Xã hội ngàycàng phát triển đi lên, yêu cầu về đào tạo những con người mới: c ó
trình độ chuyên môn cao và những phẩm chất đạo đức tốt đang ngày càng trở nên cấ p
thiết hơn bao giờ hết Để đáp ứng được “đơn đặt hàng” của xã hội , giáo dục đa ng
ngày càng phải đổi mới từ mục tiêu, nội dung chương trình đến phương pháp và hình
thức tổ chức lớp học. Thực tế, hiện nay ở các trường trung học phổ thông (THPT), mục
tiêu và nội dung chương trình đã đổi mới nhưng cách dạy và phương pháp tổ chức lớp
học vẫn còn theo những phương pháp truyền thống, thầy giảng giải, trò thụ động t iếp
nhận kiến thức. Vậy làm cách nào để đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò?
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục nhân cách cho học sinh trung học phổ thông qua việc giải bài tập nhận thức của môn địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUA VIỆC GIẢI BÀI TẬP NHẬN THỨC CỦA MÔN ĐỊA LÍ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu, K56B
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển đi lên, yêu cầu về đào tạo những con người mới: có
trình độ chuyên môn cao và những phẩm chất đạo đức tốt đang ngày càng trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết … Để đáp ứng được “đơn đặt hàng” của xã hội, giáo dục đang
ngày càng phải đổi mới từ mục tiêu, nội dung chương trình đến phương pháp và hình
thức tổ chức lớp học. Thực tế, hiện nay ở các trường trung học phổ thông (THPT), mục
tiêu và nội dung chương trình đã đổi mới nhưng cách dạy và phương pháp tổ chức lớp
học vẫn còn theo những phương pháp truyền thống, thầy giảng giải, trò thụ động tiếp
nhận kiến thức. Vậy làm cách nào để đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò?
Việc thiết kế và hướng dẫn học sinh giải các bài tập nhận thức (BTNT) trở nên
có hiệu quả trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Thông qua việc giải BTNT học
sinh trở nên tích cực chủ động lĩnh hội tri thức để hình thành nên cho mình kiến thức mới và
những phẩm chất nhân cách tốt phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Việc thiết
kế và hướng dẫn học sinh giải các BTNT đã đặt người học vào vị trí trung tâm, người thầy chỉ
có vai trò hướng dẫn tổ chức điều khiển và thiết kế các hoạt động còn học sinh tích cực chủ
động lĩnh hội tri thức, thi công các hoạt động do thầy giáo đưa ra.
Môn Địa lí đã, đang và sẽ ứng dụng một cách có hiệu quả trong việc thiết kế và
hướng dẫn học sinh giải các BTNT.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu đã đề cập tới những vấn đề:
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua
giải BTNT.
- Giáo dục nhân cách cho học sinh phổ thông thông qua việc giải BTNT môn Địa lí.
- Tiến hành thiết kế BTNT ở chương trình địa lí lớp 10, 11 và 12
Thông qua việc nghiên cứu này, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
Thứ nhất, đề tài đã đưa ra được những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc
giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua việc giải các BTNT. Về cơ sở lí luận, đề tài
đã trả lời cho câu hỏi: Giáo dục nhân cách cho học sinh là giáo dục những gì? Mục tiêu,
nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện cho quá trình giáo dục nhân cách cho
học sinh? BTNT có vai trò như thế nào đối với quá trìmh hình thành nhân cách cho học
sinh? Và việc ứng dụng giải BTNT để hình thành nên nhân cách cho người học sinh có
hiệu quả và khả thi hay không?
Quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh là quá trình thông qua hoạt động có mục
đích, có tổ chức của giáo viên để hình thành nên cho học sinh những phẩm chất và năng
lực, các giá trị về học vấn, về tư tưởng đạo đức và nhân văn… được kết tinh trong cái tài,
cái đức của mỗi cá nhân. Phát triển nhân cách cho học sinh nhằm đáp ứng mục tiêu của cá
nhân học sinh, của nhà trường và của xã hội. Giáo dục nhân cách cho học sinh không chỉ
dừng lại ở việc trang bị kiến thức, kỹ năng kỹ xảo mà còn trang bị cho học sinh những
phẩm chất đạo đức và hành vi đúng đắn. Thông qua việc giải các BTNT giúp học sinh phát
triển tư duy logic và các phẩm chất trí tuệ từ đó giúp các em hình thành những thái độ và
hành vi đúng đắn. Chính từ những lí do trên đây chúng ta nhận thấy việc giáo dục nhân
cách cho học sinh thông việc giải các BTNT là hoàn toàn khả thi và có thể thực hiện được.
Thông qua quá trình điều tra thực tiễn chúng tôi đã tìm hiểu về nhận thức, thái độ, hành vi
của học sinh trong quá trình học tập của mình và ý kiến của các thầy cô giáo về vấn đề giáo
dục nhân cách cho học sinh thông qua việc giải các BTNT, chúng tôi nhận thấy nhận thức
của học sinh vẫn chưa đầy đủ, học sinh vẫn còn rất lúng túng trong việc trả lời các câu hỏi
nhận thức và nhiều học sinh vẫn có những thái độ, hành vi chưa đúng đắn; còn các thầy, cô
giáo đồng tình với việc giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua việc giải nhưng khả
năng thiết kế và vận dụng cùng các phương pháp dạy học tích cực khác của các thầy cô lại
rất hạn chế … Do vậy, cần phát huy hơn nữa tinh thần học tập của học sinh và nâng cao
trình độ của người giáo viên để quá trình học tập đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ 2, đề tài đã đưa ra vấn đề: giáo dục nhân cách cho học sinh THPT thông qua
việc giải BTNT môn địa lí.
Để phát huy có hiệu quả của việc giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua
việc giải các BTNT, trước tiên chúng ta tìm hiểu về điều kiện dạy và học Địa Lí ở
trường THPT; khả năng khai thác sách giáo khoa Địa Lí để thiết kế các BTNT; từ đó
đưa ra cách thức xây dựng và biến hoá BTNT môn Địa Lí; cũng như cách thức tổ chức
lớp học một cách hiệu quả nhất để giải các BTNT.
Việc học và dạy Địa Lí ở trường THPT đang đứng trước rất nhiều những thách thức
to lớn, việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình sách giáo khoa, đòi hỏi phải đổi mới
phương pháp và cách thức tổ chức lớp học.. Trong khi lớp học vẫn còn rất đông( trên 40 học
sinh), những trang thiết bị cho việc dạy học lại trở nên thiếu thốn dẫn tới việc giảng dạy của
thầy cô vẫn chủ yếu là giảng giải, trò thụ động tiếp nhận kiến thức. Việc ứng dụng BTNT vào
quá trình giảng dạy sẽ làm thay đổi cách dạy của thầy và cách học của trò để môn Địa Lí sẽ
trở thành môn học của tư duy chứ không phải môn học “thuộc lòng nữa”. Việc đổi mới đang
trở thành vấn đề trọng tâm trong quá trình dạy và học ở trường THPT và ứng dụng BTNT vào
quá trình giảng dạy được đánh giá là một phương án khả thi. Trong khi nội dung chương sách
giáo khoa Địa Lí ở trường THPT lại hoàn toàn phù hợp cho việc thiết kế và xây dựng các
BTNT. Vậy việc biên soạn BTNT cần phải tuân thủ những yêu cầu gì? Và cách xây dựng và
biến hoá BTNT sẽ diễn ra như thế nào?
BTNT được xây dựng dựa trên cơ sở nội dung chương trình sách giáo khoa và
phù hợp trình độ nhận thức của học sinh. BTNT đưa ra nhằm phát huy tinh thần tích
cực, chủ động của học sinh, do vậy tất cả học sinh đều phải hoạt động và có khả năng
giải được các BTNT. Việc xây dựng các BTNT dựa trên cơ sở biến hoá “cái cho” và
“cái tìm”, việc thay đổi 2 yếu tố trên sẽ làm đa dạng hoá các loại BTNT.
Cái cho và cái tìm ở đây cũng rất đa dạng, tuỳ vào mục tiêu của bài học và trình độ
nhận thức của học sinh mà ta đưa ra “cái cho” và yêu cầu học sinh tìm “cái tìm” phù hợp.
Nếu kí hiệu các điều kiện của BTNT là ĐK, các yêu cầu là YC, và chương trình giải là Alg
thì ta sẽ có bảng phân loại các kiểu BTNT như sau:
Bảng 1: Các kiểu loại bài tập nhận thức
Kiểu BTNT Cái cho Cái tìm
1. Chấp hành ĐK, Alg YC
2. Biến đổi ĐK, YC Alg
3. Tái lập YC, Alg ĐK
4. Xây dựng YC ĐK, Alg
Sự đa dạng các kiểu loai BTNT thức sẽ kích thích tính tò mò của các em, giúp
các em hứng thú với môn học. Ngoài ra sự phức tạp hay đơn giản hoá “cái cho” hoặc
“cái tìm” hoặc là cả hai yếu tố cũng sẽ tạo ra những loại BTNT đa dạng và phong phú.
Không chỉ dừng lại ở việc đa dạng hoá các kiểu loai BTNT mà ngay cả trong hình thức
biểu hiện của BTNT cũng rất đa dạng. Ngoài những hình thức biểu hiện truyền thống
như: dạng câu hỏi thông qua biểu đồ và bảng số liệu; thì còn có dạng test (tìm kiếm sự
phù hợp, điền khuyết, nhiều lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự…); bài tập xây dựng kiến tạo
(bản đồ tư duy, sơ đồ hoá kiến thức…). Với việc đa dạng này sẽ làm cho học sinh
không cảm thấy chán khi mà phải liên tục sử dụng một loại BTNT trong một thời gian
dài và kích thích tinh thần học tập của học sinh.
BTNT đã được thiết kế thì vấn đề đặt ra bây giờ là làm sao tổ chức lớp học một
cách phù hợp nhất, để giải các BTNT một cách hiệu quả nhất?
Báo cáo đã đưa ra các kiểu loại BTNT trong từng hình thức tổ chức lớp học khác
nhau, trong đó có: hình thức tổ chức lớp học toàn lớp, nhóm lớn (4 đến 8 học sinh) và nhóm
nhỏ và tương ứng với hình thức tổ chức lớp học đó là những phương pháp dạy học tích cực
nhằm phát huy tinh thần học tập của học sinh. Rõ ràng, việc ứng dụng các phương pháp dạy
học tích cực với việc giải các BTNT sẽ phát huy cao độ tinh thần học tập của học sinh và
hiệu quả đạt được sẽ là tối ưu nhất.
Thứ 3, đề tài đã đưa ra một số thiết kế cụ thể trong chương trình Địa Lí lớp 10,
11 và 12. Với mỗi bài chúng tôi đã đưa ra các kiểu loại BTNT khác nhau, với những
hình thức và phương pháp giảng day phù hợp, giúp giáo viên giảng dạy một cách rõ
ràng và học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất.
KẾT LUẬN
Đề tài “Giáo dục nhân cách cho học sinh THPT qua việc giải BTNT môn Địa lí”
được đánh giá là một trong những đề tài có tính khả thi và có khả năng thực hiện tốt.
Đề tài đã nêu bật thực trạng dạy và học Địa Lí trong trường THPT, từ đó đưa ra
phương án xây dựng BTNT nhằm phát huy tinh thần học tập của học sinh, giúp các em
hoàn thiện những phẩm chất nhân cách, đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và xã hội.
Nhưng BTNT không phải là “vạn năng” trong việc giáo dục nhân cách con người, để đạt
được hiệu quả cao nhất cần phải có sự kết hợp khéo léo với các hình thức tổ chức dạy học
khác cộng thêm một chút nghệ thuật sư phạm của người giáo viên sẽ làm cho người học
trở nên đam mê và hứng thú học tập hơn.
Môn Địa lí trong nhà trường THPT đã, đang và sẽ ứng dụng BTNT vào trong
dạy học một cách có hiệu quả. Với cách dạy này sẽ làm thay đổi cách suy nghĩ của các em
về môn Địa Lí trong nhà trường phổ thông, môn Địa lí sẽ không còn là môn học” thuộc
lòng” nữa mà đó là môn học của tư duy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 1993. Lí luận dạy học Địa lí. NXB Giáo
dục. [2] Hà Thị Đức, 2005. Giáo trình giáo dục học đại cương. NXB Giáo dục.
[3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 2007. Phương pháp dạy học Địa lí theo
hướng tích cực. NXB ĐHSP Hà Nội.
[4] Đặng Thị Hồng Nhung, 2002. Giáo dục môi trường qua môn Địa lí 11 PTTH. Luận
văn tốt nghiệp.
[5] Lê Thông (chủ biên), 2008. Sách giáo hoa Địa lí 10, 11, 12 ban nâng cao. NXB Giáo dục.
File đính kèm:
- Giao duc nhan cach cho hoc sinh THPT qua viec giai BTNTmon Dia li.pdf