Kỹ năng sống thường gắn với một bối cảnh cụ thể để người ta có thể nhận biết, hiểu và áp dụng trong các tình huống của cuộc sống. Những kỹ năng này thường gắn với một nội dung giáo dục nhất định và được hình thành qua một số kỹ thuật dạy học. Vì vậy các môn học trong nhà trường phổ thông Việt Nam đều ít nhiều có khả năng thực hiện giáo dục kỹ năng sống.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4409 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục kỹ năng sống trong môn địa lí – THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề khác nhau, tạo điều kiện cho HS tiếp cận với các tình huống của cuộc sống, góp phần xây dựng cho các em khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn của cuộc sống ngay tại địa phương mình.
- Qua đó môn Sinh học giúp HS suy nghĩ tích cực, tự tin, dần hình thành kĩ năng ra quyết định và lựa chọn đúng đắn.
II. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học
Sinh học là một khoa học thực nghiệm, nên các kiến thức Sinh học được hình thành bằng phương pháp quan sát và thí nghiệm, vì thế các kĩ năng học tập Sinh học sẽ góp phần vào việc giáo dục các kĩ năng sống, tập trung vào các kĩ năng nòng cốt đối với giáo dục phổ thông Việt Nam như:
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: Thu thập và xử lí thông tin qua việc quan sát tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, thí nghiệm, thực hành, qua việc đọc SGK và các tài liệu liên quan; các phương tiện thông tin đại chúng như internet, ti vi, sách báo để từ đó có được kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng tư duy bình luận phê phán qua việc phân tích, đối chiếu các thông tin. Từ đó phân tích các chọn lựa và trình bày các ý tưởng qua việc viết báo cáo và trình bày các thông tin Sinh học.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua việc xử lí các tình huống liên quan đến nội dung bài học, thực tiễn sản xuất và cuộc sống, qua đó có được các kĩ năng nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thực tiễn, áp dụng vào thực tiễn.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học Sinh học nói riêng và đổi mới phương pháp dạy học nói chung là việc tổ chức cho HS các hoạt động nhận thức, qua đó HS hoạt động nhóm, tự lực, cùng nhau thu thập thông tin rồi xử lí thông tin bằng cách so sánh, phân tích, khái quát tạo điều kiện cho việc giáo dục kĩ năng sống. Qua đó hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử hoà nhã với bạn bè, lắng nghe tích cực, thái độ tự tin, tích cực trong giờ học, có trách nhiệm và có kĩ năng quản lí thời gian, từ đó có kĩ năng tự khẳng định bản thân, nhận biết giá trị bản thân khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến của mình trước tổ, nhóm, lớp cũng góp phần giúp các em tăng khả năng tự tin, rèn kĩ năng thuyết trình trước đám đông.
- Kĩ năng ra quyết định: sau khi thu thập và xử lí thông tin, HS lựa chọn các giả thuyết khác nhau và ra quyết định nội dung kiến thức cần chiếm lĩnh.
- Kĩ năng phòng tránh thiên tai và các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường sống xung quanh các em.
Tóm lại hầu như bài nào, nội dung nào trong chương trình Sinh học THCS cũng có thể góp phần giáo dục kĩ năng sống với các mức độ khác nhau.
III. Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học (Trích- Lớp 8)
Tên bài
Các KNS cơ bản được GD
PP/KTDH tích cực
có thể sử dụng
Ghi chú
Bài 5. Thực hành: Quan sát tế bào và mô
- Kĩ năng hợp tác nhóm để chuẩn bị mẫu và quan sát.
- Kĩ năng chia sẻ thông tin đã quan sát được.
- Kĩ năng quản lí thời gian đảm nhận trách nhiệm được phân công.
- Thực hành
- Hoàn tất một nhiệm vụ
Bài 8. Cấu tạo và tính chất của xương
- Kĩ năng giải thích những vấn đề thực tế như: Vì sao người ta thường cho trẻ sơ sinh ra tắm nắng? Vì sao người ta thường nắn chân trẻ sơ sinh?
- Kĩ năng lắng nghe/phản hồi tích cực
- Kĩ năng hợp tác ứng xử/giao tiếp trong khi thảo luận
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, tìm kiếm thông tin trên internet để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và tính chất của xương.
- Hỏi chuyên gia
- Thảo luận nhóm nhỏ
- Động não
- Vấn đáp - tìm tòi
...
...
...
...
Bài 44. Thực hành: Tìm hiểu chức năng của tủy sống
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát giáo viên làm mẫu để tìm hiểu chức năng của tủy sống.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe/phản hồi tích cực.
- Kĩ năng ứng xử/giao tiếp trong khi làm thí nghiệm.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm.
- Hoạt động nhóm
- Trực quan
- Báo cáo 1 phút
- Thực hành - quan sát
Bài 54. Vệ sinh hệ thần kinh
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, sách báo để xác định các biện pháp bải vệ hệ thần kinh.
- Kĩ năng từ chối: không sử dụng lạm dụng các chất kích thích hay ức chế hệ thần kinh.
- Kĩ năng lắng nghe/phản hồi tích cực, ứng xử/giao tiếp trong khi thảo luận.
- Hoạt động nhóm
- Báo cáo 1 phút
- Vấn đáp - tìm tòi
- Trực quan
….
…
…
...
Bài 65. Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK tìm hiểu vì sao HIV/AIDS là đại dịch thảm họa của loài người, từ đó ra quyết định làm thế nào góp phần ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.
- Kĩ năng giao tiếp: cảm thông chia sẻ và động viên, giúp đỡ người không may bị AIDS/HIV và người thân của họ.
- Kĩ năng kiên định: biết cách từ chối những hành vi dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt trong sinh hoạt tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy,...
- Thảo luận cặp đôi
- Thảo luận nhóm nhỏ
- Hỏi chuyên gia
Chúng em biết 3 (làm việc theo nhóm 3 HS)
- Viết tích cực
C. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
I. Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD
Môn GDCD trường THCS là một môn học có nhiều khả năng giáo dục kĩ năng sống cho HS. Điều đó thể hiện ở:
1. Môn GDCD trường THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần thiết đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; qua đó, học sinh được trang bị những phương thức ứng xử cần thiết, có đạo đức, có văn hóa, phù hợp với những quy định của pháp luật, giúp học sinh biết sống hoà nhập trong đời sống xã hội hiện tại với tư cách là một chủ thể tích cực, năng động và làm một công dân có ích trong tương lai.
Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD bản thân nó đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục kĩ năng sống, phù hợp với trọng tâm của giáo dục kĩ năng sống là quá trình đối thoại, tương tác lẫn nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của bản thân người học để thực hành kĩ năng; phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống.
2. Một trong những đặc điểm của môn GDCD trường THCS là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục. Bên cạnh nội dung cốt lõi, mang tính chất ổn định, còn có các nội dung giáo dục các vấn đề xã hội (giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, giáo dục sức khỏe sinh sản, an toàn giao thông, giáo dục giới tính, ...) nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách, hình thành ở HS quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống, của đất nước, của thời đại, giúp HS có đủ bản lĩnh hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Vì vậy việc tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào môn GDCD là điều có thể thực hiện và phù hợp với xu thế hiện nay.
3. Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không thể chỉ xuất phát từ yêu cầu của người lớn, của nhà giáo dục mà phải xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển của trẻ. Cách tiếp cận giáo dục kĩ năng sống giúp cho trẻ có những kĩ năng thiết thực để sống an toàn, lành mạnh, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ, làm cho trẻ quan tâm, hứng thú học tập, có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội các chuẩn mực một cách chủ động, tự giác.
II. Mục tiêu giáo dục KNS qua môn GCDC trường THCS
Giáo dục KNS trong môn GDCD trường THCS nhằm giúp HS:
- Hiểu được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân có thể sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của các em.
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, biết xử lí linh hoạt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày thể hiện lối sống có đạo đức, có văn hóa; có kĩ năng tự bảo vệ mình trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn và lành mạnh của bản thân; rèn luyện lối sống có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng.
- HS có nhu cầu rèn luyện kĩ năng sống trong cuộc sống hằng ngày; ưu thích lối sống lành mạnh, có thái độ phê phán đối với những biểu hiện thiếu lành mạnh; tích cực, tự tin tham gia các hoạt động để có được các kĩ năng và quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
III. Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD (Trích-Lớp 9)
Tên bài
Các KNS cơ bản được GD
PP/KTDH tích cực
có thể sử dụng
Ghi chú
Bài 1. Chí công vô tư
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin về cuộc vận động chống tham nhũng ở địa phương và trên cả nước hiện nay
- KN trình bày suy nghĩ của bản thân về chí công vô tư, về ý nghĩa của chí công vô tư đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, về vấn đề chống tham nhũng hiện nay
- KN tư duy phê phán (biết phê phán những thái độ, hành vi, việc làm không chí công vô tư)
- KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện thái độ chí công vô tư
- Động não
- Phân tích trường hợp điển hình
- Thảo luận nhóm
- Dự án
- Trình bày 1 phút
Bài 2. Tự chủ
- Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định hành động phù hợp để thể hiện tính tự chủ)
- Kĩ năng kiên định trước những áp lực tiêu cực của bạn bè
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi bảo vệ ý kiến của bản thân
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
- Thảo luận nhóm
- Xử lí tình huống
- Đóng vai
- Động não
- Khăn trải bàn
- Bày tỏ thái độ
Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- KN tư duy phê phán (Biết phê phán những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân như: kết hôn sớm, bạo lực gia đình,...)
- KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng (Biết trình bày những suy nghĩ của bản thân về quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân)
- KN thu thập và xử lí thông tin (Biết thu thập thông tin về tình hình thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình ở địa phương).
- Thảo luận nhóm,
- Nghiên cứu trường hợp điển hình,
- Xử lí tình huống,
- Dự án
- Động não,
Phòng tranh,
Bày tỏ thái độ
Bài 14. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- KN tư duy phê phán (Biết phê phán đánh giá các thái độ, hành vi, việc làm vi phạm Luật lao động)
- KN thu thập và xử lí thông tin (về việc thực hiện Luật lao động ở địa phương)
- KN giao tiếp
- Thảo luận nhóm
- Nghiên cứu trường hợp điển hình
- Dự án
- Động não
- Phòng tranh
- Bày tỏ thái độ
- Hỏi chuyên gia
File đính kèm:
- GD KNS TRONG MON DIA LY.doc