I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu biết về nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân (dầu).
- Kỹ năng: Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế. Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn theo sự thay đổi này. Biết cách tổ chức và làm việc theo nhóm để đạt hiệu quả cao.
- Thái độ: Có thái độ cẩn thận, trung thực và chính xác trong thí nghiệm và viết báo cáo.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm: Một nhiệt kế y tế; 1 nhiệt kế thủy ngân, bình thủy tinh, giá treo, đèn cồn.
- Cả lớp: Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành vào giấy.
III. Phương pháp
- Thực hành, thí nghiệm trực quan.
- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.
IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.
+ Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Tiết 27, Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 21/3/2014
Tiết 27 Ngày dạy: 24/3/2014
Bài 23: THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu biết về nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân (dầu).
- Kỹ năng: Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế. Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn theo sự thay đổi này. Biết cách tổ chức và làm việc theo nhóm để đạt hiệu quả cao.
- Thái độ: Có thái độ cẩn thận, trung thực và chính xác trong thí nghiệm và viết báo cáo.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm: Một nhiệt kế y tế; 1 nhiệt kế thủy ngân, bình thủy tinh, giá treo, đèn cồn.
- Cả lớp: Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành vào giấy.
III. Phương pháp
- Thực hành, thí nghiệm trực quan.
- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.
IV. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.
+ Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Chuẩn bị bài mới (5’)
- GV nhận xét bài KT 1 tiết của HS
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở nhà.
- Kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm thí nghiệm ở mỗi nhóm.
- Nhắc nhở HS về thái độ cẩn thận trong khi làm thí nghiệm ở mỗi nhóm,
- HS đưa dụng cụ thí nghiệm và mẫu báo cáo viết sắn để trên mặt bàn cho GV kiểm tra.
Hoạt động 2: Thực hành đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế (20’)
GV hướng dẫn HS các bước tiến hành.
* Tìm hiểu 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế (C1 đến C5) ghi vào mẫu báo cáo.
* Đo theo tiến trình trong SGK.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm như trong SGK.
- GV hướng dẫn HS ghi kết quả vào báo cáo. Cho một số HS đọc kết quả. Hướng dẫn HS thảo luận về kết quả đo.
- Cho HS nêu nhận xét: Nhiệt độ của người bình thường khoảng từ 0C đến 0C.
- GV yêu cầu HS nhận xét và tìm ra nguyên nhân dẫn đến những kết quả đo nằm ngoài các giá trị trên (nếu có).
- Quan sát nhiệt kế y tế để trả lời các câu hỏi:
+ C1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 350C
+ C2: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 420C
+ C3: Phạm vi đo của nhiết kế: Từ 350C → 420C
+ C4: Độ chia nhỏ nhất: 0,10C
+ C5: Nhiệt độ được ghi màu đỏ: 370C
- HS làm thí nghiệm theo các bước sau.
+ Phân công trong nhóm.
+ Mỗi HS tự đo nhiệt độ của bản thân mình và đo nhiệt độ của một bạn trong nhóm.
+ Ghi kết quả đo.
Người
Nhiệt độ
Bản thân
Bạn .
Hoạt động 3: Theo dõi sự thây đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước (15’)
GV hướng dẫn HS làm TN.
* Tìm hiểu đặc điểm của nhiệt kế dầu (C6 đến C9) ghi vào mẫu báo cáo.
* Tiến hành đo nhiệt độ theo hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS phân công người phụ trách từng công việc.
+ Nhóm trưởng chịu trách nhiệm điều hành chung và vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm.
+ Một người theo dõi đồng hồ để đếm phút.
+ Một người theo dõi nhiệt kế để đọc nhiệt độ tương ứng với từng phút.
+ Một người ghi kết quả vào bảng.
+ Những người còn lại chịu trách nhiệm theo dõi những hoạt động trên để phát hiện sai lầm nếu có.
- GV theo dõi hướng dẫn HS làm thí nghiệm như trong SGK. Cách ghi kết quả vào bảng theo dõi nhiệt độ trong báo cáo và cách vẽ đồ thị.
- Quan sát nhiệt kế dầu (thủy ngân) để trả lời các câu hỏi:
+ C6: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: -300C
+ C7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 1300C
+ C8: Phạm vi đo của nhiết kế: -300C → 1300C
+ C9: Độ chia nhỏ nhất: 10C
- Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- Sau khi có kết quả đo của nhóm, mỗi HS ghi kết quả vào báo cáo của mình và sử lí cá nhân các kết quả này, không trao đổi ở trong nhóm.
+ Ghi kết quả đo:
Thời gian (phút)
Nhiệt độ (0C)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
+ Vẽ đồ thị:
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn (5’)
- Hướng dẫn HS xếp lại gọn gàng các dụng cụ thí nghiệm, nộp báo cáo TH.
- Cho HS tự nhận xét, đánh giá kết quả TH của mình, nhóm. GV nhận xét, đánh giá chung
- HD chuẩn bị bài: Sự nóng chảy và đông đặc
- Thu dọn dụng cụ.
- Nhận xét, đánh giá
- Chuẩn bị tiết sau
V. Rút kinh nghiệm:
Ngaøy thaùng naêm 2014
Kí duyeät
File đính kèm:
- Tiết 27.doc