1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Trái Đất và các thành phần tự nhiên của Trái Đất, đó chính là MT sống, tồn tại của con người; là nơi cung cấp nguồn nhiên liệu, nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển xã hội loài người.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên năng lượng không phải là vô hạn, cần phải khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ TNTN để đảm bảo phát triển bền vững.
- Một số khái niệm tài nguyên năng lượng vô tận: năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt.
- Mối quan hệ giữa cư dân (bùng nổ dân số, đô thị hóa, hoạt động sản xuất của con người) và nhu cầu sử dụng năng lượng (ngày càng gia tăng) dẫn đến nguy cơ cạn kiệt .
- Các vấn đề sử dụng năng lượng ở Việt Nam nói chung, ở các vùng và các địa phương trên cả nước nói riêng (hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ TNTN, bảo vệ MT trong đó có vấn đề tài nguyên năng lượng).
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn địa lý ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940 – 2000. Giải thích
Câu 2: Tại sao giai đoạn hiện nay và tương lai, việc tìm ra và sử dụng nguồn năng lượng mới thay thế năng lượng hoá thạch là vấn đề cấp thiết
LỚP 11
BÀI 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (Tiếp theo)
Tiết 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt về nguồn tài nguyên năng lượng, của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
- Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng bản đồ để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á, Trung Á và nhận biết vị trí các quốc gia trong hai khu vực này.
- Phân tích số liệu để rút ra nhận xét về vai trò cung cấp dầu mỏ của hai khu vực này.
- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế, như các vấn đề liên quan đến dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.
3. Thái độ:
- Biết quan tâm tới các vấn đề thời sự quốc tế.
- Nhận thức được ảnh hưởng của vấn đề ổn định chính trị đến phát triển kinh tế - xã hội, để ủng hộ các đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chính quyền địa phương.
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng
- Có mong ước ngành công nghiệp chế lọc dầu của nước ta nhanh chóng phát triển, để nâng cao giá trị của nguồn tài nguyên dầu mỏ, hạn chế phải nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày một tăng ở nước ta.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Bản đồ Địa lí tự nhiên châu Á
- Phóng to hình 5.8 trong SGK
III. GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á (nhóm).
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò cung cấp dầu mỏ (lớp/ cá nhân)
- Bước 1: HS dựa vào hình 5.8 nhận xét:
+ Khu vực nào trên thế giới có sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng nhiều nhất/ ít nhất?
+ Khu vực nào vừa có khả năng thoả mãn nhu cầu dầu thô, vừa có khả năng cung cấp cho thế giới?
+ Các nước ở khu vực khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á có chịu ảnh hưởng của những khu vực tiêu thụ dầu thô lớn không? (lấy ví dụ).
- Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét và khắc sâu kiến thức :
+ Về vai trò của dầu mỏ, khí đốt trong cuộc sống hiện đại (chất đốt cho động cơ, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất,...) và vai trò của nó đối với các nước phát triển để dẫn đến nhận xét do tầm quan trọng của dầu mỏ, khí đốt, do sự thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu nên hai khu vực này đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc.
+ GV nên liên hệ với sự biến động của giá xăng dầu trong nước/ quốc tế và tác động của nó tới nền kinh tế và tới đời sống của người dân. Từ đó có thể đưa ra yêu cầu về tiết kiệm sử dụng nguồn năng lượng hạn chế, không tái sinh này
+ Trong những năm gần đây, khi thế giới càng sử dụng nhiều dầu mỏ thì khu vực này luôn có những bất ổn về chính trị, thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột hoặc khủng bố.
- Bước 3 : Sau khi HS tìm hiểu vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á, GV đặt câu hỏi: nếu các nước tìm ra được nguồn năng lượng mới; khai thác tốt nguồn năng lượng vô tận; có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng liệu có góp phần cải thiện hoà bình ở khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á không?.
- Kết luận: Dầu mỏ, nguồn lợi hấp dẫn các thế lực, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra sự bất ổn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố (nhóm).
Hoạt động 5 : Củng cố
Hoạt động 6: Đánh giá
Câu 1. Tây Nam Á là nơi tranh chấp quyết liệt của các cường quốc lớn bên ngoài là do nguyên nhân cơ bản nào sau đây?
Có nhiều dầu mỏ
Có vị trí địa chiến lược quan trọng
Sắc tộc và ngôn ngữ phức tạp
Mất ổn định thường xuyên
Câu 2. Tây Nam Á luôn trở thành “điểm nóng” của thế giới vì:
Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố và nhiều dầu mỏ
Thường xuyên mất mùa, thiên tai, đói kém, dịch bệnh
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt: khô và nóng
Sắc tộc và ngôn ngữ phức tạp
Câu 3. Tây Nam Á là khu vực cung cấp dầu mỏ lớn nhất thế giới đã làm cho khu vực này:
Có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới
Tình hình chính trị bất ổn định nhất thế giới
Có chỉ số HDI cao nhất thế giới
Có ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển nhất thế giới
LỚP 12
BÀI 40. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học về vùng ĐNB.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết báo cáo ngắn gọn.
- Xử lí số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ có liên quan...
3. Thái độ
Có ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên dầu khí, có mơ ước tạo ra các nguồn năng lượng mới thay thế tài nguyên dầu khí đang có nguy cơ cạn kiệt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Những thông tin từ nhiều nguồn gốc khác nhau.
- Các biểu đồ có liên quan...
III. GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2: (cả lớp) làm bài tập số 1
- Bước 1: GV hỏi HS đã sưu tầm được những thông tin gì về lĩnh vực dầu khí. Sau đó GV cung cấp thêm cho HS một số thông tin về lĩnh vực này, bao gồm cả vận chuyển và khai thác dầu khí, chế biến dầu khí (làm khí hoá lỏng, phân bón); công nghiệp sản xuất điện từ khí hỗn hợp; biểu đồ sản lượng dầu thô khai thác qua một số năm (vẽ trong SGK), các mỏ mới phát hiện ... Trên cơ sở các thông tin đã có, HS viết báo cáo theo yêu cầu và gợi ý của bài.
- Bước 2: HS trình bày và bổ sung báo cáo.
- Bước 3: GV nhận xét và giúp HS chuẩn kiến thức:
+ Tiềm năng:...
+ Sự phát triển của công nghiệp dầu khí:...
+ Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở ĐNB:...
- Bước 4: Bên cạnh những ý trên, GV nhấn mạnh cho HS thấy: Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu khí sẽ dẫn tới nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường... Cùng với việc phát triển công nghiệp dầu khí cần có biện pháp tìm ra các nguồn năng lượng thay thế, sử dụng nguồn năng lượng vô tận, có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên năng lượng...
Hoạt động 3 (cả lớp) làm bài tập số 2
Hoạt động 4: Củng cố
Hoạt động 5: Đánh giá
Câu 1. Với việc phát hiện và khai thác dầu khí đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh/ thành phố nào?
TP. Hồ Chí Minh
Bà Rịa – Vũng Tàu
Bình Dương
Đồng Nai
Câu 2. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí là:
Bể trầm tích sông Hồng và bể trầm tích Trung Bộ
Bể trầm tích Thổ Chu – Mã Lai và bể trầm tích sông Hồng
Bể trầm tích Cửu Long và bể trầm tích Nam Côn Sơn
Bể trầm tích Thổ Chu và bể trầm tích Cửu Long
Câu 3. Mỏ dầu khí được khai thác đầu tiên ở nước ta là:
Bạch Hổ
Đại Hùng
Rồng
Tiền Hải
Câu 4. Các nhà máy điện ở ĐNB và Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dựa trên nguồn năng lượng:
Thuỷ năng
Than
Sức gió
D. Dầu khí
Câu 5. Tại sao cần chú ý việc khai thác hợp lí tài nguyên dầu khí ở Đông Nam Bộ
4. MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Câu 1: (Bài 16. Địa lí 10: Sóng, thuỷ triều, dòng biển)
Sóng, thuỷ triều, dòng biển có khả năng tạo ra điện. Tại sao chúng ta phải chú ý khai thác loại tài nguyên này?
Câu 2: (Bài 22. Địa lí 10: Dân số và sự gia tăng dân số)
Dân số tăng nhanh có tác động như thế nào tới tài nguyên môi trường?
Câu 3: (Bài 38. Địa lí 10: Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma)
Phân tích việc xây dựng kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma có ý nghĩa như thế nào đối với việc tiết kiệm năng lượng?
Câu 4: (Bài 41. Địa lí 10: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên)
Lập sơ đồ phân loại tài nguyên theo khả năng hao kiệt trong quá trình sử dụng. Cho ví dụ
(Bài 11. Địa lí 11: Khu vực Đông Nam Á)
Câu 5. Sản lượng điện bình quân đầu người của toàn khu vực Đông Nam Á (năm 2003) là:
A. 744kwh/người B. 750kwh/người
C. 800kwh/người D. 830kwh/người
Câu 6. Các quốc gia có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là:
A. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan B. Việt Nam, Inđônêxia, Brunây
C. Malayxia, Inđônêxia, Mianma D. Inđônêxia, Brunây, Thái Lan
Câu 7. Ngành công nghiệp mà hầu hết các nước Đông Nam Á đều có thế mạnh chung:
A. Khai thác chế biến dầu khí B. Sản xuất ô tô, xe máy
C. Khai thác năng lượng thuỷ điện D. Khai thác và chế biến lâm sản, thuỷ sản
Câu 8. Hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong khu vực phải quan tâm là:
A. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh, khắc phục thiên tai.
B. Tăng cường khai thác tài nguyên biển, nhất là việc đánh bắt cá xa bờ.
C. Tăng cường khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản để xuất khẩu
D. Tăng cường khai thác tiềm năng thuỷ điện phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Câu 9 (Bài 5. Địa lí 12: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ)
Hãy nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên năng lượng ở nước ta. Cần có biện pháp gì để hạn chế cạn kiệt tài nguyên năng lượng?
Câu 10. (Bài 27. Địa lí 12: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm)
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta thời kì 1990 – 2005
(Đơn vị: %)
Nguồn
1990
1995
2000
2005
Thuỷ điện
Nhiệt điện
72,3
20,7
53,8
46,2
38,3
61,7
30,1
69,8
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta thời kì 1990 – 2005
b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta thời kì trên.
Câu 11. (Bài 32. Địa lí 12: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ)
Phân tích việc khai thác các thế mạnh về tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ảnh hưởng như thế nào tới tài nguyên, môi trường ở vùng này.
------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Giao duc su dung nang luong tiet kiem va hieu quatrong mon Dia ly o truong THPT.doc