Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Hà Văn Hoàng

 I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

-Nêu được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

-Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I, U từ số liệu thực nghiệm.

-Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

 2. Kĩ năng:

-Mắc mạch điện theo sơ đồ.

-Sử dụng các dụng cụ đo: Vôn kế, ampekế.

-Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện.

-Kĩ năng vẽ và sử lí đồ thị.

 3. Thái độ:

-Yêu thích môn học.

 II.CHUẨN BỊ :

1. Phương tiện, thiết bị:

*Giáo viên:

 

doc271 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Hà Văn Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5đ): Tác dụng nào của dòng điện phụ thuộc vào chiều dòng điện: A. Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng quang B. Tác dụng từ. D. Tác dụng sinh lí. phần Tự LUậN (6,5 điểm) Câu 5(2đ): Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy biến thế. Câu 6(1,5đ): Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5cm để chụp ảnh của một toà nhà cao 8m, cách máy ảnh 50m. Chiều cao của ảnh là bao nhiêu. Câu 7(3đ): Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 6cm, AB có chiều cao h =1cm. a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB ( nêu rõ cách dựng), cho biết tích chất của ảnh. b. Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh Bài làm Đáp án và biểu điểm bài kiểm tra 1 tiết môn vật lí 9 Đề A Câu Nội dung Điểm 1 1- e; 2- d; 3- c; 4- b 2đ 2 C 0,5đ 3 A 0,5đ 4 B 0,5đ 5 Trình bày cấu tạo của máy biến thế: Gồm hai cuộn dây có số vòng khác nhau quấn chung trên một lõi sắt pha silic. Cuộn dây đưa điên vào gọi là cuộn sơ cấp, cuộn lấy điện ra gọi là cuộn thứ cấp. Trình bày hoạt động của máy biến thế: - Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều, cuộn sơ cấp trở thành nam châm điện có từ trường biến thiên. Từ trường này theo lõi sắt xuyên qua cuộn thứ cấp lầm xuất hiện hai đầu cuộn thứ cấp một dòng điện cảm ứng xoay chiều( khi mạch kín). 1đ 1đ 6 - Ta có ABO ~ A’B’O A o B A’ B’ - Vẽ hình 0,5đ -- Tính: 1đ 7 Thấu kính hội tụ. f=12cm; d = 6cm; AB = h = 1cm.d’ = ? h’= ? + BI//OF B’BI đồng dạng với B’OF’có: B’ B I (1) A’#F A O F’ +AB//A’B’ A’B’O đồng dạng với ABO có: Từ (1) và (2) #A’B’=2.AB = 2cm = h’. A’O = 2.AO =12cm = f = d’. Vẽ hình và nêu cách vẽ đúng: 1 điểm; Tính được d’ 1điểm , h’ được 1 điểm. Đáp án và biểu điểm bài kiểm tra 1 tiết môn vật lí 9 Đề B Câu Nội dung Điểm 1 1- d; 2- e; 3- b; 4- a 2đ 2 C 0,5đ 3 A 0,5đ 4 B 0,5đ 5 Trình bày cấu tạo của máy biến thế: Gồm hai cuộn dây có số vòng khác nhau quấn chung trên một lõi sắt pha silic. Cuộn dây đưa điên vào gọi là cuộn sơ cấp, cuộn lấy điện ra gọi là cuộn thứ cấp. Trình bày hoạt động của máy biến thế: - Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều, cuộn sơ cấp trở thành nam châm điện có từ trường biến thiên. Từ trường này theo lõi sắt xuyên qua cuộn thứ cấp lầm xuất hiện hai đầu cuộn thứ cấp một dòng điện cảm ứng xoay chiều( khi mạch kín). 1đ 1đ 6 - Ta có ABO ~ A’B’O A’ B’ A o B - Vẽ hình 0,5đ -- Tính: 1đ 7 Thấu kính phân kì. F = 12cm; d = 6cm; AB = h = 1cm. d ’=? h’ =? +BI//FO có rBB’I đồng dạng với rOB’F có B A I F A’ F’ O + AB//A’B’ có rBOA đồng dạng với rB’OA’ có: Từ (1) và (2) A’B’=AB: A’O = AO: 4cm = d’ Vẽ hình đúng: 1 điểm; Tính được h’=, d’= 4 cm. được 2 điểm. Tiết 63 Bài 54: Sự TRộN CáC áNH SáNG MàU. I.MụC TIÊU: 1.Kiến thức: -Trả lời được câu hỏi, thế nào là sự trộn hai hay nhiều ánh sáng màu khác nhau. -Trình bày và giải thích được TN trộn các ánh sáng màu. -Dựa vào quan sát, có thể mô tả được màu của ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều màu với nhau. -Trả lời được các câu hỏi: Có thể trộn được ánh sáng trắng hay không? Có thể trộn được “ánh sáng đen” hay không? 2. Kĩ năng: Tiến hành TN để tìm ra quy luật trên màu ánh sáng. 3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận. II. chuẩn bị: 1. Phương tiện, thiết bị: * Giáo viên: Một bộ thí nghiệm gồm: -1 đèn chiếu có 3 cửa sổ và 2 gương phẳng. -1 bộ các tấm lọc màu (đỏ, lục, lam) và 1 tấm chắn sáng. -1 màn ảnh. -1 giá quang học. * Mỗi nhóm HS: -1 đèn chiếu có 3 cửa sổ và 2 gương phẳng. -1 bộ các tấm lọc màu (đỏ, lục, lam) và 1 tấm chắn sáng. -1 màn ảnh. -1 giá quang học - Đĩa tròn có tô sẵn các màu khác nhau. -Mô tơ, nguồn điện. 2. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. III.tiến trình DạY HọC. 1. Kiểm tra bài cũ: HS1: Chữa bài tập 53-54.1 và 53-54.4. TL: Bài 53-54.1: C. Bài 53-54.4: a) Màu đen. b)Màu đen 2. Bài mới: ĐVĐ: Có thể phân tích 1 chùm sáng trắng thành nhiều chùm sáng màu khác nhau. Ngược lại, nếu trộn nhiều chùm sáng màu lại với nhau ta sẽ được ánh sáng có màu như thế nào? *H. Đ.2: TìM HIểU KHáI NIệM Sự TRộN CáC áNH SáNG MàU ( 10 phút). -Trộn ánh sáng màu là gì? -Thiết bị trộn màu có cấu tạo như thế nào? Tại sao có 3 cửa sổ? Tại sao các cửa sổ có tấm lọc? -GV yêu cầu 2-3 HS trình bày. -Trộn ánh sáng màu là chiếu 2 hoặc nhiều chùm sáng màu đồng thời lên cùng 1 chỗ trên 1 tấm màn chắn màu trắng. *H. Đ.3: TìM HIểU KếT QUả CủA Sự TRộN HAI áNH SáNG MàU (15 phút). -Yêu cầu HS đọc tài liệu và bố trí TN#Nhận xét ánh sáng trên màn chắn. Thí nghiệm 1: Lắp 2 tấm lọc vào 2 cửa sổ ở hai bên của thiết bị: +Màu đỏ với màu lục thu được ánh sáng màu +Màu tím với màu xanh thu được ánh sáng màu +Màu đỏ với màu tím thu được màu Kết luận: Khi trộn 2 ánh sáng ta được 2 ánh sáng màu khác. +Khi không có ánh sáng thì ta thấy tối ( thấy màu đen). Không có “ánh sáng màu đen”. *H. Đ.4: TìM HIểU Sự TRộN BA áNH SáNG MàU VớI NHAU Để ĐƯợC áNH áNG TRắNG (10 phút). -GV hướng dẫn HS làm TN 2. -Sau đó thay bộ 3 tấm lọc khác rồi nhận xét. 1.Thí nghiệm 2:- Để 3 tấm lọc vào 3 cửa sổ. -Di chuyển màn hứng ánh sáng. 2.Kết luận: Trộn 3 ánh sáng màu với nhau thì thu được ánh sáng màu trắng. *H. Đ.5: VậN DụNG ( 5 phút). -Dùng con quay, tô màu rồi quay nhanh con quay, Nhận xét màu trên con quay. -HS nhận xét kết quả, giải thích. -GV: ánh sáng truyền vào mắt còn lưu lại trong mắt trong 1/24S, do đó các ánh sáng màu đó tạo thành sự trộn màu trong mắt. -GV thông báo cho HS “Có thể em chưa biết”. -Yêu cầu HS rút ra kết luận về kiến thức trong bài. TN đĩa tròn NiuTơn. Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới ( võng mạc), nên nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màng lưới nhận được gần như đồng thời 3 thứ ánh sáng phản xạ từ 3 vùng có các màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng. Ghi nhớ: SGK/143. HĐ 6: Hướng dẫn về nhà: + Học phần ghi nhớ. + Làm bài tập SBT. + Xem trước bài 55 ************************************************* Ngày soạn: 29/ 10/ 2011 Ngày dạy: 31/ 11/ 2011 Tiết 20- Bài 18. THựC HàNH: KIểM NGHIệM MốI QUAN Hệ Q~I2 TRONG ĐịNH LUậT JUN-LEN XƠ. I. MụC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về định luật Jun-Lenxo. Nguyên lí truyền nhiệt, phương trình cân bằng nhiệt. 2. Kĩ năng: -HS vẽ được sơ đồ mạch điện của TN kiểm nghiệm định luật Jun-Len xơ. -Lắp ráp và tiến hành được TN kiểm nghiệm mối quan hệ Q~ I2 trong định luật Jun-Len xơ. 3. Thái độ: -Tác phong cẩn thận kiên trì, chính xác và trung thực trong quá trình thực hiện các phép đo và ghi lại các kết quả đo của TN. II. CHUẩN Bị: 1. Phương tiện, thiết bị: * Đối với mỗi nhóm HS: -Nguồn điện: Máy biến áp hạ áp. -1 ampe kế. -1 vôn kế. -1 biến trở 20Ω-2A. -Bình nhiệt lượng kế 250ml, dây đốt bằng Nỉcôm, que khuấy, nhiệt kế có phạm vi đo từ 150C đến 1000C và có ĐCNN 10C. -170ml nước sạch (nước tinh khiết). -Đồng hồ bấm giây có GHĐ 20 phút và có ĐCNN 1 giây. -Các đoạn dây nối: 10 đoạn. * Đối với GV: Hình 18.1 phóng to. 2. Phương pháp: - Thí nghiệm nghiên cứu. - HS tiến hành thí nghiệm, thảo luận theo nhóm, rút ra kiến thức cần thiết của bài học. III. Tiến trình DạY HọC. *H. Đ.1: KIểM TRA Sự CHUẩN Bị BàI CủA HS (5 phút) - GV yêu cầu lớp phó phụ trách học tập báo cáo phần chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong lớp. -GV: Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS. +Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua? +Nhiệt lượng nhận được của nước? +Nhiệt lượng nhận được của cốc? +Nhiệt lượng thu được của cốc nước? Theo bài ra có: Qtoả=Qthu, =>t0 liên hệ với I bởi hệ thức nào? *H. Đ.2: TìM HIểU YÊU CầU Và NộI DUNG TH (5 phút). -Yêu cầu HS nghiên cứu kĩ phần II trong SGK về nội dung TH. Gọi đại diện nhóm trình bày. +Mục tiêu TNTH. +Tác dụng của từng thiết bị được sử dụng và cách lắp ráp các thiết bị đó theo sơ đồ TN. +Công việc phải làm trong một lần đo và kết quả cần có. -HS: ... Độ tăng nhiệt độ ^t0 khi đun nước trong 7 phút với dòng điện có cường độ khác nhau chạy qua dây đốt. Bảng 1 SGK/50. *H. Đ.3: LắP RáP CáC THIếT Bị TNTH -Phân công các nhóm nhận dụng cụ . -Cho các nhóm tiến hành lắp ráp các thiết bị TN. GV theo dõi giúp đỡ các nhóm. -Các nhóm nhận dụng cụ TN. -Nhóm trưởng hướng dẫn và kiểm tra việc lắp ráp dụng cụ TN của nhóm đảm bảo các yêu cầu: +Dây đốt ngập hoàn toàn trong nước. +Bầu nhiệt kế ngập trong nước và không được chạm vào dây đốt, đáy cốc. +Mắc đúng ampe kế, biến trở. *H. Đ.4: TIếN HàNH TN -GV kiểm tra việc lắp ráp dụng cụ TN của tất cả các nhóm. -Yêu cầu nhóm trưởng phân công công việc cụ thể của từng thành viên trong nhóm. -Yêu cầu các nhóm thực hiện lần đo thứ nhất. -GV theo dõi TN của các nhóm-Yêu cầu kỉ luật trong TH. -Gọi HS nêu lại các bước thực hiện lần đo thứ hai. -Chờ cho nước nguội đến nhiệt độ ban đầu , GV cho các nhóm tiến hành lần đo thứ hai. -Tương tự như lần đo thứ hai. -Chờ nước nguội đến nhiệt độ ban đầu , GV cho các nhóm tiến hành lần đo thứ ba. -Nhóm trưởng phân công: +Một người điều chỉnh biến trở. +Một người dùng que khuấy nước nhẹ nhàng và thường xuyên. +Một người theo dõi và đọc nhiệt kế. +Một người theo dõi đồng hồ. +Một thư kí ghi kết quả và viết báo cáo TH chung của nhóm. -Các nhóm tiến hành TN, thực hiện lần đo thứ nhất. Lưu ý: +Điều chỉnh biến trở để I1=0,6A. +Ghi nhiệt độ ban đầu . +Bấm đồng hồ để đun nước trong 7 phút . Ghi lại nhiệt độ . -Tiến hành lần đo thứ hai theo nhóm, ghi kết quả vào báo cáo TH. -Tiến hành lần đo thứ ba theo nhóm, ghi kết quả vào báo cáo TH. *H. Đ.5: HOàN THàNH BáO CáO THựC HàNH. -Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành nốt báo cáo TH. -GV thu báo cáo TH. -HS trong nhóm hoàn thành nốt các yêu cầu còn lại của phần TH vào báo cáo TH. GV nhận xét, rút kinh nghiệm về: +Thao tác TN. +Thái độ học tập của nhóm. +ý thức kỉ luật. GV đánh giá cho điểm thi đua của lớp * Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập các kiến thức đã học của chương. - Chuẩn bị bài 19 “ Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” ***************************************

File đính kèm:

  • docGiao an Vat ly 9 tron bo 13 14.doc
Giáo án liên quan