Câu 1: Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. D. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
Câu 2: Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 3: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên
A. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
C. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 4: Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau?
A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Câu 5: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi ?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. B. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng. D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 6: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng ?
A. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi
B. Hiện tượng chất rắn biến thành hơi gọi là sự bay hơi
C. Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi gọi là sự bay hơi
D. Hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là ngưng tụ.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Tiết 35: Kiểm tra học kì 2 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 37 Ngày soạn: 2/5/2014
Tiết 35 Ngày dạy: /5/2014
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kiến thức đã học phần II – Nhiệt học.
- Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để làm bài
- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực.
II. Chuẩn bị:
- Ma trận, đề, đáp án. Ôn tập các kiến thức đã học về Nhiệt học
III. Tiến hành kiểm tra:
A. Ma trận:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Ròng rọc
- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng, thiết bị thông thường.
- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo hoặc đổi hướng của lực kéo vật. Nêu được các ví dụ thực tế.
Số CH
1(C7)
1(1,0)
Số điểm
1
2. Sự nở vì nhiệt
- Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
- Ví dụ các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn
.
- Giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế về sự nở vì nhiệt.
Số CH
2(C1,2)
1(C8)
3(3,0)
Số điểm
1,0
2,0
3. Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ
- Nhận biết một số nhiệt độ thường gặp theo thang nhiệt độ Xen-xi-ut
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.
- Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế.
- Biết sử dụng các nhiệt kế thông thường để đo nhiệt độ theo đúng quy trình.
- Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.
Số CH
1(C3)
1(C9)
2(1,5)
Số điểm
0,5
1,0
4. Sự chuyển thể
- Mô tả được các quá trình chuyển thể: sự nóng chảy và đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ, sự sôi. Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong mỗi quá trình này.
- Nêu phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng về nhiệt đồng thời vào nhiều yếu tố,.
- Nêu dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi, XD ph.án TN kiểm chứng.
- Dựa vào đường biểu diễn xác định sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi
- Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan.
Số CH
3(C4,5,6)
1(C10)
1(C11)
5(4,5)
Số điểm
1,5
1,5
1,5
Tổng
6(3)
2(2,5)
1(1,5)
2(3)
11(10)
B. ĐỀ KIỂM TRA
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1: Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. D. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
Câu 2: Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 3: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên
A. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. B. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
C. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 4: Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau?
A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Câu 5: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi ?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. B. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng. D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 6: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng ?
A. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi
B. Hiện tượng chất rắn biến thành hơi gọi là sự bay hơi
C. Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi gọi là sự bay hơi
D. Hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là ngưng tụ.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 7: Dùng ròng rọc cố định ta thay đổi được yếu tố nào của lực và không thay đổi được yếu tố nào của lực?
Câu 8: Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?
Câu 9: Khi đun nước một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và thu được kết quả như sau: - Sau 2 phút đầu nhiệt độ của nước tăng từ 200C đến 250C
- Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 310C
- Đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước là 400C
Hãy lập bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian?
Câu 10: a) Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
b) Nêu phương án thí nghiệm để kiểm chứng sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào một yếu tố nào đó?
0
0
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)
- 6
5
2
8
14
Câu 11: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất.
a. Chất này nóng chảy ở nhiệt độ nào?
b. Chất này là chất gì?
c. Để đưa chất này từ -60C tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?
C. Đáp án và biểu điểm :
I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
D
B
D
B
II. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7: Dùng ròng rọc cố định ta thay đổi được hướng của lực, không thay đổi được độ lớn của lực ?
Câu 8: Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng vì :
Khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì lớp thuỷ tinh bên trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra. Lớp thuỷ tinh bên ngoài cốc chưa kịp nóng lên nên chưa kịp dãn nở, trở thành vật ngăn cản, lớp thuỷ tinh bên trong cốc gây ra lực tác dụng lên thuỷ tinh bên ngoài làm cho cốc bị vỡ.
Còn khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng thì cốc dãn nở đều nên nó không bị vỡ.
Câu 9: Bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian:
Thời gian (phút)
0
2
5
10
Nhiệt độ (0C)
20
25
31
40
Câu 10: a) Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
b) Phương án thí nghiệm để kiểm chứng sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ của chất lỏng:
Phơi quần áo chỗ có bóng râm và quần áo chỗ có ánh nắng Mặt Trời thì cho kết quả là quần áo chỗ có ánh nắng Mặt Trời nhanh khô hơn. Điều đó có nghĩa là nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì tốc độ bay hơi của nó càng cao.
Câu 11: a/. Chất này nóng chảy ở nhiệt độ 00C
b/. Chất này là chất nước (nước đá)
c/. Để đưa chất này từ -60C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian 2 phút.
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
File đính kèm:
- Tiết 35.doc