Giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII và Đại Hội Đảng khoá IX về định hướng phát triển GD – ĐT trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2001 – 2010. Với nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của GD là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý thức kiên cường để xây dựng tổ quốc hưng thịnh - phú cường. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng phát huy tính tích cực của cá nhân . Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật, có sức khoẻ và là những người thừa kế - xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu.

Như vậy giáo dục trong nhà trường hiện nay là nhấn mạnh mục đích đào tạo con người toàn diện có đức, có tài, có khả năng thích ứng với đời sống, biết đưa, biết đưa sự “học” vào đời, biết “thực hành” có hiệu quả. Với thực tế hiện nay thì cần đổi mới cách dạy – cách học của các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng mà đặc biệt là phân môn Tập đọc. Đây là phân môn hàng đầu của khối kiến thức, là môn học mang tính tổng hợp, đa dạng và phong phú. Với bao nhiêu câu hỏi đặt ra mà các nhà GD như chúng ta phải trăn trở và tìm cách giải quyết.

 Với ước vọng cao nhất là chất lượng HS ngày càng được nhân lên bằng tình yêu thương đối với gia đình, quê hương đất nước và xã hội; bằng tiếng mẹ đẻ của mình. HS ngày một “ Nghe – nói – đọc – viết” đúng, trôi chảy và có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt. Bước đầu cảm thụ được văn học, có kĩ năng mở rộng từ ngữ và rèn cho HS tình cảm, cảm thụ những giá trị thẩm mĩ, nghệ thuật

 Qua thực trạng hiện nay, GV cần rèn cho HS tính năng động, sáng tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức, dám nghĩ dám làm, thích ứng với đời sống xã hội đang từng ngày, từng giờ đổi thay.

 Điều đó cũng phù hợp với xu thế GD của toàn cầu đó là: Dạy học phát huy năng lực, sở trường của người học, làm cho HS linh hoạt, sáng tạo, tiếp thu tri thức tạo tiền đề cho Việt Nam hoà nhập vào cộng đồng Quốc tế. Thực hiện nhiệm vụ GD với chủ đề: “Giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả”.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng và hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trau dồi kĩ năng nói, viết đúng Tiếng Việt. Ở đây ta ta thấy phân môn Tập đọc đặc biệt quan trọng vì nó hỗ trợ cho các môn học khác trong môn Tiếng Việt. Một số bài văn, bài thơ có những cặp phụ âm đầu, vần, thanh dễ lẫn lộn; GV cho HS đọc những câu đó và rút ra từ – tiếng mà HS hay sai. GV cho những HS phát âm chuẩn đọc, sau đó cho những em phát âm sai đọc lại – cả lớp đọc. Khi dạy GV cần tổ chức đọc thi đua giữa các nhóm, đọc đúng, đọc nhanh các câu có phụ âm đầu, thanh, vần hay sai như: tr/ch, l/n, s/x, gi/d/r; dấu ?, ~, vần an/ang, ươn/ ương có trong bài học. Ngoài ra cho HS đọc – liên hệ ngoài bài học những câu khác để khắc phục và sửa chữa cách phát âm cho HS nhanh hơn. Ví dụ1: Trong câu văn, câu thơ có l/n như là: “Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy”. Ví dụ2: Trong câu văn câu thơ có tr/ch như là: “Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che”. Ví dụ3: Trong câu văn có s/x như là: “Anh bộ đội xúng xính trong bộ quần áo mới, vai vác súng nom thật oai vệ”. Ví dụ4: Trong câu có vần ân/ âng, ươn/ương: “Dân dâng một quả xôi đầy Bánh chưng mấy cặp, bánh dầy mấy đôi” “Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.” * Đọc câu có thanh hỏi, ngã (?, ~): “Lỡ khi bên lở bên bồi Còn đâu bến cũ tiễn người sông xưa” Bên cạnh đó có thể GV cho HS điền vào chỗ trống phân biệt: tr/ch, l/n, s/x, gi/d/r; dấu ?, ~, Ngoài ra có thể tổ chức cho HS thi đọc tiếp sức, đọc nối tiếp bằng hình thức trò chơi gây hứng thú, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc hay, tập tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý phối hợp nhịp nhàngï giữa các bạn trong nhóm, trong lớp với nhau. Cách tiến hành: Mỗi nhóm lần lượt đọc với hình thức mỗi người cầm một quyển sách giáo khoa đã mở sẵn. Khi nghe lệnh của GV, người số 1 đầu nhóm bên phải đọc câu thứ nhất của bài một cách trôi chảy, đúng và hay. Dứt tiếng cuối của câu thứ nhất, người số 2 cạnh vị trí số 1 mới được đọc tiếp câu thứ 2cứ tiếp tục như vậy cho đến hết (nếu chưa hết bài lại đến lượt người số 1, số 2 cho đến hết bài thì dừng lại). GV tính thời gian đọc để đánh giá. Tuỳ thuộc vào nội dung cần đọc của mỗi bài và ghi lại kết quả số phút đọc của từng nhóm. Nếu vi phạm như đọc quá thời gian quy định, đọc lẫn hay thừa thiếu trong câusẽ bị trừ điểm. Nhóm nhiều điểm nhất sẽ thắng cuộc. (Tổ chức tương tự với tiết Học thuộc lòng, thay câu văn bằng dòng thơ). Để làm tốt các vấn đề trên, người GV phải có biện pháp tổ chức thực hiện, không chỉ thực hiện đơn thuần theo Sách hướng dẫn mà phải vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học như: Tổ chức học ở nhà, học nhóm, chú trọng HS cá biệt, phát hiện HS giỏi, kèm HS yếu thì mới có kế quả như ý được. Có rất nhiều hình thức tổ chức dạy học và sau đây là một số hình thức cơ bản thường sử dụng. 1.Tổ chức học trên lớp. GV cần chú ý đến cách hướng dẫn đọc, tức là GV phải đọc mẫu chuẩn, đọc diễn cảm để giúp HS hiểu nội dung bài văn, bài thơ. Qua đó HS có kĩ năng đọc tốt và xác định đúng phương pháp, mục tiêu bài học phù hợp với 4 đối tượng HS. Muốn phát hiện HS giỏi, khi đọc bài văn, bài thơ, câu thơ. GV nên hỏi: Qua đoạn văn em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? Ví dụ: Trong bài: Đường lên bản H’Mông (TV 3 – Tập 1) có đoạn viết “Sương uyển chuyểnnhư bông trong lũng”. Sau khi đọc xong đoạn văn trên GV hỏi: + Em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? HS trả lời: -Em thích nhất là chi tiết : “Sương như dải tơ mỏng mảnh, bắc cầu vắt qua thung hẹp”. Vì chi tiết này nói lên được sự mỏng mảnh của sương, gợi hình ảnh đẹp. Hoặc khi đọc bài thơ: Chùm hoa dẻ (TV 3 – Tập 1) GV hỏi: + Qua bài thơ em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao? HS trả lời: -Khổ thơ 3. “Chùm này hoa vàng rộm Rủ nhau dành tặng cô Lớp học chưa đến giờ Đã thơm bàn cô giáo”. Khổ thơ này nhằm nhấn mạnh sự yêu quý, biết ơn, kính trọng và ẩn trong đó là sự mộc mạc, sâu sắc tế nhị: Đem tặng bằng cách để sẵn trên bàn cô giáo, khi khi cô chưa tới. Đặc biệt câu: “Đã thơm bàn cô giáo” Rất ý nghĩa, chính là tấm lòng của các bạn HS đối với cô giáo. Muốn HS đọc tốt, hiểu tốt thì khâu chuẩn bị bài ở nhà cũng không kém phần quan trọng, GV cần có hình thức học ở nhà. 2. Tổ chức học ở nhà: Ơû nhà các em cần phải có cuốn vở soạn bài riêng để trả lời các câu hỏi SGK. Muốn trả lời được các câu hỏi bắt buộc các em phải đọc tốt và hiểu nội dung bài thì mới trả lời được. Bên cạnh việc học ở nhà GV cần tổ chức cho HS họ nhóm. 3. Tổ chức học nhóm: GV cần chuẩn bị phiếu giao việc phù hợp với từng đối tượng HS. Biện pháp này tạo cho các em một sự mạnh dạn, hứng thú vì em nào cũng phải đưa ý kiến của mình bổ sung hoặc tiếp thu được cái hay của bạn như tục ngữ có câu “Học thầy không tày học bạn”. Bước đầu HS hiểu được sơ lược về nội dung câu thảo luận. Sau đó GV bổ sung và điều chỉnh, kết luận lại giúp HS hiểu và khắc sâu kiến thức thêm. Muốn đạt được kết quả như vậy thì đối tượng cần từ HS trung bình trở lên. Nhưng bất kì lớp nào cũng có HS yếu kém, vì vậy cần phải tổ chức rèn HS yếu kém. 4. Tổ chức rèn HS yếu kém: GV cần biết “nguyên nhân” của HS kém, sau đó liên hệ với phụ huynh tổ chức thời gian cho các em học ở nhà. Ơû trên lớp ngoài thầy ra còn có bạn, những bạn khá giỏi kèm những bạn học yếu. Thành lập đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập. Giúp đỡ bạn học bằng nhiều cách, ở nhà, ở lớp mọi lúc mọi nơi miễn sao các bạn học yếu ngày càng tiến bộ. 5. Tổ chức luyện đọc: Đọc câu đúng, hiểu nghĩa nội dung của từng đoạn, trước hết đọc to, rõ ràng, biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, tha thiết ở các từ gợi cảm, giọng đọc phù hợp với từng bài học. Rèn đọc từng đoạn văn, từng khổ thơ rút ra nghĩa của từ ngữ và các chi tiết của câu văn, đoạn văn, khổ thơ được giới thiệu trong bài văn, bài thơ. Khi đọc GV cần chú ý rèn cách phát âm đúng chính tả để nghĩa của câu văn, đoạn văn không sai lệch. Do đó GV cần đọc mẫu sửa sai cho HS. Cho HS đọc ngay lại những từ, những câu sai. Bên cạnh việc rèn kĩ năng đọc, GV có thể lồng ghép về 1 hoặc 2 câu hỏi nhằm nâng cao, phát hiện HS giỏi về Từ ngữ – Ngữ pháp và Tập làm văn để không ngừng nâng cao kiến thức qua mỗi bài Tập đọc. Ví dụ: Khi dạy bài Cây và hoa bên lăng Bác (TV 3 – Tập 1). GV nêu câu hỏi: + Khi tả cây Vạn tuế tác giả dùng biện pháp gì? HS trả lời: - So sánh. GV nêu câu hỏi thêm để liên hệ + Khi tả cây hoa ta nên dùng biện pháp gì? HS trả lời:so sánh, nhân hoá, gợi tả Ngoài những vấn đề cần đạt trên: Khi tổng kết bài GV nên tổng kết một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Chốt lại toàn bộ nội dung và nghệ thuật mà GV đã gợi ý đưa ra từ phần củng cố. GV cũng không thể thiếu phần đó là: Nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm, liên hệ thực tế cho các em. II/ KẾT LUẬN. Với việc thực hiện những biện pháp trên cùng với sự kiểm tra ra đề của Trường và Phòng giáo dục ở các kì thi giữa kì và cuối kì I , lớp tôi đã có một kết quả rõ rệt. Từ 10 HS học yếu nay giảm xuống còn 2 em, chiếm tỉ lệ:5,7%. Đặc biệt là không còn HS “cá biệt”. Nổi bật hơn đó là lớp đã có 4 em luôn đọc mẫu thường xuyên trong các tiết Tập đọc. Đa số các em đã biết đọc to , đọc rõ ràng, nhiều em đọc truyền cảm. Đúng vậy! Nghệ thuật là liều lượng, tuỳ từng văn bản cụ thể, GV cần khéo léo tổ chức giờ học đạt kết quả mà phải đúng thời gian quy định. Điều quan trọng là GV phải tạo được một không gian lớp học sinh động đầy hứng thú, thích học và chủ động lĩnh hội kiến thức. Qua thực tế hiện nay cho thấy rằng, lớp 3A tôi chủ nhiệm, đa số HS đã thích thú với giờ Tập đọc. Bởi tôi đã phối hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn với các giải pháp đã nêu trên và phù hợp với từng đối tượng HS. HS được rèn các kĩ năng về nghe – đọc – nói – viết một cách nhẹ nhàng tự nhiên và hiệu quả. Từ việc hiểu nội dung bài Tập đọc qua đó giúp các em viết văn sinh đôïng giàu hình ảnh Đặc biệt việc GD tình cảm cho các em cũng trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn rất nhiều và đã có kết quả. Trên đây là một số giải pháp hữu ích của tôi khi dạy phân môn Tập đọc lớp 3 được đúc rút qua qua đồng nghiệp, qua học hỏi - tự học tự rèn, qua sách tham khảo, sách GV, báo chí, trong quá trình học tập và giảng dạy. Hơn nữa được sự chỉ bảo tận tình của BGH và sự góp ý của toàn thể GV trường TH. Hoài Đức II đã góp phần đáng kể giúp tôi hoàn thành Đề tài này. Với lần đầu tiên thực hiện và thời gian áp dụng chưa dài, phạm vi áp dụng chưa lớn nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự tham gia góp ý xây dựng của các cấp Quản lí GD, các bạn đồng nghiệp để giải pháp hữu ích được hoàn chỉnh hơn và áp dụng trong những năm tới. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hoài Đức, ngày 26 tháưg 01 năm 2004. Người viết Nguyễn Đức Hà.

File đính kèm:

  • docsang kien dung.doc
Giáo án liên quan