Giáo dục môi trường qua môn địa lí lớp 12 THPT (ban cơ ban)

Hiểm họa ô nhiễm môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sốngcủa loài người,

chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại của một quốc gia. Các

nhà khoa học đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi

trường là do sự thiếu hiểu biết của con người. Gi áo dục môi trường là một trong những

biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường.

pdf5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục môi trường qua môn địa lí lớp 12 THPT (ban cơ ban), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT (BAN CƠ BAN) BẰNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN Sinh viên thực hiện: Trần Thị Mai Vân, K56TN Giáo viên hướng dẫn: ThS Đoàn Thị Thanh Phương ĐẶT VẤN ĐỀ Hiểm họa ô nhiễm môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người, chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại của một quốc gia. Các nhà khoa học đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết của con người. Giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 12 bằng phương pháp dự án 1.1.Cơ sở lí luận của việc giáo dục môi trường bằng phương pháp dự án a) Môi trường: có nhiều quan niệm khác nhau. Theo UNESCO, môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các yếu tố vật chất do hoạt động của con người tạo ra, trong đó con người sinh sống bằng lao động, đã khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. 2 b) Giáo dục môi trường Giáo dục môi trường là một quá trình nhận ra : các giá trị làm sáng tỏ các quan điểm để phát triển các kĩ năng và thái độ cần thiết để hiểu và đánh giá đúng đắn mối tương quan giữa môi trường con người, môi trường văn hóa và môi trường bao quanh. Nhiệm vụ của giáo dục môi trường là cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về môi trường, qua những hiểu biết đó về môi trường, giáo viên từng bước bồi dưỡng cho học sinh ý thức, thái độ, sự quan tâm, hành vi cư xử đúng mực với môi trường và bảo vệ môi trường xung quanh. c) Phương pháp dự án Phương pháp dự án được hiểu như là một phương pháp trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh gia quá trình và kết quả thực hiện. Phương pháp dự án có 3 đặc điểm cơ bản sau: - Định hướng học sinh - Định hướng hoạt động thực tiễn - Định hướng sản phẩm 1.2. Cơ sở thực tiễn của giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 12 THPT (ban cơ bản) bằng phương pháp dự án a) Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội trong những năm qua đã làm thay đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng nâng cao, tuy nhiên sự phát triển đó chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đang xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. b) Thực tiễn giáo dục môi trường bằng phương pháp dự án ở các lớp 12 THPT (ban cơ bản) - Đối với giáo viên: có những nhận thức đúng đắn về môi trường và giáo dục môi trường. Các giáo viên chủ yếu giáo dục môi trường bằng các phương pháp dạy học truyền thống như phương pháp đàm thoại, phương pháp giảng giải, phương pháp dạy học theo kiểu giải quyết vấn đề… và ít khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. - Đối với học sinh: đa số học sinh có nhận thức đúng đắn về môi trường và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các em không mấy hứng thú do giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, không phát huy được tính tích cực của học sinh. 2. Giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 12 THPT bằng phương pháp dự án 2.1.Mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh lớp 12 THPT (ban cơ bản) bằng phương pháp dự án Sau chương trình giáo dục môi trường, học sinh có khả năng: - Về kiến thức + Học sinh biết được các vấn đề môi trường. + Hiểu ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của môi trường đối với con người. + Hiểu hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. 3 - Về kĩ năng + Tham gia hoạt động giải quyết vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường. + Phát triển ở học sinh: kĩ năng điều tra, tập hợp thông tin, hoạt động cá nhân và tập thể, kĩ năng báo cáo, trình bày dự án trước lớp. - Thái độ, tình cảm + Tôn trọng, yêu quí thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên. + Ủng hộ các hoạt động, chính sách bảo vệ môi trường của trường, địa phương và phê phán các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. + Thái độ tích cực tham gia việc thực hiện các dự án và xây dựng bài học. 2.2.Giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 12 bằng phương pháp dự án a) Hình thức thiết kế dự án Các hình thức trình bày và thiết kế dự án: báo ảnh, trồng cây trong vườn trường, nghiên cứu các dự án về môi trường và trình bày dưới dạng Powerpoint… b) Các giai đoạn thực hiện dự án - Giai đoạn xác định (giai đoạn thúc đẩy động cơ) - Giai đoạn lập kế hoạch - Giai đoạn tiến hành - Giai đoạn đánh giá 3. Thiết kế một số dự án cho các chương/bài Bài 15: 1. Dự án Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Làm báo ảnh về đề tài bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở nước ta. - Thời gian: 1 tuần - Sản phẩm: báo ảnh về đề tài bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. 2. Mục tiêu 2.1. Kiến thức - Tìm hiểu một số vấn đề chính của ô nhiễm môi trường nước ta - Nhận biết các thiên tai thường gặp ở nước ta - Hiểu một số chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên về môi trường 2.2. Kĩ năng - Tìm hiểu, quan sát thực tế, sưu tầm các tranh ảnh về bảo vệ môi trường và một số loại thiên tai thường gặp trên đất nước ta. - Sắp xếp tranh ảnh thu thập được hợp lí, theo từng mục cụ thể - Thuyết trình về bài báo ảnh đó 2.3. Thái độ, hành vi - Có những hành động cụ thể bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Có tinh thần tương thân tương ái đối với đồng bào chịu thiệt hại qua đợt thiên tai 3. Hoạt động Hoạt động 1: HS được phân chia thành các nhóm khác nhau (mỗi tổ là một nhóm), mỗi nhóm tập hợp thông tin, hoàn thành dự án về một chủ đề: - Bảo vệ môi trường 4 - Các loại thiên tai : bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán … và hậu quả của nó. Hoạt động 2: GV phát phiếu đánh giá cho các nhóm Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đạt được 1. Nội dung - Tên đầu báo - Giới thiệu chung về bảo vệ môi trường và thiên tai ở nước ta. - Hiện trạng môi trường và thiên tai ở nước ta và hậu quả của nó. - Biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. 2. Hình thức - Hình thức đẹp - Trình bày logic 3. Thuyết trình - Trình bày lưu loát, ngôn ngữ trong sáng - Trả lời câu hỏi của nhóm khác 60 10 10 20 20 20 10 10 20 10 10 Tổng điểm 100 Hoạt động 3: Các nhóm phân công công việc (sưu tầm ảnh, làm báo, thuyết trình trước lớp…) và hoàn thành dự án Hoạt động 4: Triển lãm báo ảnh của các tổ - Các tổ treo báo ảnh của mình lên bảng - Lần lượt từng nhóm lên thuyết trình về báo ảnh của nhóm mình Hoạt động 5. Thảo luận cả lớp về bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Hoạt động 6. Đánh giá dự án - Đối chiếu với mục tiêu đề ra. - Các nhóm đánh giá lẫn nhau - GV tổng kết, nhận xét KẾT LUẬN Đề tài “Giáo dục môi trường qua môn Địa lí lớp 12 THPT (ban cơ bản) bằng phương pháp dự án” góp phần thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường cho học sinh. Thông qua quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài đã thu được kết quả sau: - Xác định được cơ sở lí luận, thực tiễn của việc vận dụng phương pháp dự án trong giáo dục môi trường cho học sinh lớp 12 - Xác định được tính cấp bách của vấn đề, mục tiêu và qui trình thực hiện của giáo dục môi trường trong lớp 12 bằng phương pháp dự án. - Xây dựng một số dự án cho học sinh lớp 12 với nội dung giáo dục môi trường. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy thực tế ở các trường phổ thông trong việc giáo dục môi trường chưa thật phát huy được tính năng của nó. Tôi xin đưa ra một số ý kiến đóng góp như sau : 5 - Chú trọng đến việc tập huấn, bồi dưỡng về giáo dục môi trường, phương pháp giảng dạy cho học các giáo viên - Nhà trường có thể kết hợp với các tổ chức xã hội, khu dân phố, tổ chức cho học sinh học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động công ích bảo vệ môi trường. - Các giáo viên tổ Địa lí kết hợp với Đoàn trường thực hiện các buổi ngoại khóa, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, làm dự án như trồng cây xanh, vệ sinh trường lớp, tổ chức tọa đàm, văn nghệ về chủ đề môi trường… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Khánh Bằng, Đặng Văn Đức, 1995. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, NXB Hà Nội, 1995. [2] Đặng Văn Đức, Dự án đào tạo giáo viên THCS, 2007. Lí luận dạy học Địa lí (Phần Đại cương). NXB ĐHSP. [3] Nguyễn Phi Hạnh, Nguyễn Thu Hằng, 2002. Giáo dục môi trường qua môn Địa lí, NXB ĐHSPHN. [4] Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh, 2002. Địa lí 12, NXB Giáo dục. [5] Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh, 2008. Địa lí 12 - Sách giáo viên. NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • pdfGiao duc moi truong qua mon Dia li lop 12 THPT bangphuong phap du an.pdf