Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng - Năm học 2013-2014

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức: Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

1.2.Kĩ năng: Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng. Giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng.

1.3.Thái độ: Biết vận dụng vào cuộc sống.

2. TRỌNG TÂM:

 -Nhận biết bóng tối, bóng nửa tối.

 -Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

3. CHUẨN BỊ:

3.1.GV: Một đèn pin, 1 cây nến, 1 vật cản bằng bìa dày, 1 màn chắn. Tranh vẽ nhật thực, nguyệt thực.

3.2.HS: Mỗi nhóm chuẩn bị như trên.

 4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện :

4.2. Kiểm tra miệng:

 

* GV: - Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? (6đ)

 - Đường truyền của tia sáng được biểu diễn như thế nào? (4đ)

* GV:Gọi HS2 lên bảng làm :

 -BT 2.1 (10đ)

 

*Học sinh 1:- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng

- Biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 - Tiết PPCT: 3 Tuần dạy:03 Ngày dạy:7 /09/2013 ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. 1.2.Kĩ năng: Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng. Giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng. 1.3.Thái độ: Biết vận dụng vào cuộc sống. 2. TRỌNG TÂM: -Nhận biết bóng tối, bóng nửa tối. -Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. 3. CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Một đèn pin, 1 cây nến, 1 vật cản bằng bìa dày, 1 màn chắn. Tranh vẽ nhật thực, nguyệt thực. 3.2.HS: Mỗi nhóm chuẩn bị như trên. 4.TIẾN TRÌNH: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : 4.2. Kiểm tra miệng: * GV: - Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? (6đ) - Đường truyền của tia sáng được biểu diễn như thế nào? (4đ) * GV:Gọi HS2 lên bảng làm : -BT 2.1 (10đ) *Học sinh 1:- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng - Biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. *Học sinh 2: - BT 2.1: Không nhìn thấy vì ánh sáng từ đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA. Mắt ở bên dưới đường CA nên ánh sáng từ đèn không truyền vào mắt được. Phải để mắt trên đường CA kéo dài. 4.3) Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động1: Xây dựng tình huống . - Tại sao thời xưa con người đã biết nhìn vị trí bóng nắng để biết giờ trong ngày, còn gọi là đồng hồ Mặt Trời ? Hoạt động 2: Quan sát và hình thành khái niệm bóng tối. - GV: giới thiệu TN1 . - Yêu cầu HS đọc và tiến hành TN như SGK. - GV: hướng dẫn HS để đèn ra xa " Bóng đèn rõ nét. - HS: thảo luận trả lời C1? => Anh sáng truyền thẳng nên vật cản đã chắn ánh sáng " vùng tối ( cho HS vẽ tia sáng từ đèn " vật cản " màn chắn). - HS: Điền vào chỗ trống trong nhận xét. - Vậy thế nào là bóng tối ? - GV: GDMT:+Trong sinh hoạt và học tập, cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối.Vì vậy, cần lăp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì 1 bóng đèn lớn. +Ở thành phố lớn, do có nhiều nguồn sáng, khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng"Làm lãng phí năng lượng, tâm lý con người ... [ - Sử dụng nguồn sáng vừa đủ. -Tắt đèn khi không cần thiết. -Sử dụng bóng đèn phát ra ánh sáng phù hợp với mắt. Hoạt động 3: Quan sát và hình thành khái niệm bóng nửa tối ( còn gọi làvùng bán dạ ) - HS: Đọc và làm TN2. - GV:? TN2 có hiện tượng gì khác TN1? - HS: Đèn điện to (nguồn sáng rộng hơn ) so màn chắn. - HS thảo luận trả lời C2. => Vùng bóng tối ở giữa màn chắn, vùng sáng ở ngoài cùng, vùng xen giữa bóng tối và vùng sáng là bóng nửa tối. - HS thảo luận rút ra nhận xét điền vào chỗ trống. - GV: Vậy thế nào là bóng nửa tối ? Hoạt động 4: Hình thành khái niệm nhật thực. - GV: Hãy trình bày quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất ? - HS: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. - GV: thông báo khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên một đường thẳng thì ta có hiện tượng Nhật thực. - GV: treo tranh H3.3 hướng dẫn cho HS thảo luận trả lời câu C3. + Gợi ý HS - Mặt Trời : Nguồn sáng - Mặt Trăng : Vật cản - Trái Đất : Màn chắn. - GV ?: Nhật thực toàn phần quan sát được ở nơi nào ? -?: Nhật thực một phần quan sát được ở nơi nào ? Hoạt động 5: Hình thành khái niệm nguyệt thực: + GV treo tranh H3.4 lên bảng. + Gợi ý để HS tìm ra được vị trí Mặt Trăng có thể trở thành màn chắn. - GV: Nguyệt thực xảy ra khi nào ? - HS: thảo luận trả lời câu C4? => Mặt Trăng ở vị trí 1 là nguyệt thực toàn phần, ở vị trí 2;3 Trăng sáng. I/ Bóng tối, bóng nửa tối: a)Thí nghiệm: (SGK/ 9) -Nhận xét: Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới b) Thí nghiệm 2: (SGK /9 ) -Nhận xét: Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. II/ Nhật thực – nguyệt thực: Khi Mặt Trăng nằm trong khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất và thẳng hàng, trên Trái Đất xuất hiện nhật thực. Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất. Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng. 4. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố : - GV: Yêu cầu HS làm C5 ;C6. - HS:- C5: Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn thì bóng tối và bóng nửa tối thu hẹp lại hơn. Khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nữa tối nữa, chỉ còn bóng tối rõ nét. - C6 : + Đèn dây tóc: Nguồn sáng nhỏ, vật cản lớn so với nguồn -> không có ánh sáng tới bàn. + Bóng đèn ống: Nguồn sáng rộng so với vật cản -> bàn nằm trong vùng nữa tối sau quyển vở -> nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn được chiếu sáng. -Bài tập: 3.1 +Đáp án: B 4.5.Hướng dẫn học sinh tự học : *Đối với bài học ở tiết học này: Học bài theo vở ghi kết hợp SGK phần ghi nhớ/tr Hoàn chỉnh từ C1 -> C6 /SGK vào vở Bài tập. Đọc phần có thể em chưa biết. Làm bài tập 3.2 -> 3.5 / SBT. *Đối với bài học ở tiết học tiết theo: Chuẩn bị mỗi nhóm 1 đèn pin, giấy trắng,hồ dán. Xem trước bài “Định luật phản xạ ánh sáng” 5. RÚT KINH NGHIỆM: *ND: *PP: *Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docTiet 3.doc
Giáo án liên quan