I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Củng cố lại nội dung kiến thức từ bài 14 đến bài 22.
2. Kĩ năng: - Vận dụng các công thức có liên quan để giải bài tập.
- Kiến thức về cơ năng giải thích hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, giải thích các hiện tượng, các ví dụ.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Một số câu hỏi và câu trả lời.
2. HS: - Xem trước bài đã học trong sgk
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Nhiệt năng là gì? nhiệt lượng là gì, kí hiệu, đơn vị?
- Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng, kể ra? Cho ví dụ ?
3. Tiến trình:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 8 - Tiết 27: Ôn tập - Năm học 2013-2014 - Phan Quang Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn: 09-03-2014
Bài: ÔN TẬP
Tiết : 27 Ngày dạy : 11-03-2014
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Củng cố lại nội dung kiến thức từ bài 14 đến bài 22.
2. Kĩ năng: - Vận dụng các công thức có liên quan để giải bài tập.
- Kiến thức về cơ năng giải thích hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: - Nghiêm túc, giải thích các hiện tượng, các ví dụ.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Một số câu hỏi và câu trả lời.
2. HS: - Xem trước bài đã học trong sgk
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Nhiệt năng là gì? nhiệt lượng là gì, kí hiệu, đơn vị?
- Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng, kể ra? Cho ví dụ ?
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết:
- Cho Hs nêu khái niệm công suất? công thức, đơn vị?
- GV nhận xét cho hs ghi vào vở.
- Thế nào gọi là cơ năng? thế năng? động năng?
- GV nhận xét câu trả lời của hs
- Các chất được cấu tạo như thế nào? giữa các phân tử nguyên tử có khoảng cách không?
- GV nhận xét câu trả lời hs
- GV nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? trình bày thí nghiệm?
- Nêu khái niệm về nhiệt năng? nhiệt lượng? kí hiệu đơn vị nhiệt lượng?
- HS trả lời câu hỏi gv.
- HS nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi gv.
- HS
- HS trả lời câu hỏi gv
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi gv
- HS trả lời câu hỏi gv
I. Lí thuyết:
1. Công suất: Là công thực hiện trong một đon vị thời gian.P=
* Đơn vị công suất: là Jun/ giây (J/s) được gọi là oát, kí hiệu là W
1W = 1 J/s;1KW = 1000 W
1MW = 1000 KW
2. Cơ năng: Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng.
Cơ năng đơn vị Jun.
* Thế năng hấp dẫn là thế năng được xác định bỡi vị trí của vật so với mặt đất. Vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 0
* Thế năng đàn hồi là thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi
+ Thế năng phụ thuộc vào khối lượng, độ cao, ở dưới đất thế năng bằng 0, độ biến dạng.
* Động năng: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
+ Động năng phụ thuộc vào khối lượng , vận tốc .
3. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử. Giữa các phân tử có khoảng cách
4. Các phân tử nguyên tử chuyển động không ngừng
Sự chuyển động các phân tử nguyên tử phụ thuộc vào nhiệt độ
5. Nhiệt năng: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật
- Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
- Các cách làm thay đổi nhiệt năng: Thực hiện công, truyền nhiệt, ví dụ
Nhiệt lượng: Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng
Kí hiệu: Q; Đơn vị: Jun (J)
Hoạt động 2: Vận dụng:
- GV yc hs đọc đề và tóm tắt đề bài 1
- GV hd hs giải
GV cho hs nhắc lại công thức tính công suất, đơn vị và các công thức có liên quan
GV gọi hs lên bảng giải
- GV nhận xét
- Cho HS làm bài 2 với phương pháp giải tương tự bài 1
- GV yc hs đọc và tóm tắt đề bài 3
- GV yc hs nhắc lại công thức tính vận tốc thực hiện theo sơ đồ
v=s/t= A/F.t=P/F
s=A/F
- GV khuyến khích hs giải cách khác
- HS đọc đề và tóm tắt đề toán
- HS hoạt động cá nhân giải bài 1
- HS lên bảng giải
- HS khác theo dõi nhận xét
- HS thực hiện bài 2 ở nhà
- HS đọc và tóm tắc đề bài 3
- HS giải theo sơ đồ (hoặc giải theo cách khác)
II. Vận dụng:
Bài 1: Một cần trục nâng một vật có khối lượng 600 kg lên độ cao 4,5m trong thời gian 12s .Tính công suất của cần trục?
Giải
Trọng lượng của vật:
P = 600 .10 = 6000N.
Công thực hiện được của cần trục: A =F.s = 6000N. 4,5m
= 27.000J
Tính công suất: P = A/t
= 27000J / 12s = 2250 W
Bài 2: Một con Ngựa kéo một xe đi đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N. Tính công suất của ngựa?
Giải
Trong 1h(3600s) ngựa kéo xe đi đoạn đường là s= 9km
=9000m
Công lực kéo của ngựa là:
A=F.s=200.9000=1 800 000J
Công suất của ngựa là:
p=A/t=1800 000/3600=500w
Bài 3: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N.Trong 5 phút công thực hiện được là 360 000J.Tính vận tốc xe ngựa?
Giải
Công suất của con ngựa:
P=A/t=360 000/300=1200 (J)
Mặt khác ta lại có công thức P= F.v v =P/F =1200/ 600
v= 2(m/s)
vận tốc ngựa là 2(m/s)
IV. Củng cố: - Hệ thống hóa các nội dung bài học cho HS.
V. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập từ bài Công suất đến bài dẫn nhiệt chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
- Tiếp tục thực hiện bài tập vận dụng đã học trong sgk.
Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 27 Ly 8 Tiet 27 nam 20132014.doc