I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I, U từ số liệu thực nghiệm.
- Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
2. Kĩ năng
- Mắc mạch điện theo sơ đồ
- Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampe kế
- Kĩ năng vẽ và xử lí đồ thị
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, 2 (SGK-4,5)
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
+ 1 am pe kế có GHĐ 3A và ĐCNN 0,1A
+ 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V
+ 1 công tắc
+ 1 nguồn (4 pin)
+ 1 bóng đèn pin (hoặc dây điện trở)
2. Học sinh: Thước, giấy kẻ ô li
III. Phương pháp
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tiết 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2010
Ngày giảng: 16/8/2010
Chương I: Điện học
Tiết 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I, U từ số liệu thực nghiệm.
- Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
2. Kĩ năng
- Mắc mạch điện theo sơ đồ
- Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampe kế
- Kĩ năng vẽ và xử lí đồ thị
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, 2 (SGK-4,5)
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
+ 1 am pe kế có GHĐ 3A và ĐCNN 0,1A
+ 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V
+ 1 công tắc
+ 1 nguồn (4 pin)
+ 1 bóng đèn pin (hoặc dây điện trở)
2. Học sinh: Thước, giấy kẻ ô li
III. Phương pháp
- Thực hành, vấn đáp gợi mở, ....
IV. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới (40 phút)
* Đặt vấn đề: (5 phút)
- Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 bóng đèn, 1 vôn kế, 1 ampe kế, 1 công tắc K. Trong đó vôn kế đo hiệu điện thế giuwax 2 đầu bóng đèn, ampe kế đo cường độ dòng điện qua đèn.
- Gọi HS nhận sét, GV sửa chữa
- GV nhắc lại: ở lớp 7 ta đã biết khi hiệu điện thế đặt vào bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện qua bóng đèn càng lớn và đèn càng sáng. Vậy cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn điện có tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây hay không? Muốn trả lời câu hỏi này ta phải tiến hành TN sau.
- Quan sát H1.1 : kể tên, nêu công dụng và cách mắc các bộ phận trong sơ đồ?
- Yêu cầu HS nhắc lại các qui tắc sử dụng am pe kế và vôn kế.
- Chốt ( + ) của các dụng cụ đo điện có trong sơ đồ phải được mắc về phía điểm A hay điểm B
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn (15 phút)
Mục tiêu:
- Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Mắc mạch điện theo sơ đồ
- Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampe kế
ĐDDH: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 (SGK-4)
* Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: + 1 am pe kế có GHĐ 3A và ĐCNN 0,1A
+ 1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V + 1 công tắc
+ 1 nguồn (4 pin) + 1 bóng đèn pin (hoặc dây điện trở)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng 1 (SGK- 4)
-Y/ c HS tìm hiểu sơ đồ H1.1.
- GVgiao dụng cụ TN cho các nhóm HS, theo dõi, kiểm tra, giúp các nhóm mắc mạch điện theo đúng yêu cầu.
- Các nhóm HS tiến hành làm TN:
+ Mắc mạch điện theo sơ đồ H1.1;
+ Tiến hành đo cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi hiệu điện thế U đặt vào 2 đầu dây, ghi kết quả đo được vào bảng 1 trong vở.
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu C1.
- Yêu cầu các nhóm trả lời C1, nhận xét
I. Thí nghiệm
1. Sơ đồ mạch điện
2. Tiến hành thí nghiệm
C1: Khi tăng (giảm) hiệu điện thế U đặt vào 2 đầu dây dẫn bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (giảm) bấy nhiêu lần.
Hoạt động 2: Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận (10 phút)
Mục tiêu:
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I, U từ số liệu thực nghiệm.
- Kĩ năng vẽ và xử lí đồ thị
ĐDDH: Thước thẳng
- GV cho HS đọc phần a thông báo về dạng đồ thị trong SGK.
? Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U có đặc điểm gì.
? Dựa vào đồ thị cho biết:
;
- Y/c cá nhân HS làm C2.
- GV hướng dẫn cách vẽ đồ thị: Xác dịnh các điểm có toạ độ (U, I) và vẽ đường thẳng đi qua gốc toạ độ đồng thời đi qua gần tất cả các điểm biểu diễn.
- GV cho HS thảo luận nhận xét dạng đồ thị rút ra kết luận.
- Gọi 1 vài HS đọc kết luận trong SGK
II. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
1. Dạng đồ thị
C2: Hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn tăng (giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (giảm) bấy nhiêu lần.
2. Kết luận: (SGK- 5)
Hoạt động 3: Vận dụng (10 phút)
Mục tiêu:
- Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I, U từ số liệu thực nghiệm.
- Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Mắc mạch điện theo sơ đồ
- Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampe kế
- Kĩ năng vẽ và xử lí đồ thị
ĐDDH: Bảng phụ ghi nội dung bảng 2 (SGK- 5)
- Y/c HS làm việc cá nhân trả lời C3
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng 2 (SGK- 5)
- HS quan sát, làm việc cá nhân trả lời C4
- Không còn thời gian cho HS về nhà làm hoàn thành C4
- Yêu cầu HS trả lời C5
III. Vận dụng
C3:
C4:
Kết quả đo
Lần đo
Hiệu điện thế
(V)
Cường độ dòng điện
(A)
1
2,0
0,1
2
2,5
0,125
3
4,0
0,2
4
0,5
0,25
5
6,0
0,3
C5: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn điện có tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây
4. Củng cố (3 phút)
- Yêu cầu HS nêu kết luận về mối quan hệ giữa U, I.
? Đồ thị biểu diễn mối quan hệ này có đặc điểm gì?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Học thuộc ghi nhớ SGK.
- Tìm hiểu phần có thể em chưa biết (SGK- 6)
- Chuẩn bị bài mới: Điện trở của dây dẫn- Định luật ÔM
File đính kèm:
- tiet 1.doc