Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 26: Ôn tập - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Lai

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức :

- Hệ thống hóa lại kiến thức đã học.

 2. Kỹ năng:

 - Vận dụng kiến thức vào thực tế.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Câu hỏi ôn tập.

 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài mới.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 26: Ôn tập - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27 Ngày soạn :15-02-2014 Tiết : 26 Ngày dạy :24-02-2014 Bài: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Hệ thống hóa lại kiến thức đã học. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức vào thực tế. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Câu hỏi ôn tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài mới. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp học. 7a1:.. 7a2:.. 7a3:.. 7a4:.. 7a5:.. 7a6:.. 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút Câu 1 (2.5điểm): Dòng điện là gi? Câu 2 (7.5điểm): Em hãy kể tên các tác dụng của dòng điện? Cho ví dụ minh họa? Đáp án: Câu 1: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. (2.5đ) Câu 2: Các tác dụng của dòng điện: (Kể đúng 5 tác dụng 5đ) - Tác dụng nhiệt - Tác dụng phát sáng - Tác dụng từ - Tác dụng hóa học - Tác dụng sinh lí (Lấy được ví dụ cho mỗi tác dụng 0.5đ) 3. Tiến trình: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt được Hoạt động I: Giới thiệu bài mới Để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra. Hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại các kiến thức trọng tâm để làm tốt bài kiểm tra HS chú ý lắng nghe Hoạt động II: Ôn lại những kiến thức cơ bản Giáo viên lần lượt đưa ra các câu hỏi: 1. Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện, 2. Có những loại điện tích nào ? Các điện tích nào hút nhau ? Loại điện tích nào đẩy nhau ? 3. Đặt câu với cụm từ: vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm êectron, mất bớt êlectron. 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a. Dòng điện là dòng..có hướng b. Dòng điện trong kim loại là dòngcó hướng 5. Vật liệu nào sau đây là vật dẫn điện: a. Mảnh sứ b. Mảnh nhựa c. Không khí d. Dây đồng 6. Hãy kể các tác dụng của dòng điện Cho HS trả lời các câu hỏi đã nêu GV sửa chữa cho HS nếu HS làm sai GV chốt lại những kiến thức cơ bản HS lần lượt trả lời câu hỏi của giáo viên - Vật nhiễm điện do cọ xát - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Điện tích cùng loại đẩy nhau, khác loại thì hút nhau - Vật nhiễm điện dương khi mất êlectron. Vật nhiễm điện âm khi nhận thêm êlectron HS chọn từ điền vào chỗ trống - điện tích dịch chuyển - các êlectron tự do dịch chuyển HS chọn câu đúng HS kể 5 tác dụng của dòng điện - Tác dụng nhiệt - Tác dụng phát sáng - Tác dụng từ - Tác dụng hóa học - Tác dụng sinh lí I. Tự kiểm tra: 1. Vật nhiễm điện do cọ xát 2. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Điện tích cùng loại đẩy nhau, khác loại thì hút nhau 3. Vật nhiễm điện dương khi mất êlectron. Vật nhiễm điện âm khi nhận thêm êlectron 4. a. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng b. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng 5. d 6. Các tác dụng của dòng điện: - Tác dụng nhiệt - Tác dụng phát sáng - Tác dụng từ - Tác dụng hóa học - Tác dụng sinh lí Hoạt động III: Làm bài tập vận dụng Hãy nối cột A với cột B thành nội dung đúng: Cột A: Tác dụng sinh lí Tác dụng nhiệt Tác dụng hóa học Tác dụng phát sáng Tác dụng từ GV chép đề lên bảng gọi học sinh trả lời Gọi HS khác nhận xét - Cọ xát mảnh nilông bằng một miếng len, cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm êlectron, vật nào mất bớt êlectron? - Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện 1 pin, 1 bóng đèn, dây dẫn, công tắc đóng. Vẽ chiều của dòng điện Cột B: A. Bóng đèn bút thử điện sáng B. Mạ điện C. Nam châm điện hút đinh sắt nhỏ. D. Dây tóc bóng đèn phát sáng E. Cơ co giật HS lần lượt nối các câu ở cột A và cột B thành nội dung đúng HS khác nhận xét HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi Mảnh nilông bị nhiễm điện âm do nhận thêm êlectron. Miếng len bị mất bớt êlectron nên thiếu êlectron. 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ Đ K + - II. Vận dụng: Câu 1: 1 E 2 D 3 B 4 A 5 C Câu 2: Mảnh nilông bị nhiễm điện âm do nhận thêm êlectron. Miếng len bị mất bớt êlectron nên thiếu êlectron. Câu 3: Sơ đồ mạch điện Đ K + - IV. CỦNG CỐ: - Nhắc lại nội dung trọng tâm của bài. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Chuẩn bị ôn tập tốt cho tiết kiểm tra. * Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • doctiet 26 ly 7.doc
Giáo án liên quan