Giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5 theo chương trình tiểu học mới

I.TÊN ĐỀ TÀI :

GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC MỚI.

II.ĐẶT VẤN ĐỀ :

Tuổi trẻ bây giờ được sinh ra và lớn lên trong thời bình, dường như các em chưa quan tâm nhiều đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Các em chưa biết quan tâm nhiều đến việc tìm tòi, nghiên cứu nguồn sử liệu về lịch sử. Chính vì vậy mà trong các kì thi tuyển sinh vào các trường Đại học, cao đẳng ở những năm gần đây, điểm bài thi của môn Lịch sử đạt tỉ lệ rất thấp. Làm thế nào để nâng cao chất lượng của môn Lịch sử? Đó là nỗi lo âu, trăn trở của mỗi chúng ta khi giảng dạy môn học này.

Là Giáo viên (GV) Tiểu học- dạy lớp học nền tảng - vì sự phát triển bền vững của ngày mai- tôi luôn suy nghĩ tìm biện pháp để giúp các em học tốt môn lịch sử nhằm khắc phục thực trạng như hiện nay. Dạy tốt môn lịch sử cũng là việc làm rất cần thiết nhằm thực hiện lời dạy của Bác :

“ Dân ta phải biết sử ta

Cho tròn gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Chính vì sự cần thiết đó mà tôi đã suy nghĩ và dày công nghiên cứu đề tài: “ Giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới”

 

doc15 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5 theo chương trình tiểu học mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Kháng côe động cho phong trào Duy Tân, bài xích cách học từ chương, đề xướng lối học mới ích nước lợi dân. Khi làm giáo thụ phủ Thăng Bình(Quảng Nam), ông mời thầy đến dạy quốc ngữ và tiếng Pháp ở trường phủ, theo chủ trương của Phan Châu Trinh. Vì công kích bọn quan lại địa phương nên ông bị đổi đi Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Nhân vụ chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình, mặc dù kẻ thù không có chứng cớ. Hiện có một đền thờ ông tại nơi ông bị xử chém, được các nhân sĩ, thân hào, tri thức và nhân dân địa phương xây dựng nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông(1970).Đền thờ và Bia tưởng niệm Trần Quý Cáp ở Diên Khánh ... Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Điện Bàn là vùng đất giằng co quyết liệt giữa ta và địch. Đối với địch đây là tiền tiêu bảo vệ thành phố Đà Nẵng và tỉnh lỵ Hội An của chúng. Đối với ta, Điện Bàn là một trong những huyện có phong trào chiến tranh du kích nhân dân mạnh nhất tại vùng tạm bị địch chiếm đóng của Liên khu V. Với tinh thần “ kháng chiến nhất định thắng lợi”, nhân dân Điện Bàn đã cùng toàn quốc tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và lập được nhiều chiến công vang dội. Đêm ngày 19 rạng ngày 20- 7- 1954, đại quân của ta đã tiêu diệt cứ điểm Bồ Bồ, cắm lá cờ chiến thắng trên đỉnh đồi 55. Đó là trận thắng cuối cùng và cũng là trận tiêu diệt địch và bắt tù binh lớn nhất của bộ đội địa phương trên chiến trường Liên khu V và Quảng Nam- Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến hơn ba ngàn ngày chống thực dân Pháp xâm lược. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Điện Bàn trở thành một trọng điểm “tố cộng”, “ diệt cộng” của chính quyền Ngô Đình Diệm tại miền Nam. Mặc dù bị kẻ thù khủng bố nhưng phong trào cách mạng của nhân dân Điện Bàn vẫn tồn tại và được duy trì, giữ gìn lực lượng sang thời kì tiến công cách mạng, tiến tới “ đồng khởi”, giải phóng hầu hết các xã trong huyện. Từ khi quân viễn chinh Mỹ đổ bộ vào miền Nam, với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nhân dân Điện Bàn đã nêu cao quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ bằng “hai chân, ba mũi giáp công”, cũng nhân dân miền Nam làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân lịch sử. Trong những năm 1969- 1972, phong trào cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Điện Bànlâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Mỹ- nguỵ dùng những thủ đoạn chiến tranh tàn bạo nhất nhằm huỷ diệt môi trường sống, giành giật với ta từng tấc đất, từng người dân. Trong hoàn cảnh đó, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã kiên cường trụ bám với tinh thần “một tấc không đi, một li không rời”, thực hiện phương châm: “ Đảng bám dân, dân bám đất, bộ đội và du kích bám địch”. Có thể nói, cán bộ, đảng viên Điện Bàn sống trong lòng dân, trong lòng đất để đánh bại chương trình “ Bình định nông thôn” của địch trên địa bàn huyện. Sau Hiệp định Pa- ri, Đảng bộ và nhân dân huyện tiếp tục cuộc chiến đấu giữ đất, giữ dân, chống địch phá hoại hiệp định bảo vệ vùng ta làm chủ, tiến tới tổng tiến công và nổi dậy giải phóng toàn huyện nhà vào ngày 29- 3- 1975. Điện Bàn là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, nơi sản sinh nhiều anh hùng liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu của cả nước như: Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ( Điện Thắng)... Nhiều tập thể, cá nhân đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Mẹ Thứ Chị Trần Thị Lý Qua 35 năm hoà bình và xây dựng, Điện Bàn không ngừng đổi mới và phát triển trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế- văn hoá- xã hội. Đặc biệt, sự ra đời của khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc đã tạo cho Điện Bàn một diện mạo mới. Vùng đồi Bồ Bồ ở xã Điện Tiến, mảnh đất mà cách đây 56 năm chấn động với trận chiến thắng Bồ Bồ, một Điện Biên Phủ ở miền Trung Trung Bộ, nay được xây dựng thành khu du lịch sinh thái. Khu công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc Với nội dung này, tôi xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy như sau: I. Mục tiêu: HS biết: - Khái quát chung về quê hương Điện Bàn. - Truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân Điện Bàn. II. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG1: GV phát tài liệu- HS đọc thầm tài liệu. HOẠT ĐỘNG 2: Khái quát chung về quê hương Điện Bàn. HOẠT ĐỘNG 3: Giới thiệu truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân Điện Bàn. HOẠT ĐỘNG 4: Cho HS giới thiệu những anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu của xã- huyện. HOẠT ĐỘNG 5: GV nhận xét- chốt ý. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua thực tế, khi áp dụng các hình thức và các biện pháp trên,chúng tôi nhận thấy: Học sinh dần dần tiến bộ hơn qua các giờ học. Các em ham thích học sử, thích tìm tòi tài liệu để học, giáo dục được truyền thống yêu nước cho các em. Kết quả khảo sát của 33 em học sinh lớp 5B( do tôi chủ nhiệm) năm học 2009- 2010 như sau: Hình thức Giỏi Khá T.Bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL Dạy lồng ghép 12 36.4 10 30.3 08 24.2 03 9.1 Dạy 2 tiết học dành riêng 15 45.5 12 36.4 06 18.1 BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Với kết quả đạt được như trên, tôi nhận thấy: - Giáo dục lịch sử nói chung và giáo dục lịch sử địa phương nói riêng cho học sinh cũng được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép vào các tiết học, môn học khác ... Học tốt lịch sử địa phương, các em sẽ học tốt lịch sử nói chung. - Muốn thực hiện tốt yêu cầu đề ra, khâu quan trọng là GV phải chịu khó sưu tầm tài liệu, tranh ảnh; giúp các em có niềm hứng thú, ham thích tìm tòi tài liệu thì các em mới học tốt môn lịch sử vì đặc trưng đầu tiên của bộ môn lịch sử là tái tạo lịch sử. Nên ứng dụng Công nghệ thông tin( nếu có điều kiện). - Khâu quan trọng nữa là GV phải lập kế hoạch bài dạy có chất lượng để xác định mục tiêu, phương pháp, nội dung gần gũi, phù hợp với thực tế địa phương. - Nên tổ chức cho các em gặp gỡ, trao đổi với các cựu chiến binh; tham quan các di tích lịch sử ... để khắc sâu cho các em những tri thức về địa phương- nơi các em đang sống. Dạy tốt lịch sử địa phương sẽ giúp các em thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình qua việc giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, các em sẽ học tập tốt góp phần mình xây dựng quê hương đất nước ngày càng tươi đẹp hơn ; dạy tốt lịch sử địa phương cũng là một trong những tiêu chí góp phần thực hiện cuộc vận động “ xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” đang diễn ra rộng khắp và sôi nổi trên cả nước. VII. KẾT LUẬN: Khi viết đề tài này, mong muốn duy nhất của tôi là giúp các em HS ngày càng tiến bộ hơn khi học môn lịch sử, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về lịch sử địa phương để rồi các em sẽ học tốt hơn về lịch sử của dân tộc; giúp cho điểm bài thi của các kì thi tuyển sinh sau này đạt kết quả cao hơn. VIII. ĐỀ NGHỊ : Nên tổ chức cho các em tham quan các di tích lịch sử , Viện Bảo tàng ... X. TÀI LIỆU THAM KHẢO: * 3 tập sách : “ Điện Bàn- Những người con kiên trung- bất khuất” ( Nhiều tác giả): - Tập I: Xuất bản năm 2003. - Tập II: Xuất bản năm 2005. -Tập III: Xuất bản năm 2007. * Lịch sử Đảng bộ Huyện Điện Bàn( 1930- 1945)- Nhà xuất bản Đà Nẵng- Xuất bản năm 2003. * Bài viết của anh Nguyễn Hữu Dũng- Phóng viên đài Truyền thanh Điện Bàn : “ Điện Thắng, những ngày giành chính quyền” – qua lời kể của ông Nguyễn Bá Môn( Thanh Quýt- Điện Thắng) Những năm tiền khởi nghĩa, Điện Thắng cũng như bao làng quê khác. Bọn thực dân cùng quan lại Nam Triều đã thực hiện nhiều mưu mô, hà khét. Chúng đốt nhà, cướp của sát hại dân lành. Người dân khác nào cá nằm trên thớt. Từ đó, lòng yêu nước, căm thù giặc luôn được khơi nguồn trong bao tầng lớp nhân dân. Và nhiều người con của Điện Thắng tự nguyện tìm đến Đảng, đến cách mạng để làm hạt giống đỏ giải phóng quê hương. Trong chặng đường đấu tranh ở giai đoạn này, nay vẫn còn in đậm khí thế hào hùng của những ngày cùng cả nước vùng lên cướp chính quyền cách mạng tháng 8/ 1945. Hồi đó, Điện Thắng là một đơn vị hành chính thuộc xã Điện Hoà. Sau khi nhận lệnh của đồng chí Phan Hiên, Bí thư vùng 1, ở thôn Phong Lục, chuẩn bị ngày cướp chính quyền từ trong tay giặc, “ đánh Tây, đuổi Nhật”. Thanh niên chúng tôi bàn bạc cụ thể, lập “ tổ tam tam”. Rồi rải về các thôn trong xã cùng Nông hội vận động nhân dân. Những ngày này, xóm thôn như bước vào ngày hội. Thanh niên thì lo mài dao, rèn rựa, nông dân thì tre mứt nhọn, gậy tầm vông, dây thừng mang bên hông. Đúng giờ G, Điện Thắng chia thành hai đoàn: một đoàn ở Phong Lục phối hợp cùng lực lượng La Thọ theo đường Bình Long đổ về phủ lị Điện Bàn; đoàn thứ hai tập kết phía cầu Thanh Quýt và giải phóng đồn Hương Sen ở Phong Ngũ.Đúng 5 giờ sáng hôm đó, hơn 300 người mang đầy đủ vũ khí thô sơ tự tạo tiến về Vĩnh Điện. Dọc đường, anh em thanh niên chặt đốn cây cối để ngăn bước tiến công của giặc và khẩu hiệu hô vang dội.Tinh thần và khí thế của mọi người đều thể hiện ý chí quyết tâm cao- Đó là: Giải phóng quê hương! Giành chính quyền về tay nhân dân! Đến khoảng 10 giờ sáng, đoàn quân của Điện Thắng đến cầu Giáp Ba thì gặp đoàn xe Nhật. Bởi bao năm sục sôi căm thù, anh em thanh niên xông lên xe tước vũ khí. Bọn phát xít Nhật liền nổ súng. Cuộc chiến diễn ra, các chiến sĩ cùng nhân dân ta chiến đấu ngoan cường, cùng góp phần cho ngày hội đánh Tây, đuổi Nhật huyện nhà thành công. Ngày 12/ 8/ 1945, cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới tung bay trên ngọn cây đa ở thôn Phong Lục. Nhà nước công nông đầu tiên được thành lập ở vùng quê này. Giờ đây, sự kiện vẻ vang của người dân Điện Thắng đã cách xa 65 năm nhưng ngày Hội Non sông vẫn còn vang vọng ở bao người và cả thế hệ hôm nay và mai sau. * Chú giải: - Tiền khởi nghĩa: ngày đầu giành chính quyền. - “ Tổ tam tam”: cứ mỗi tổ ba người. - Giờ G:( Giờ mặc định) do tổ chức qui định. XI. MỤC LỤC: STT TIÊU ĐỀ TRANG 1 Tên đề tài 1 2 Đặt vấn đề 1 3 Cơ sở lý luận 1 4 Cơ sở thực tiễn 1 5 Nội dung nghiên cứu 2 6 Kết quả nghiên cứu 12 7 Kết luận 13 8 Đề nghị 13 9 Phần phụ lục( Theo Nội dung nghiên cứu ) 10 Tài liệu tham khảo 13 11 Mục lục 15 12 Phiếu đánh giá xếp loại SKKN

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(2).doc
Giáo án liên quan