Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Chương 1: Quang học - Năm học 2013-2014

* Mục Tiêu Chương

1/ Kiến thức:

• Nêu được một số thí dụ về nguồn sáng.

• Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng ánh sáng.

• Nhận biết được các loại chùm sáng: Hội tụ, phân kỳ, song song.

• Vận dụng được định luật về sự truyền thẳng ánh sáng để giải thích một số hiện tượng đơn giản (ngắm đường thẳng, sự tạo thành bóng đen, bóng mờ, nhật thực, nguyệt thực).

2/ Kỹ năng:

• Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

• Nêu được các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.

• Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng để giải thích một số hiện tượng quang học đơn giản liên quan đến sự phản xạ ánh sáng và vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng.

3/ Thái độ:

• Biết sơ bộ về đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm.

• Nêu được một số thí dụ về sử dụng gương cầu lồi và gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày.

• Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, liên hệ thực tế.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Chương 1: Quang học - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1- Tiết PPCT: 1 Tuần dạy : 01 Ngày dạy: 24/8/2013 CHƯƠNG I: QUANG HỌC * Mục Tiêu Chương 1/ Kiến thức: Nêu được một số thí dụ về nguồn sáng. Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng ánh sáng. Nhận biết được các loại chùm sáng: Hội tụ, phân kỳ, song song. Vận dụng được định luật về sự truyền thẳng ánh sáng để giải thích một số hiện tượng đơn giản (ngắm đường thẳng, sự tạo thành bóng đen, bóng mờ, nhật thực, nguyệt thực). 2/ Kỹ năng: Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. Nêu được các đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng để giải thích một số hiện tượng quang học đơn giản liên quan đến sự phản xạ ánh sáng và vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng. 3/ Thái độ: Biết sơ bộ về đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi và gương cầu lõm. Nêu được một số thí dụ về sử dụng gương cầu lồi và gương cầu lõm trong đời sống hằng ngày. Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, liên hệ thực tế. Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG - NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG. 1. MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. 1.2.Kĩ năng: Phân biệt được nguồn sáng, nêu thí dụ. 1.3.Thái độ: Rèn luyện cho học sinh lòng yêu thích khoa học, thực tế. 2. TRỌNG TÂM: Nhận biết ánh sáng. Nguồn sáng và vật sáng. 3. CHUẨN BỊ 3.1. GV: Đèn pin, bảng phụ. 3.2.HS: Mỗi nhóm 1 hộp kín có đèn pin (H 1.2a), pin dây nối công tắc. 4.TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 4.2. Kiểm tra miệng: Không 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu chương. - Một người không bị bệnh tật gì về mắt, có khi nào mở mắt ra mà không thấy được vật để trước mắt không? (có ) - Khi nào nhìn thấy một vật? (khi có ánh sáng). + GV cho học sinh quan sát gương xem miếng bìa viết chữ gì? ( chữ mít ) - Anh trong gương có tính chất gì?(Sẽ học trong chương) * GV giới thiệu 6 vấn đề sẽ tìm hiểu trong chương I. Hoạt động 2: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? + GV bật đèn pin ( h 1.1). - Ta có nhìn thấy ánh sáng trực tiếp từ đèn phát ra không? vì sao ? => Không, vì ánh sáng không chiếu trực tiếp từ đèn pin phát ra. -Vậy khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? Hoạt động 3: Khi nào mắt nhận biết được ánh sáng ? + HS đọc SGK:“ Quan sát và thí nghiệm “ + HS thảo luận, trả lời C1 vào phiếu học tập.(Bảng nhóm) * GV giúp HS rút ra câu kết luận. - Vậy trong điều kiện nào thì ta nhìn thấy 1 vật ? Hoạt động 4: Điều kiện nào ta nhìn thấy 1 vật. + GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1.2a. + Từng nhóm thảo luận và trả lời C2. + GV giúp HS rút ra câu kết luận chung. ( vì có ánh sáng từ mảnh giấy truyền vào mắt ta ). GDMT: Ở các thành phố lớn,do các cao tầng che chắn nên HS thường phải học tập và làm việc dưới ánh sáng nhân tạo, điều có hại cho mắt. Để làm giảm các tác hại này, HS cần phải có kế hoạch học tập và vui chơi dã ngoại. Hoạt động 5: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng. - GV yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau giữa dây tóc đèn đang sáng và mảnh giấy trắng. Vật nào tự nó phát ra ánh sáng , vật nào phải nhờ ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó rồi hắt lại ánh sáng ? => Dây tóc đèn đang sáng tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng, mảnh giấy trắng là vật sáng . + Nhóm thảo luận và trả lời C3. * GV thông báo nguồn sáng, vật sáng là gì. * GV gọi HS cho VD một số nguồn sáng, vật sáng. I. Nhận biết ánh sáng: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. II. Nhìn thấy một vật: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đo truyền vào mắt ta III. Nguồn sáng và vật sáng : - Nguồn sáng: vật tự nó phát ra ánh sáng. - Vật sáng: vật tự phát ra ánh sáng hoặc hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó. 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố : - Cho cá nhân HS trả lời câu C4,C5? => C4: Thanh đúng, vì tuy đèn có bật sáng nhưng không có ánh sáng từ đèn truyền vào mắt nên không nhìn thấy. => C5: Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành các vật sáng, các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành 1 vệt sáng mà ta nhìn thấy được. -Bài tập: 1.1 + Đáp án: C * GV hướng dẫn HS đọc phần có thể em chưa biết. * Ta nhận biết được vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác. * GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SBT (1.2 – 1.5). 4.5 .Hướng dẫn học sinh tự học : *Đối với bài học ở tiết này: - Học bài: Phần ghi nhớ, vận dụng vào thực tế, làm bài tập. - Hoàn chỉnh bài tập trong SBT (1.2 – 1.5 ).Các câu hỏi từ C1-C5. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Xem trước bài “ Sự truyền ánh sáng “ + Anh sáng đi theo đường nào? + Cách biểu diễn một tia sáng ? + Chuẩn bị trước 1 đèn pin, ống trụ thẳng, ống cong, kim. 5. RÚT KINH NGHIỆM: *ND: *PP: *Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docTiet 1.doc