I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
- Nêu được tác dụng của cầu chì trong trường hợp đoản mạch.
- Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ: - Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Một số loại cầu chì, 1 ắc qui,1 bóng đèn 6 V, 1công tắc, 5đoạn dây nối, 1bút thử điện,
- Bảng phụ cho từng nhóm SGK.
2. HS: - Cho các nhóm: 2cục pin,1 mô hình người điện, 1 câong tắc, 1 đèn pin, 1 ampe kế, 1 cầu chí 0,5A, 5 đoạn dây.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tác dụng của dòng điện? Nếu dòng điễn của mạng điện gia đình trưc tiếp đi qua cơ thể người thì có hai gì?
3. Tiến trình:
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 33, Bài 29: An toàn khi sử dụng điện - Năm học 2013-2014 - Phan Quang Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 35 Ngày soạn: 03-05-2014
Bài 29:
AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
Tiết : 33 Ngày dạy : 05-05-2014
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
- Nêu được tác dụng của cầu chì trong trường hợp đoản mạch.
- Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ: - Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Một số loại cầu chì, 1 ắc qui,1 bóng đèn 6 V, 1công tắc, 5đoạn dây nối, 1bút thử điện,
- Bảng phụ cho từng nhóm SGK.
2. HS: - Cho các nhóm: 2cục pin,1 mô hình người điện, 1 câong tắc, 1 đèn pin, 1 ampe kế, 1 cầu chí 0,5A, 5 đoạn dây.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tác dụng của dòng điện? Nếu dòng điễn của mạng điện gia đình trưc tiếp đi qua cơ thể người thì có hai gì?
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
- Ta đã biết dòng dđiện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy sử dụng điện như thế nào là an toàn? => muốn biết ta nghiên cứu bài 29
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng và GH nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người:
- Cho hs quan sát khi GV cắm 1 trong 2 lỗ của ổ lấy điện, cho biết khi nào bút tử điện sáng. sau đó trả lời câu C1?
- Cho hs quan sát hình 29.1, các nhóm lắp mạch điện, tiến hành thí nghiệm và nhận xét đầy đủ
- Cho 1 hs đọc nội dung I2 SGK, từ đó nhớ lại GH nguy hiểm của cường độ dòng điện đối với cơ thể người?
- C1: Bóng đèn bút thử đieện sáng khi đưa bút thử điện vào lỗ của dây nóng và tay cầm phải tiếp xúc với với chốt cài hai đầu kia bằng kim loại của bút thử điện
Nhận xét: chạy qua bất kì
- Nhớ và ghi vào vở: Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế 40V trỏ lên đặt lên cơ thể người làm cho tim ngừng đập
I.Dòng điện đi qua cơ thể gây nguy hiểm:
1.Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người:
* Nhận xét: Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
2.Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người:
Dòng điện có cường độ 70mA ứng với HĐT 40V trở lên làm tim ngừng đập.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì:
- Cho hs quan sát hình 29.2 và làm thí nghiệm như hình 29.2?
- Cho hs quan sát lại số chỉ của ampe kế và trả lời câu C1?
- Thông báo :các tác hại của đoản mạch
+ Cường độ dòng điện tăng quá lớn có thể làm chảy hoặc làm chảy vỏ cách điện và các bộ phận tiếp xúc với nó hoặc gần nó
+ Dây tóc bung đèn đứt , dây quấn ở quạt điện nóng chảy, các mạch điện trong các thiết bị điện hư hỏng
- Để tìm hiểu tác dụng của cầu chì GV y/c hs tìm hiểu lại tác dụng của cầu chì đã học ở lớp dưới. Sau đó cho hs trả lời C3 ,C4, C5?
GV: Khẳng định tác dụng của cầu chì dùng để tự động ngắt mạch điện có cường độ vượt quá mức cho phép đặc biệt khi đoản mạch, qua đó đảm bảo cho các thiết bị và vật liệu điện
- Quan sát lại số chỉ của ampe kế khi bị đoản mạch số chỉ của ampe kế lớn hơn lúc bình thường
- C1: khi bị đoản mạch dòng điện trong mạch có cường độ lớn
- Thu thập thông tin
C3: Khi đoản mạch xẩy ra ở hình 29.3, cầu chì nóng lên chảy đứt và ngắt mạch điện
C4: ý nghĩa số chỉ ampe ghi trên mỗi cầu chì : Dòng điện vượt quá trị đó thì cầu chì sẽ bị đứt . Thí dụ số ghi trên cầu
Là 1A có nghĩa là cầu chì này sẽ bị đứt khi cường độ dòng điện chạy qua cầu chì quá 1A
C5: với mạch điện thắp sáng bóng đèn, từ bảng cường độ dòng điện ở bài 24 ( từ 0,1A đến 1A ) thì nên dùng cầu chì 1,2A đến 1,5 A
II.Hiện tượng đoản mạch-tác dụng của cầu chì:
-Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn rất nhiều so với bình thường.
-Tác hại của hiện tượng đoản mạch.
+ Gây cháy vỏ bọc dây, các bộ phận tiếp xúc với nó gây ra hoả hoạn.
+ Làm hỏng các thiết bị điện.
* Tác dụng của cầu chì.
Khi bị đoản mạch thì dây chì bị nóng đỏ và chảy đứt và mạch hở.
Hoạt động 4: Tìm hiểu qui tắc an toàn khi sử dụng điện:
- Cho hs làm việc cá nhân tìm hiểu qui tắc an toàn khi sử dụng điện, với mỗi qui tắc tổ chức cho hs thảo luận tại sao phải thực hiện qui tắc đó?
- Với quy tắc mà hs tìm hiểu y/c hs hoàn thành câu C6?
- Nghiên cứu SGK tìm hiểu qui tắc và giải thích:
C6: Ở hình 29.5a lõi dây điện có chỗ để hở nếu vô ý chạm vào có thể bị điện giật và rất nguy hiểm, cách khắc phục dùng băng dính cách điện bọc nhiều lớp kín lõi dây (Trước đó cần ngắt điện hoặc rút nắp cầu dao)
Ở hình 29.5b nắp cầu chì ghi 2A lại nối bằng dây chì 10A ,là quá mức quy định, nếu có sự cố dòng điện trong mạch 9A thì dây cì này chưa đứt dụng cụ điện dùng cầu chì này sẽ bị hỏng. Cách khắc phục chỉ dùng dây chì 2A để lắp vào nắp cầu chì
Ở hình 29.5c người phụ nữ đang thay hoặc đang sữa bóng điện, nếu đóng công tắc thì dòng điện có thể đi qua cơ thể của người phụ nữ và không an toàn điện. Chân chị này tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà là không an toàn. Cách khắc phục không được đóng công tắc điện khi sữa chữa điện , ví dụ khi sữa điện hoặc khi thay bóng phải đứng trên một vật cách điện (đi dép cao su, nhựa, đứng trên ghế nhựa .) để cách đện với sàn nhà
III. Các qui tắc an toàn ki dùng điện:
- Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện có HĐT dưới 40V.
-Phải sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện.
-Không tự ý chạm vào các dây dẫn, thiết bị, đồ dùng điện khi chưa biết rõ.
-Khi có người bị tai nạn điện thì phải tìm cách ngắt ngay dòng điện ra khỏi người và gọi người cấp cứu.
IV. Củng cố: - Cho hs nhắc lại quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song
V. Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập 29.1 ->29.2 SBT, học thuộc nôi dung bài học
Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- Tuan 33 Ly 7 Tiet 33 nam 20132014.doc