Giáo Dục Công Dân Lớp 6 - Tuần 4 - Bài 3: Tiết Kiệm

* Trong bài tập 3: Chọn câu đúng nói về tính siêng năng:

1- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn. 2- Năng nhặt chặt bị.

3. Một người siêng bằng ba người nhác. 4- Liệu cơm gắp mắm.

5. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. 6. Thức khuya dậy sớm.

7- Kiến tha lâu cũng đầy tổ. 8- Có chí thì nên.

9- Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng.

10- Góp gió thành bão.

* Đáp án:

 + Câu nói về siêng năng là: 1,2,3,5,6,7,9. (Câu 2 vừa biểu hiện siêng năng, vừa tiết kiệm)

 + Câu 5 :cả siêng năng và kiên trì. + Câu 8: kiên trì.

 + Câu 2,4,10: “Siêng năng là gốc của giàu – Tiết kiệm là nguồn của giàu”.

Người biết chăm chỉ, bền bỉ làm việc để có thu nhập cao, nhưng nếu không biết tiết kiệm trong tiêu dùng thì cuộc sống vẫn bị nghèo khổ - Vậy em đã tiết kiệm ntn? Không chỉ biết tiết kiệm trong tiêu dùng mà còn tiết kiệm về mặt nào nữa ? Chúng ta cùng tìm hiểu→ Bài 3:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Dục Công Dân Lớp 6 - Tuần 4 - Bài 3: Tiết Kiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Bài 3(1 tiết): TIẾT KIỆM 3. Giới thiệu bài mới: * Trong bài tập 3: Chọn câu đúng nói về tính siêng năng: 1- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn. 2- Năng nhặt chặt bị. 3. Một người siêng bằng ba người nhác. 4- Liệu cơm gắp mắm. 5. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa. 6. Thức khuya dậy sớm. 7- Kiến tha lâu cũng đầy tổ. 8- Có chí thì nên. 9- Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng. 10- Góp gió thành bão. * Đáp án: + Câu nói về siêng năng là: 1,2,3,5,6,7,9. (Câu 2 vừa biểu hiện siêng năng, vừa tiết kiệm) + Câu 5 :cả siêng năng và kiên trì. + Câu 8: kiên trì. + Câu 2,4,10: “Siêng năng là gốc của giàu – Tiết kiệm là nguồn của giàu”. Người biết chăm chỉ, bền bỉ làm việc để có thu nhập cao, nhưng nếu không biết tiết kiệm trong tiêu dùng thì cuộc sống vẫn bị nghèo khổ - Vậy em đã tiết kiệm ntn? Không chỉ biết tiết kiệm trong tiêu dùng mà còn tiết kiệm về mặt nào nữa? Chúng ta cùng tìm hiểu→ Bài 3: I- Tìm hiểu truyện đọc: Thảo và Hà (sgk tr 8+9) H1: Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? (sgk-9) - Không SD tiền công đan giỏ của mình để đi chơi. - Dành tiền đó để mua gạo. H3: Suy nghĩ và hành vi của Hà: (sgk -9) - Trước khi đến nhà Thảo : Đề nghị mẹ thưởng tiền để liên hoan với các bạn. - Sau khi đến nhà Thảo: Thấy được việc làm của Thảo, Hà khóc, ân hận, tự hứa quyết định tiết kiệm trong tiêu dùng. H4: Em có nhận xét gì về việc làm của Thảo và suy nghĩ của Hà? Cả 2 ( Suy nghĩ của Hà sau khi đến nhà Thảo) đều thể hiện là người biết tiết kiệm, SD đồng tiền hợp lí. Biết quan tâm, quí trọng kết quả LĐ của cha mẹ. II- Nội dung bài học 2. Vì sao phải tiết kiệm? * Các biểu hiện tiết kiệm trong gia đình, nhà trường, xã hội (Tkbg-26): Giấy A4 H5: * Tiết kiệm của cải vật chất có lợi gì? Tích luỹ vốn để tập trung SX, phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, XH – Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Tiết kiệm của cải vật chất và TNTN là góp phần giữ gìn, cải thiện môi trường. * Cách tiết kiệm(Tích hợp môi trường): - Làm giảm lượng rác thải ra MT; tránh suy kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái. - Các hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ MT: + Hạn chế SD đồ dùng làm bằng các chất khó phân huỷ như đồ dùng bằng ni lông, đồ nhựa + Trong SX: tận dụng và tái chế đồ dùng bằng vật liệu cũ, thừa, hỏng + Khai thác hợp lí, tiết kiệm các nguồn tài nguyên (rừng, động thực vật, khoáng sản..) - Cần thực hành tiết kiệm ở mọi nơi, mọi lúc: + Giữ gìn đồ dùng được lâu bền. + Hạn chế sử dụng và SD lại bao ni lông, đồ dùng bằng nhựa + Tiết kiệm nước sạch. * Tiết kiệm công sức có lợi gì? Để làm việc được nhiều hơn, đạt hiệu quả cao. * Tiết kiệm thời gian có lợi gì? Hãy quí thời gian, “coi thời gian là vàng ngọc”và tận dụng thời gian làm việc có ích. Để làm việc được nhiều hơn, đạt hiệu quả cao hơn. *KL: - Điều quan trọng là khi làm việc gì hãy cố gắng tập làm thế nào để mất ít thời gian công sức và vật liệu mà đạt kết quả tốt. Cần có kế hoạch và có sự cân nhắc kĩ lưỡng trước khi bắt tây vào công việc. - Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” - Không phải chỉ nghèo mới tiết kiệm, mà tiết kiệm là 1 yêu cầu, 1 nguyên tắc của lối sống và làm việc hiện đại- “Tiết kiệm là quốc sách”. * Mở rộng: - Tiết kiệm trái với hoang phí, xa hoa - Tiết kiệm khác với keo kiệt, bủn xỉn (vì đó là 1 biểu hiện quá đáng của tiết kiệm) CÁCH NGÔN, CA DAO, TỤC NGỮ NÓI VỀ TÍNH TIẾT KIỆM 1- Năng nhặt chặt bị 2- Góp gió thành bão 3- Của bền tại người 4- Ăn chắc mặc bền 5- Liệu cơm gắp mắm 6- Tích tiểu thành đại 7- Ít chắt chiu hơn nhiều vung phí 8- Nhịn thuốc mua trâu, nhịn trầu mua ruộng 9- Đi đâu mà chẳng ăn dè Đến khi ăn hết lại ghè chẳng ra 10 - Tiết kiệm có sẵn đồng tiền Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai 11- Những nhà to được xây nên từ nhà bếp nhỏ (Pháp) 12- Sự giàu có là do hai tay : một tay là sự khéo léo, một tay là sự tiết kiệm (Italia) 13- Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư (Hồ Chí Minh) 14- Sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm . SX mà không tiết kiệm khác nào gió vào nhà trống . (Hồ Chí Minh) * Ca dao: Được mùa chớ phụ ngô khoai Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng. *Danh ngôn: “Người ta làm giàu bằng mồ hôi nước mắt mà hơn thế nữa bằng sự tiết kiệm” * Tục ngữ: - Thắt lưng, buộc bụng. - Nên ăn có chừng, dùng có mực. - Chẳng lo trước ắt luỵ sau. . CÁCH NGÔN, CA DAO, TỤC NGỮ NÓI VỀ SỰ HOANG PHÍ: 1- Cơm thừa, gạo thiếu. 2- Miệng ăn, núi lở. 3- Vung tay quá trán. 4- Bóc ngắn, căn dài 5- Kiếm củi ba năm thiêu một giờ. * Trong tất cả những sự lãng phí, cái đáng trách nhất là lãng phí thời giờ” MARIELESZCZYNSKA.

File đính kèm:

  • docTu lieu GDCD 6 Bai 3 Tiet kiem.doc
Giáo án liên quan