

Bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng. Trong sản xuất người lao động được bảo vệ tốt, không bị tai nạn, ốm đau bệnh tật, họ sẽ an tâm phấn khởi sản xuất nâng cao năng suất lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất. Do đó thu nhập cá nhân và phúc lợi tập thể sẽ được tăng lên, điều kiện đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình An toàn và Bảo hộ lao động - Nguyễn Văn Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách các thiết bị, khí cu ïcó điện áp trên 1000V. Với các điện áp khác nhau phải mầu hoặc cấu tạo khác nhau để phân biệt Ở những nơi nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm nên sử dụng điện áp < 36V. Không được dùng dây dẫn để treo đèn và các phụ tải, không được để bóng đèn chịu lực. Khi cứu người bị điện giật không được để ảnh hưởng đến mình và người khác trước đó phải được trang bị một số thiết bị an toàn. § 6 : SƠ CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT Khi có sự cố bị điện giật phải tiến hành các bước sau : GIẢI THOÁT NẠN NHÂN : Với điện cao áp : Phải thông báo cho trạm điện hoặc chi nhánh điện cắt điện từ các cầu dao phía trước sau đó mới tới gần để cứu nạn nhân. Đối với điện hạ áp : a. Tình huống nạn nhân đứng ở dưới đất tay chạm vào vật mang điện : Cắt cầu dao, tháo cầu chì, rút phít cắm hoặc tắt đường dây dẫn tới thiết bị. Nếu không thể cắt điện thì dùng dao có cán gỗ khô chặt đứt dây điện. Có thể đứng ở trên tấm gỗ, nhựa khô hoặc cao su, tay lót một lớp vải hoặc một lớp nylon vào tay rồi túm áo của nạn nhân kéo ra. b. Người bị nạn ở trên cao : Nhanh chóng cắt điện nhưng phải có người đóng trước ở bên dưới c. Dây điện bị đứt chạm phải người nạn nhân : Đứng trên ván gỗ khô hoặc nhựa dùng gậy khô tách dây điện ra khỏi người nạn nhân. Làm ngắn mạch tức thời các dây dẫn. Có thể đứng ở trên tấm gỗ, nhựa khô hoặc cao su, tay lót một lớp vải hoặc một lớp nylon vào tay rồi túm áo của nạn nhân kéo ra. II. SƠ CỨU NẠN NHÂN : Nạn nhân vẫn tỉnh táo : Cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát có thể phải theo dõi để phòng trường hợp bị loạn nhịp tim. Nạn nhân bất tỉnh : a. Hô hấp nhân tạo: Nạn nhân nằm sấp được áp dụng khi chỉ có 1 người cứu chữa. Đặt nạn nhân nằm sấp đầu nghiêng sang một bên kéo nhẹ lưỡi để cổ họng mở ra (lưu ý sao cho miệngvà mũi không chạm đất) người cứu quỳ gối 2 bên đùi của nạn nhân, hai tay đặt ở trên chỗ xương sườn cụt các ngón tay ở dưới bụng, còn ngón tay cái đặt ở trên lưng. Làm các động tác sau. - Động tác 1: Nhô toàn thân về phía trước, dùng sức nặng của mình ấn xuống lưng của nạn nhân và bóp mạnh các ngón tay vào bụng của họ. Động tác này có tác dụng đẩy hơi ở bụng và ngực ra ngoài. - Động tác 2: Ngả nhẹ người ra phái sau hai tay hơi nhấc lưng của nạn nhân lên. Động tác này có tác dụng hoàn không khí vào trong lồng ngực. Làm liên tục từ 12 – 16 lần/ phút để khi nạn nhân tỉnh mới thôi. Phương pháp này hiệu quả không cao do không kiểm soát được đường thở của nạn nhân và lượng không khí đưa vào trong phổi ít. b. Hô hấp nhân tạo khi nạn nhân nằm ngửa : Phương pháp này áp dụng khi có 2 người cứu trở lên. Đặt nạn nhân nằm ngửa. Dưới lưng kê 1 cuộn quần áo sao cho bụng cao hơn ngực và đầu. Một người quì bên cạnh nạn nhân dùng tay kéo nhẹ lưỡi để cổ họng mở ra (giữ nguyên tư thế này). Một người quì trên đầu của nạn nhân hai tay cầm lấy hai cổ tay của nạn nhân giang rộng ra để không khí tràn vào trong ngực sau đó ép mạnh hai tay của họ vào lồng ngực để đẩy khí ra ngoài. Làm từ 12 -16 lần trong 1 phút. Phương pháp này đạt hiệu quả khoảng 40%. c. Phương pháp hà hơi thổi ngạt : Là phương pháp đơn giản nhưng có nhiều ưu điểm, hiệu quả đạt được rất cao từ 70 - 90% do kiểm sát được đường thở của nạn nhân và lượng không khí đưa vào trong phổi nhiều. Có các phương pháp sau : * / Thổi vào mũi: Đặt nạn nhân nằm ngửa người cứu quì bên cạnh nạn nhân một tay bịt chặt miệng, một tay đạt lên trán, hơi nâng cằm của nạn nhân lên đến, cổ họng được thông. Ngẩng lên, lấy một hơi dài sau đó thổi mạnh vào mũi của họ, không khí sẽ đi vào trong phổi. Làm ngực phồng lên. Ngẩng đầu lên lấy hơi khác, lúc này không khí sẽ tràn ra ngoài. Sau đó tiếp tục thổi vào mũi của họ (lưu ý phải bịt chặt miệng trong suốt quá trình thao tác). Làm từ 16 - 20 lần trong một phút. Phương pháp này cho hiệu quả rất cao từ 60 – 70%. * / Thổi vào miệng: Một tay bịt chặt mũi, tay kia nâng cằm lên để thông đường thở. Có thể đặt một vật mềm để miệng của họ mở ra. Thổi một hơi dài vào miệng của nạn nhân phương pháp này cho hiệu quả khoảng 70 – 80%. d. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực : Khi tim của nạn nhân ngừng đập thì cần có hai người cứu chữa, một người hà hơi thổi ngạt, một người xoa bóp tim theo tỉ lệ 1/5. Cách xoa bóp tim như sau : Dùng 1 tay đặt lên trên phần tim tay kia đấm mạnh liền 3 cái nếu không có hiệu quả thì đặt chéo 2 tay lên trên phần tim bằng sức mình ấm mạnh lên. CHƯƠNG II KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG § 1: NHỮNG TAI NẠN THƯỜNG GẶP TRONG LAO ĐỘNG Tai nạn do vật bắn phải : Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào khối lượng của vật, tốc độ của vật,khoảng cách từ vật đến người, mức độ phòng hộ lao động. Tai nạn có thể gây chấn thương hoặc chết người. Tai nạn do nguồn nhiệt : Do các phần tử phát nhiệt độ thường xuyên hay đột ngột gây ra. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn nhiệt độ đến người, nhiệt độ của nguồn, mức độ phòng hộ lao động, tai nạn thường gây bỏng 1 số trường hợp có thể gây chết người. Tai nạn do nguồn điện: như đã xét ở phần trước Tai nạn do nổ : Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào áp lực nổ, mật độ người tại vũng nổ, tốc độ của các vật bắn ra do nổ. Tai nạn do các bộphận chuyển động và truyền động : Tai nạn do ngã từ trên cao xuống : Một số tai nạn khác : Do chất độc, cất thải, chất phóng xạ tác động trực tiếp tới con người hoặc gián tiếp để lại hậu quả lâu dài hay tức thời. § 2: MỘT SỐ DỤNG CỤ AN TOÀN LAO ĐỘNG Nón bảo hộ : Thường được làm bằng nhựa cứng có độ dày từ 2 mm trở lên trong trường hợp đặc biệt có thêm các thiết bị báo động, Nếu người công nhân làm việc ở môi trường ít nguy hiểm thì có thể dùng nón vải may từ vải coton. Quần áo bảo hộ : Thường được làm từ vải coton , quần áo bảo hộ thường may gọn gàng có nút, dây kéo để gài lại quần áo bảo hộ thường có màng xanh, xám, nâu Giầy vải : Thường được mang bằng vải coton có thể nhựa cứng hoặc cao su. Gan tay : Được làm bằng vải coton có nhiều lớp tác dụng để tăng ma sát và tránh vật nhỏ đâm vào. Kính bảo hộ : Thường được làm dưới dạng bao trùm kín mặt số trường hợp đơn giản hoá bằng kính thường. Nó ít được dùng trong ngành cơ khí chính xác. Mặt nạ phòng độc : Thường làm bằng cao su mềm có tác dụng ngăn ngừa các chất độc xâm nhập vào đường hô hấp nó thường đi kèm với bình oxi. § 3: MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG AN TOÀN LAO ĐỘNG Các bộ phận dùng để thao tác; máy phải đặt ở vị trí thuận tiện cho người sử dụng Mặc quần áo bảo hộ, mang găng tay giầy trước khi vào xưởng hoặc bắt đầu làm việc trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng thêm mặt nạ. Kiểm tra các dụng cụ che chắn ở máy móc và các dụng cụ che chắn cho người lao động. Kiểm tra tình trạng làm việc của máy bằng cách thử nhấp hoặc làm việc không tải. Nếu không thấy trục trặc thì mới được vận hành. Khi vận hành máy móc người lao động phải biết sử dụng các chế độ làm việc của máy khi có hiện tượng hư hỏng phải biết dừng máy đúng lúc. Aùnh sáng phục vụ đi lại và làm việc phải đủ. Thông thường người ta sử dụng bóng đèn huỳnh quang và bóng điện cao áp để chiếu sáng chung và đi lại còn đèn tròn (đèn sợi đốt) dùng để chiếu sáng cục bộ. Độ thông gió trong xưởng phải tốt có thể dùng quạt hoặc lỗ thông gió để đảm bảo lượng oxi cần thiết. Môi trường làm việc không được nhiều bụi vì có thể ảnh hưởng đến mắt và đường hô hấp. Phải hạn chế tiếng ồn do máy móc tránh tình trạng người lao động không phân biệt được tiếng ồn của máy và các tiếng ồn khác. Những nơi nguy hiểm phải có biển báo hoặc biển cấm. § 4: SƠ CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG Người bị thương do tiếp xúc với nguồn nhiệt : Nếu như các dụng cụ an toàn không gây cản trở thì có thể lập tức cởi bỏ, dùng thuốc mỡ mát hoặc mỡ trăn bôi lên vết bỏng. Nếu như các dụng cụ bị dính vào người thì không được lấy ra mà chỉ dùng mỡ trăn bôi xung quanh rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Người bị gẫy tay hoặc gẫy chân : Tuỳ từng trường hợp nếu nơi đó không nguy hiểm thì có thể xử lý ngay tại chỗ. Thông thường sử dụng phương pháp nẹp như sau : Dùng các thanh tre, gỗ mỏng khoảng 1 cm rộng khoảng 3 cm cứng nẹp phần bị gãy vào phần không bị gẫy. Nếu như có vết thương thì phải xử lý vết thương trước. Người bị bất tỉnh do ở môi trường có khí độc, nhiều bụi, tiếng ồn : Nếu người bịt bất tỉnh do khí độc thì phải đưa người đó ra khỏi vùng ảnh hưởng. Sau đó cởi bỏ các trang thiết bị bảo hộ lau sạch cơ quan hô hấp và toàn cơ thể đặt ở nơi thoáng mát có nhiều khí oxi tiến hành ấn vào bụng nạn nhân để khí độc ra bớt (có thể sử dụng bình oxi nếu cần thiết). Nếu người bất tỉnh do bụi thì làm tương tự. Nếu người bị bất tỉnh do tiếng ồn thì chỉ cần đạt ở nơi thoáng mát mà không ồn ào.

File đính kèm:

  • docgiao trinh an toan.doc
Giáo án liên quan