I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
2. Kĩ năng: - Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ sự dẫn nhiệt kém của chất khí và chất lỏng.
3. Thái độ: - Yêu thích môn học, tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Các dụng dụng thí nghiệm như hình 22.1-22.2-22.3-22.4SGK.
2. HS: - Xem trước bài ở nhà .
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Nhiệt năng là gì? mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ.
- Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng?
3. Tiến trình:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 8 - Tiết 26, Bài 22: Dẫn nhiệt - Năm học 2013-2014 - Phan Quang Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Ngày soạn: 02-03-2014
Bài 22:
DẪN NHIỆT
Tiết : 26 Ngày dạy : 04-03-2014
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
2. Kĩ năng: - Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ sự dẫn nhiệt kém của chất khí và chất lỏng.
3. Thái độ: - Yêu thích môn học, tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Các dụng dụng thí nghiệm như hình 22.1-22.2-22.3-22.4SGK.
2. HS: - Xem trước bài ở nhà .
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Nhiệt năng là gì? mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ.
- Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng?
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bi mới:
- Để thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt. Vậy chúng được thực hiện bằng cách nào?Vào bài mới
- HS đề xuất phương án giải quyết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dẫn nhiệt:
- GV tiến hành làm thí nghiệm hình 22.1 SGK.
- Cho HS trả lời câu C1, C2, C3?
- Cho hs tìm ví dụ về sự dẫn nhiệt đồng thời phân tích sự đúng sai của ví dụ này?
- Quan sát thí nghiệm hình 22.1 SGK
- Trả lời C1; C2;C3
C1: Nhiệt đã được truyền đến sáp và làm cho sáp chảy ra.
C2: Theo thứ tự từ a, b, c, d, e.
C3: Nhiệt được truyền từ đầu A đến đầu B của thành đồng.
- Tìm ví dụ về sự dẫn nhiệt đồng thời phân tích sự đúng sai của ví dụ này
I. Sự dẫn nhiệt:
1. Thí nghiệm:
2. Trả lời câu hỏi:
C1: Nhiệt đã được truyền đến sáp và làm cho sáp chảy ra.
C2: Theo thứ tự từ a, b, c, d, e.
C3: Nhiệt được truyền từ đầu A đến đầu B của thành đồng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất:
- GV tiến hành làm thí nghiệm hình 22.2 SGK
- Hướng dẫn hs trả lời C4,C5
- Cho đại diện nhóm trả lời câu hỏi C4,C5?
- Cho nhóm khác nhận xét nội dung câu trả lời?
- GV chốt lại nội dung trả lời và cho các ghi vở.
- GV tiến hành làm thí nghiệm hình 22.3 SGK.
- Hướng dẫn hs trả lời C6.
- Cho đại diện nhóm trả lời câu hỏi C6?
- Cho nhóm khác nhận xét nội dung trả lời?
- GVchốt lại nội dung trả lời và cho các ghi vở.
- GV tiến hành làm thí nghiệm hình 22.4 SGK.
- Hướng dẫn hs trả lời C7?
- Cho đại diện nhóm trả lời câu hỏi C7?
- Cho nhóm khác nhận xét nội dung trả lời.
- GV chốt lại nội dung trả lời và cho các ghi vở.
- Quan sát thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm trả lời C4, C5
C4: Không, kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh.
C5: Trong ba chất này đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nhất.
- Nhóm khác nhận xét nội dung trả lời.
- Thu thập thông tin và ghi vở
- Quan sát thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm trả lời C6: Không chất lỏng dẫn nhiệt kém.
- Nhóm khác nhận xét nội dung trả lời
- Thu thập thông tin và ghi vở.
- Quan sát thí nghiệm.
- Hoạt động nhóm trả lời
C7: Không chất khí dẫn nhiệt kém
- Nhóm khác nhận xét nội dung trả lời.
- Thu thập thông tin và ghi vở.
II. Tính dẫn nhiệt của các chất:
Thí nghiệm 1:
C4: Không, kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thuỷ tinh.
C5: Trong ba chất này đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nhất.
C6: Sáp không nóng chảy dù nước trên đầu ống nghiệm đã sôi. Chứng tỏ chất lỏng dẫn nhiệt kém.
C7: Không chất khí dẫn nhiệt kém.
*Vậy:
- Các chất khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau.
- Chất rắn (kim loại) dẫn nhiệt tốt nhất tiếp theo đến chất lỏng và cuối cùng là chất khí.
Hoạt động 4: Vận dụng:
- Hướng dẫn hs trả lời phần vận dụng SGK?
- Cho hs làm việc các nhân trả lời phần vận dụng?
- Gọi một trò đọc đề bài lệnh C8?
- Gọi hs khác nhận xét nội dung trả lời của bạn?
- GV thống nhất nội dung trả lời và cho ghi vở.
- Cho hs làm việc các nhân trả lời phần vận dụng?
- Gọi một trò đọc đề bài lệnh C9?
- Gọi hs khác nhận xét nội dung trả lời của bạn.
- GV thống nhất nội dung trả lời và cho ghi vở.
- Cho hs làm việc các nhân trả lời phần vận dụng?
- Gọi một trò đọc đề bài lệnh C10?
- Gọi hs khác nhận xét nội dung trả lời của bạn?
- GV thống nhất nội dung trả lời và cho ghi vở.
- Cho hs làm việc các nhân trả lời phần vận dụng?
- Gọi một trò đọc đề bài và lệnh C11?
- Gọi hs khác nhận xét nội dung trả lời của bạn?
- GV thống nhất nội dung trả lời và cho ghi vở.
- Cho hs làm việc các nhân trả lời phần vận dụng?
- Gọi một trò đọc đề bài lệnh C12?
- Gọi hs khác nhận xét nội dung trả lời của bạn?
- GV thống nhất nội dung trả lời và cho ghi vở.
- HS làm việc các nhân trả lời phần vận dụng.
C8: Tuỳ thuộc vào hs
C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém
C10: Vì không khí ở giữa hai lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém
C11: Mùa đồng, để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim.
C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày tết, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kìm loại, và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh, ngược lại những ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt độ từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác lạnh.
III. Vận dụng:
C8: Tuỳ thuộc vào hs
C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém
C10: Vì không khí ở giữa hai lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém
C11: Mùa đồng, để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim.
C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt. Những ngày tết, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kìm loại, và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh, ngược lại những ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt độ từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác lạnh.
IV. Củng cố: - Cho HS đọc ghi nhớ SGK?
- Hệ thống hóa các nội dung bài học cho HS.
V. Hướng dẫn về nhà: - Học ghi nhớ SGK.
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Chuẩn bị nội dung cho bài ôn tập.
- Làm các bài tập 23.1-23.2 trong SBT.
Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 26 Ly 8 Tiet 26 nam 20132014.doc