Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn kể chuyện ở Tiểu học

Trong thời đại hiện nay khi khoa học công nghệ cùng với trình độ dân trí cao là thước đo đánh giá cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người được coi là một trong những quốc sách hàng đầu của mỗi nước Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được rất rõ vai trò của việc giáo dục và đào tạo con người trong giai đoạn mới nên đã có những chính sách ưu tiên và phát triển nền giáo dục một cách hớp lí. Chính vì vậy cùng với các ngành nghề khác, công tác giáo dục đào tạo học sinh một cách toàn diện đóng vị trí rất quan trọng. Hiện nay vấn đề này là yêu cầu cần thiết mang tính cấp bách đối với những người làm công tác giáo dục.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2404 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn kể chuyện ở Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân vật được biểu hiện trong câu chuyện. Để có được điều đó thì người giáo viên phải biết hướng cho học sinh biết tìm hiểu và khai thác tốt nội dung câu chuyện. Với những kiến thức đã học được trong trường sư phạm cùng với những kiến thức thực tế qua giảng dạy và nghiên cứu phân môn kể chuyện lớp 2. Qua quá trình dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh tôi thấy rằng: Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện đạt hiệu quả cao phải có các biện pháp sau: - Trước khi lên lớp người giáo viên phải có một giáo án tốt. Muốn giúp cho học sinh tìm hiểu bài tốt trước hết người giáo viên phải cảm thụ vào vai thật tốt, thật sâu sắc nội dung câu chuyện, phải hiểu và diễn đạt từng lời nói nhân vật để giáo dục cho các em hiểu thế nào là cái hay, cái thiện, các ác. - Khi kể chuyện người giáo viên phải có kỹ năng sử dụng giọng điệu, thay đổi lời kể, chọn điểm ngừng hoặc nghỉ, điểm nhấn, các yếu tố phi ngôn ngữ, các đồ dùng dạy học, tranh minh hoạ để diễn tả nội dung câu chuyện. - Phải động viên, khuyến khích, tạo hứng thú để học sinh tìm cách diễn đạt nội dung câu chuyện cho phù hợp, kể chuyện phải hấp dẫn, phải có sự truyền cảm. Người kể phải thu hút người nghe vào câu chuyện, tạo cho người nghe cùng vui, giận, cảm thông với diễn biến số phận của nhân vật với tình huống, cảnh ngộ trong truyện. - Luôn cải tiến phương pháp, sử dụng linh hoạt để luyện kể cho học sinh. Chẳng hạn, giáo viên có thể để câu chuyện có kết thúc mờ. Sau đó yêu cầu cả lớp thảo luận để kể tiếp câu chuyện và cử đại diện kể phần kết thúc câu chuyện đó. Các nhóm khác cũng làm tương tự, cùng thảo luận kể. Sau đó nhận xét xem nhóm nào kể tốt nhất. - Nghiên cứu kỹ đặc điểm ngôn ngữ, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật, xem kỹ các tình tiết, các sự kiện và sự phát triển của chúng. - ở phần củng cố giáo viên có thể đặt 1, 2 câu hỏi hoặc có thể để cho học sinh kể lại nội dung câu chuyện để nâng cao năng lực cho học sinh. Từ đó học sinh thấy được giáo dục đạo đức là rất quan trọng. Vì vậy mỗi học sinh cần có ý thức tự rèn luyện đạo đức cho bản thân. - Cuối mỗi tiết học giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị ở nhà cho câu chuyện lần sau. Nghiên cứu trước bài ở nhà và thấy được bài có ý nghĩa như thế nào? Thông qua đó các em sẽ học tập tốt, hiểu bài nhanh hơn. Sau đây là tiết dạy của tôi: Tên bài dạy: Quả tim khỉ Tiếng việt lớp 2 tập 2 I. Mục tiêu 1. Rèn kỹ năng nói:- Học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện. - Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện. Bước đầu thể hiện đúng giọng người kể chuyện, giọng khỉ, giọng Cá Sấu. 2. Rèn kỹ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đúng lời kể của bạn, biết kể tiếp được lời kể của bạn. II. Đồ dùng: - 4 tranh minh hoạ sách giáo khoa, mặt nạ Khỉ, Cá Sấu - Nội dung câu chuyện III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Gọi h/ s phân vai kể lại câu chuyện: “ Bác sĩ Sói” - Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (1 phút) 2. Hướng dẫn kể chuyện: (24 phút) - Kể câu chuyện lần 1 * Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện - Yêu cầu h/s quan sát tranh ..... - Ghi bảng Tranh 1: khỉ kết bạn với Cá Sấu Tranh 2: Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà Tranh 3: Khỉ thoát nạn Tranh 4: Bị Khỉ mắng Cá Sấu tẽn tò, lủi mất - Yêu cầu h/s kể theo nhóm rồi các nhóm thi kể trước lớp - HD h/s nhận xét *Phân vai dựng lại câu chuyện - HD h/s tự lập nhóm. Mỗi nhóm 3 em dựng lại câu chuyện 3. Củng cố – tổng kết: (5 phút) - Khỉ là con vật như thế nào ? - Cá Sấu là con vật như thế nào ? - Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Trong tình bạn phải chân thật, không dối trá, những kẻ bội bạc, giả dối sẽ không bao giờ có bạn. . khi bị lừa phải bình tĩnh nhanh trí tìm kế để thoát thân) - Yêu cầu 1 h/s kể lại truyện - Nhận xét giờ dạy Hoạt động của trò - 3 h/ s nhận vai kể lại câu chuyện - HS khác theo dõi, nhận xét - Theo dõi - Quan sát kỹ từng tranh và nói vắn tắt nội dung mỗi tranh - Theo dõi nhẩm theo - Kể nối tiếp đoạn theo nhóm 4 - Các nhóm thi kể - Theo dõi, nhận xét - Nhận vai và kể lại câu chuyện - Các nhóm thi kể chuyện theo vai trước lớp. Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất. - Khỉ tốt bụng thật thà thông minh. - Cá Sấu giả dối, bội bạc, xảo quyệt, độc ác. - Phát biểu tự do - h/s giỏi kể lại cả câu chuyện. Chương 3: phương pháp và kết qủa nghiên cứu I. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 2. Phương pháp điều tra 3. Phương pháp trao đổi 4. Phương pháp quan sát 5. Phương pháp thực nghiệm Trong quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy những kinh nghiệm về “ Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 trong giờ kể chuyện”. Để các em có thêm kỹ năng tiếp cận với các lớp trên được tốt, thì mỗi giáo viên khi dạy phân nôm kể chuyện phải bám sát và vận dụng vào 5 phương pháp trên. Có như vậy bài học mới sinh động gây được hứng thú cho các em học sinh. II. Kết quả nghiên cứu Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và thực tế dẫn đến việc học sinh có những hành vi đạo đức không đúng, hay nói tục, chửi bậy của học sinh trường Tiểu học Hoàng Quế. Đồng thời tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp và áp dụng một số kinh nghiệm, biện pháp khắc phục về rèn cho học sinh có hành vi đạo đức đúng thông qua phân môn kể chuyện của bản thân đối tượng là học sinh lớp 2B do tôi chủ nhiệm. Tôi thấy chất lượng đạo đức của học sinh tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt là học sinh có hành vi đạo đức chưa đúng giảm hẳn, số học sinh có hành vi đạo đức đúng, ứng sử lịch sự được tăng lên cụ thể. Đầu năm khảo sát: Học sinh có những hành vi đạo đức đúng: 17 em Học sinh có những hành vi đạo đức chưa đúng: 10 em Qua theo dõi hằng ngày cho đến nay lớp tôi đã đạt được kết quả như sau: Học sinh có những hành vi đạo đức đúng: 27 em Học sinh có những hành vi đạo đức chưa đúng: 0 em Có được kết quả trên đã khảng định được sự cố gắng trong việc tìm tòi biện pháp khắc phục tình trạng học sinh có những hành vi đạo đức không đúng tiến tới có hành vi đạo đức đúng trong mọi nơi, mọi lúc đó mới là cái đích của người giáo viên hướng tới. C. Phần kết luận - kiến nghị I. phần kết luận: Quả thật, phân môn kể chuyện có sức mạnh riêng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. Nó góp phần phát triển cảm xúc thẩm mĩ, giúp các em biết yêu cái đẹp, cái thiện, lòng nhân ái bao dung, ghét những thói hư tật xấu, sự giả dối gian ác, bội bạc. Nhờ có những câu chuyện mà học sinh nhận thức thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà bằng cả trái tim. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là rất cần thiết. Để làm được điều đó người giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, không ngừng học hỏi có phương pháp dạy thích hợp, có giọng kể hay, hấp dẫn kết hợp với các yếu tố phụ trợ khác như: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để gây hứng thú cho học sinh. Qua thời gian nghiên cứu, làm đề tài và thực hiện các tiết dạy kể chuyện tôi thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh có nhiều tiến bộ. Các em đã học được những phẩm chất tốt đẹp, những đức tính cần thiết của người lao động mới. Các em biết vận dụng những đức tính đó vào trong cuộc sống hằng ngày. Là một giáo viên Tiểu học tôi luôn mong muốn mình sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc tu dưỡng, rèn luyện học sinh trở thành những con ngoan, trò giỏi, trở thành những con người phát triển toàn diện. Điều đó đã thôi thúc tôi hoàn thành đề tài này. II. phần kiến nghị: Qua đây tôi mong rằng các cấp, các ban ngành quan tâm hơn nữa với sự nghiệp trồng người, đối với các cấp học nói chung và cấp Tiểu học nói riêng được tiến hành thường xuyên và liên tục. Với ngành, phòng mở nhiều chuyên đề cấp cụm, cấp huyện, cấp tỉnh để chúng tôi được giao lưu học hỏi lẫn nhau có như vậy sẽ năng cao tay nghề cho mỗi giáo viên và tận dụng vào thực tế giảng dạy của mình để đi tới đỉnh cao của Tiếng Việt. Hoàng Quế, ngày 20 tháng 5 năm 2009 Người viết: Hoàng Thị Toán D. tài liệu tham khảo – phụ lục I. tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 (tập 1 + 2) 2. Sách giáo viên Tiếng Việt 2 (tập 1 + 2) 3. Sách thiết kế bài dạy Tiếng Việt 2 4. Sách phương pháp giảng dạy Tiếng Việt 2 5. Tạp chí khoa học 6. Các tập san nghiên cứu giáo dục thời đại II. Phụ lục A. Phần mở đầu I . Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Thời gian - địa điểm IV. Đóng góp mới về mặt lý luận, thực tiễn B. Phần nội dung Chương 1: Tổng quan - Cơ sở lý luận - Nghiên cứu thực tiễn - Thiết kế giáo án - Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu 1. Cơ sở lý luận 2. Nghiên cứu thực trạng 3. Thực tế giảng dạy Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu 2. Kết quả nghiên cứu C. Phần kếtt luận, kiến nghị 1. Phần kết luận 2. Phần kiến nghị D. Tài liệu tham khảo - phụ lục 1. Tại liệu tham khảo 2. Phụ lục Nhận xét của Hội đồng khoa học cấp trường - Phòng giáo dục Mục lục STT nội dung Trang 1 Phần thứ nhất I. Phần mở đầu - Lý do chọn đề tài 1 - Mục đích nghiên cứu 3 - Thời gian, địa điểm nghiên cứu 3 - Đóng góp mới về lý luận, thực tiễn 4 phần nội dung 2 II. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về vần đề nghiên cứu 4 Chương 2: Nội dung nghiên cứu 4 - Cơ sở lý luận 4 - Nghiên cứu thực trạng 10 - Thực tế giảng dạy 12 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – kết quả nghiên cứu 19 phần thứ ba 3 Phần kết luận – Kiến nghị 20 phần thứ tư 4 Tài liệu tham khảo - Mục lục 22 phần thứ năm 5 Nhận xét của Hội đồng khoa học cấp trường- Phòng Giáo dục 25 phần thứ năm nhận xét của hội đồng khoa học: 1. cấp trường …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 2.phòng giáo dục ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docSKKN Giao duc dao duc lop 2.doc
Giáo án liên quan