I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kĩ năng:
- HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập.
3. Thái độ:
- HS biết lập kế hoạc học tập, lao động, nghĩ ngơi, tham gia hoạt động xã hội.
II. CÁC KỸ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
-Kỹ năng tư duy, phê phán, đánh giá ý thức tự giác trong các hoạt động tập thể; Kỹ năng đảm nhận các trách nhiệm trong các hoạt động xã hội.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là lịch sự, tế nhị?
- Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị?
3. Bài mới
- Giới thiệu bài: Đọc trên báo TNTP, chúng ta đã được biết nhiều tấm gương học giỏi, chăm ngoan, nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể một cách tích cực, tự giác. Vậy để hiểu điều đó có ý nghĩa gì, hôm nay cô trò ta cùng nhau tìm hiểu bài “ Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội”.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục công dân lớp 6 - Jrang Cil Cao Trang - Tuần 12 - tiết 12 - bài 10: tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 12 / 11/ 2012
Tiết 12 Ngày dạy: 14 / 11/ 2012
BÀI 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kĩ năng:
- HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập.
3. Thái độ:
- HS biết lập kế hoạc học tập, lao động, nghĩ ngơi, tham gia hoạt động xã hội.
II. CÁC KỸ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
-Kỹ năng tư duy, phê phán, đánh giá ý thức tự giác trong các hoạt động tập thể; Kỹ năng đảm nhận các trách nhiệm trong các hoạt động xã hội.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định: kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là lịch sự, tế nhị?
- Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị?
3. Bài mới
- Giới thiệu bài: Đọc trên báo TNTP, chúng ta đã được biết nhiều tấm gương học giỏi, chăm ngoan, nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn thể một cách tích cực, tự giác. Vậy để hiểu điều đó có ý nghĩa gì, hôm nay cô trò ta cùng nhau tìm hiểu bài “ Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC
GV: Gọi HS đọc truyện
GV: Trương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì?
HS: Trả lời
GV: Để thực hiện mơ ước của mình Chi đã làm gì?
GV: Động cơ nào giúp Chi tích cực tự giác như vậy?
GV: Em học tập được những gì ở bạn Chi?
I. Truyện đọc:
Điều ước của Trương Quế Chi :
- Ước mơ trở thành con ngoan trò giỏi
- Ước mơ trở thành nhà báo
-Những mơ ước đó trở thành động cơ của những hành động tự giác, tích cực, đáng được học tập, noi theo.
HOẠT ĐỘNG 2: NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Từ câu chuyên trên em hiểu thế nào tích cực và tự giác?
- GV: Hoạt động tập thể là gì? Hãy nêu một số nội dung của hoạt động tập thể?
- GV: Hoạt động xã hội là gì? Nêu một số nội dung về hoạt động xã hội?.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.
- Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức.
- Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao...
- Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức.
- Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác....
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/ tr. 24
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
5. Đánh giá:
Tình huống: Bạn Đức rất hiếu học, là học sinh giỏi, lại chăm ngoan, nhưng bạn rất ngại khi tham gia các họat động do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức, không mấy khi chịu vận động vui chơi, vì sợ mất thời gian học tập, bạn không thích quan tâm đến ai. Chỉ cần lo cho bản thân mình học tốt là đủ. Đức suốt ngày như con mọt sách, vóc dáng như ông cụ non, nhìn Đức ai cũng ái ngại.
- Theo em cách sống của Đức có chỗ nào cần điều chỉnh?
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài, làm bài tập SGK/24.
- Xem trước tiết tiếp theo.
7. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 12 GDCD 6 Tiet 12.docx