I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận biết được thấu kính hội tụ.
- Nêu được tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính là gì.
- Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
- Xác định được thấu kính hội tụ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này.
2. Kĩ năng: - Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
3. Thái độ: - Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Như học sinh.
2. HS: - 1 TKHTcó tiêu cự khoảng 12 cm; 1 giá quang học; 1 màn hứng để quan sát đường truyền của ánh sáng; 1 nguồn sáng phát ra ba chùm tia sáng song song; 1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong; 1 bình chứa nước sạch; 1 ca múc nước; 1 gỗ phẳng mền; 3 chiếc đinh ghim.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - GV vẽ tia khúc xạ trong hai trường hợp và yêu cầu hs vẽ tiếp tia tới
- Tia sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh?
- Tia sáng tuyền từ nước sang không khí?
3. Tiến trình:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Tiết 47, Bài 42: Thấu kính hội tụ - Năm học 2013-2014 - Phan Quang Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 15-02-2014
Bài 42:
THẤU KÍNH HỘI TỤ
Tiết : 47 Ngày dạy : 17-02-2014
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhận biết được thấu kính hội tụ.
- Nêu được tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính là gì.
- Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
- Xác định được thấu kính hội tụ qua việc quan sát trực tiếp các thấu kính này.
2. Kĩ năng: - Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
3. Thái độ: - Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Như học sinh.
2. HS: - 1 TKHTcó tiêu cự khoảng 12 cm; 1 giá quang học; 1 màn hứng để quan sát đường truyền của ánh sáng; 1 nguồn sáng phát ra ba chùm tia sáng song song; 1 bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong; 1 bình chứa nước sạch; 1 ca múc nước; 1 gỗ phẳng mền; 3 chiếc đinh ghim.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - GV vẽ tia khúc xạ trong hai trường hợp và yêu cầu hs vẽ tiếp tia tới
- Tia sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh?
- Tia sáng tuyền từ nước sang không khí?
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
- Nghe nội dung GV đặt vấn đề. Có thể đề xuất phương án giải quyết vấn đề vào bài mới.
- HS làm theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 2: Nhận biết đặc điểm của thấu kính hội tụ:
- Hướng dẫn hs tiến hành làm thí nghiệm.
- Theo dõi giúp đỡ các nhóm hs yếu kém.
- Hướng dẫn các em đặt dụng cụ thí nghiệm đúng vị trí?
- Cho hs trả lời câu hỏi C1?
- Thông báo về tia tới và tia ló.
- Cho hs trả lời C2?
- Từng nhóm hs bố trí TN như hình 42 .2 SGK
- Từng hs suy nghĩ và trả lời C1: Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm tia hội tụ.
- Cá nhân đọc tia tới và tia ló trong SGK.
- Từng hs trả lời C2: Quan sát hình 42 SGK để trả lời.
I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ:
1. Thí nghiệm:
C1: Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm tia hội tụ .
C2: Mỏng hơn phần giữa.
Hoạt động 3: Nhận biết hình dạng của thấu kính hội tụ:
- Cho hs trả lời câu hỏi C3?
- Thông báo về chất liệu làm thấu kính hội tụ trong thực tế. - Nhận biết dựa vào hình dạng và kí hiệu thấu kính hội tu.
- Từng hs trả lời C3: Phần rìa của thấu kính hội tụ mỏng hơn phần giữa.
- Cá nhân đọc phần thông báo về thấu kính hội tụ như trong SGK.
2. Hình dạng của thấu kính hội tụ:
C3: Phần rìa của thấu kính hội tu mỏng hơn phần giữa.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các khái niệm :Quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ:
- Cho hs trả lời C4?
- Hướng dẫn hs quan sát thí nghiệm, đưa ra dự đoán.
- Thông báo về khái niệm trục chính.
-T hông báo về khái niệm quang tâm. GV làm thí nghiệm. Khi chiếu một tia sáng bất kỳ qua quang tâm thì nó tiếp tục truyền thẳng, không đổi hướng
- Hướng dẫn hs tìm hiểu về tiêu điểm.
- Cho hs quan sát lại TN để trả lời C5 , C6
- Cho hs trả lời câu hỏi tiêu điểm của thấu kính hội tụ là gì? mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm? Ví trí của chúng có đặc điểm gì?
- GV phát biểu chính xác câu trả lời C5, C6?
- Thông báo về khái niệm tiêu điểm.
- Thông báo về khái niệm tiêu cự .
- GV làm TN với các tia qua tiêu điểm
- Tìm hiểu khái niệm về trục chính.
- Các nhóm tiến hành làm lại TN như hình 42.2 SGK, thảo luận nhóm để trả lời C4: Trong ba tia sáng tới thấu kính, tia ở giữa truyền thẳng không bị đổi hướng.
- Từng hs đọc phần thông báo về trục chính như trong SGK.
- Tìm hiểu khaí niệm về quang tâm. Từng hs đọc phần thông báo khái niệm về quang tâm như trong SGK.
- Tìm hiểu về tiêu điểm
+ Các nhóm tiến hàh làm lại TN như hình 42.2. Từng hs trả lời
C5: Điểm hôi tụ F của chùm tia tới song song với trục chính của nằm trên trục chính
C6: Khi đó chùm tia ló vẫn hội tụ trên trục chính. ( Điểm F)
- Từng hs đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV.
- Tìm hiểu khái niệm về tiêu cự. Từng hs đọc phần khái niệm về tiêu cự trong SGK.
II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ:
1. Trục chính: C4: Trong ba tia sáng tới thấu kính, tia ở giữa truyền thẳng không bị đổi hướng.
2. Quang tâm:
3. Tiêu điểm:
C5: Điểm hôi tụ F của chùm tia tới song song với trục chính của nằm trên trục chính
C6: Khi đó chùm tia ló vẫn hội tụ trên trục chính .( Điểm F)
4. Tiêu cự:
Hoạt động 5: Vận dụng:
- Cho hs trả lời các câu hỏi:
- Nêu các cách nhận biết thấu kính hội tụ?
- Cho biết đặc điểm đường truyền của một số tia sáng qua thấu kính hội tu.
- Cho hs đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Cho hs trả lời C7, C8?
- Từng hs trả lời câu hỏi của GV
- Cá nhân suy nghỉ trả lơ
+ C7: Đường của
ba tia sáng được
vẽ như hình bên :
+ C8: Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Nếu chiếu một chùm tia song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chìm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
III. Vận dụng:
C7: Đường của ba tia sáng được vẽ như hình bên
+ C8: Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa . Nếu chiếu một chùm tia song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chìm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
IV. Củng cố: - Cho hs đọc phần ghi nhớ sgk.
- Củng cố lại các kiến thức đã học trong bài.
V. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
- Cho hs đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập SBT, xem trước bài 43 SGK.
Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 24 Ly 9 Tiet 47 nam 20132014.doc