Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tiết 45: Ôn tập tổng kết chương 2 - Điện học - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy biến thế.

- Luyện tập thêm và vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể.

2. Kĩ năng

- Rèn được khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học.

3. Thái độ

- Khẩn trương, tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức đã học.

II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Bảng phụ các kiến thức cơ bản.

2. HS: Học sinh trả lời các câu hỏi ở mục "tự kiểm tra" trong SGK.

III. Phương pháp

- Vấn đáp gợi mở.

IV. Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (không)

3. Bài mới (40 phút)

Hoạt động 1: Kiểm tra phần tự kiểm tra (15phút)

Mục tiêu:

- Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy biến thế.

- Rèn được khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học.

Đồ dùng: Bảng phụ các kiến thức cơ bản.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tiết 45: Ôn tập tổng kết chương 2 - Điện học - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/2/2013 Ngày giảng: 20/2/2013 Tiết 45: ôn tập tổng kết chương II - Điện học I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy biến thế. - Luyện tập thêm và vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể. 2. Kĩ năng - Rèn được khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học. 3. Thái độ - Khẩn trương, tự đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức đã học. II. Đồ dùng dạy học 1. GV: Bảng phụ các kiến thức cơ bản. 2. HS: Học sinh trả lời các câu hỏi ở mục "tự kiểm tra" trong SGK. III. Phương pháp - Vấn đáp gợi mở. IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới (40 phút) Hoạt động 1: Kiểm tra phần tự kiểm tra (15phút) Mục tiêu: - Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy biến thế. - Rèn được khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học. Đồ dùng: Bảng phụ các kiến thức cơ bản. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Y/c HS báo cáo trước lớp và trao đổi kết quả tự kiểm tra (từ câu 1đến câu 9). - Gọi học sinh 1 trả lời câu 1, 2 ? Tại sao nhận biết F tác dụng lên kim nam châm? - Gọi học sinh 2 trả lời câu 3. Yêu cầu học sinh minh hoạ bằng hình vẽ. - Gọi học sinh 3: Trả lời câu 4 yêu cầu học sinh giải thích được ý A, B,C vì sao không chọn. - Gọi học sinh 4: Trả lời câu 5 (gọi H/s trung bình yếu kém trả lời) - Gọi học sinh 5: Trả lời câu 6, học sinh trong lớp trao đổi. Gọi học sinh : Trả lời, vẽ cấu tạo nguyên tắc hoạt động của máy (Câu 8) I. Tự kiểm tra Học sinh vừa phát biểu vừa minh hoạ trên hình vẽ. 1. Muốn biết ở một điểm A trong không gian có từ trường hay không, ta làm như sau: Đặt tại A một kim nam châm, nếu thấy có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì ở A có từ trường. 2. C. 3. Quy tắc bàn tay trái.SGK/ 74. 4. D. 5. Khi khung dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu thì trong khung dây xuất hiện một dòng điện cảm ứng xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. 6. Đặt kim nam châm tự do-kim nam châm định theo hướng Bắc Nam địa lí, đầu quay về hướng Bắc địa lí là từ cực Bắc của kim nam châm. 7. a. Quy tắc nắm tay phải để xác định chỉều đường sức từ trong lòng ống dây. SGK/66. b. Hình vẽ: 8. Giống nhau: Có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Khác nhau: Một loại có Rôto là cuộn dây, một loại có Rôto là nam châm. 9. Hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn. - Khung quay được vì khi ta cho dòng điện một chiều vào khung dây thì từ trường của nam châm sẽ tác dụng lên khung dây những lực điện từ làm cho khung quay. Hoạt động 2: Vận dụng (25 phút) Mục tiêu: - Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy biến thế. - Luyện tập thêm và vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể. - Rèn được khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học. Đồ dùng: Bảng phụ các kiến thức cơ bản. - Gọi HS lên bảng trình bày phần vận dụng. - Y/c HS dưới lớp làm bài. - Gọi 3 HS lên cùng trình bày trên bảng - Sau đó GV yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của các bạn để sửa chữa 10. Cho hình vẽ: Hãy xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên điểm N của - N + + K - 11. a. Vì sao để vận tải điện năng đi xa người ta phải dùng máy biến thế? b. Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế ở 2 đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên đường dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần? c. vòng, vòng, . 12. Giải thích vì sao không thể dùng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế. 13. Trường hợp nào khung dây không xuất hiện dòng điện xoay chiều? Hãy giải thích tại sao? a. Khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang. b. Khung dây quay quanh trục AB thẳng đứng. - GV chuẩn kiến thức. II. Vận dụng 10. Đường sức từ do cuộn dây của nam châm điện tạo ra tại N hướng từ trái sang phải. áp dụng quy tắc bàn tay trái, lực từ hướng từ ngoài vào trong và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. 11. a. Để giảm hao phí do toả nhiệt trên đường dây. b. Giảm đi 1002 = 10000 lần. c. Vận dụng công thức suy ra 12. Dòng điện không đổi không tạo ra từ trường biến thiên, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp không biến đổi nên trong cuộn này không xuất hiện dòng điện cảm ứng. 13. Trường hợp a. Khi khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây luôn không đổi, luôn bằng 0. Do đó trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng 4. Củng cố(3 phút) - GV củng cố kiến thức cơ bản 5. Hướng dẫn học ở nhà(1 phút) - Học bài cả chương II - Chuẩn bị bài mới: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

File đính kèm:

  • doctiet 45.doc