Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc - Năm học 2013-2014

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Nêu được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động.

- Viết được công thức tính tốc độ

- Nêu được đơn vị đo của tốc độ.

1.2. Kỹ năng:

 Vận dụng được công thức tính tốc độ .

1.3. Thái độ:

 Phát huy tính chủ động, tích cực của HS.

2. CHUẨN BỊ

 2.1) Chuẩn bị của GV:

 - Đồng hồ bấm giây.

 - Tranh vẽ tốc kế.

2.2) Chuẩn bị của HS: đọc trước bài ở nhà

3. TỔ CHỨC CAC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 3.1) Ổn định (1’)

 KTSS

 3.2) KTBC (4’)

 GV đặt câu hỏi:

 ? Chuyển động cơ học là gì ? Tính tương đối của chuyển động và đứng yên phụ thuộc vào đâu ?

 Có mấy dạng chuyển động ?

 Áp dụng: làm bài tập 1.1; 1.2/SBT

 * Đáp án: - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 2, Bài 2: Vận tốc - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Tiết: 2 NS: 9/8/2013 Bài 2. VẬN TỐC 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. - Viết được công thức tính tốc độ - Nêu được đơn vị đo của tốc độ. 1.2. Kỹ năng: Vận dụng được công thức tính tốc độ . 1.3. Thái độ: Phát huy tính chủ động, tích cực của HS. 2. CHUẨN BỊ 2.1) Chuẩn bị của GV: - Đồng hồ bấm giây. - Tranh vẽ tốc kế. 2.2) Chuẩn bị của HS: đọc trước bài ở nhà 3. TỔ CHỨC CAC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1) Ổn định (1’) KTSS 3.2) KTBC (4’) GV đặt câu hỏi: ? Chuyển động cơ học là gì ? Tính tương đối của chuyển động và đứng yên phụ thuộc vào đâu ? Có mấy dạng chuyển động ? Áp dụng: làm bài tập 1.1; 1.2/SBT * Đáp án: - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật - Tính tương đối phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc - Các dạng chuyển động: thẳng, cong Áp dụng: 1.1 – C; 1.2 – A 3.3) Các hoạt động . Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (2’) Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại Làm thế nào để nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động và thế nào là chuyển động đều ? - Đọc thông tin vào bài học HĐ2: Tìm hiểu về vận tốc (20’) Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, nhận xét - Hướng dẫn HS vào vấn đề so sánh sự nhanh, chậm của chuyển động của các bạn trong lớp căn cứ vào kết quả cuộc chạy 60m - Yêu cầu HS trả lời C1, C2, C3 để rút ra khái niệm về vận tốc - Quãng đường chạy trong 1 giây được gọi là vận tốc. Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh chậm của chuyển động và tính bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian - Thông báo công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc - Đọc thông tin câu hỏi C1, C2, C3. Thảo luận theo nhóm rút ra nhận xét - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả của mình: phân tích, so sánh độ nhanh chậm của chuyển động. Trả lời. C1.Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau, bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn C2, C3 - Các nhóm khác nhận xét - So sánh độ dài đoạn đường chạy được của mỗi HS trong cùng một đơn vị thời gian để hình dung được sự nhanh, chậm - HS nắm vững công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc I. VẬN TỐC LÀ GÌ ? - Bảng 2.1 SGK C1. C2. Tên Hạng Q đường/1s An 3 6m Bình 2 6,32m Cao 3 5,45m Hùng 1 6,67m Việt 4 5,71m - C3. (1) nhanh, (2) chậm, (3) Qđ đi được, (4) đơn vị Độ lớn của tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. II. CÔNG THỨC TÍNH VẬN TỐC v: vận tốc s: quãng đường đi được t: thời gian đi hết Qđ đó III. ĐƠN VỊ VẬN TỐC - C4. Đơn vị vận tốc là m/ phút; km/h; cm/s; m/s. Đơn vị vận tốc hợp pháp là : km/h hoặc m/s HĐ3: Vận dụng – Ghi nhớ (17’) Phương pháp: vấn đáp, phân tích, gợi mở - Hướng dẫn HS vận dụng trả lời C5, C6, C7, C8 ? Độ lớn vận tốc cho biết gì ? Nêu công thức tính vận tốc và giải thích ? - Đọc thông tin câu hỏi C5 - Thảo luận theo nhóm rút ra kết quả. - HS trình bày cách tính, HS khác nhận xét - Đọc thông tin câu hỏi C6, C7, C8 - Thảo luận theo nhóm rút ra kết quả. ! Phát biểu nội dung phần ghi nhớ SGK IV. VẬN DỤNG C5. a) Mỗi giờ ô tô đi được 36km, mỗi giờ xe đạp đi được 10,8km, mỗi giây tàu hoả đi được 10m b) Vận tốc của ba chuyển động: - Ô tô: v=36km = - Xe đạp: v = - Tàu hoả: v= 10 m/s - Ô tô, tàu hoả chuyển động nhanh bằng nhau, xe đạp chuyển động chậm nhất C6. Vận tốc của tàu: C7. t = 40 phút = 2/3 h C8. v=4km/h; t=30ph= 1/2h s = v.t = 4.1/2 = 2 km * Ghi nhớ: - Độ lớn vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động, được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian - Công thức vận tốc v: vận tốc (km/h; m/s) s: quãng đường km;m) t: thời gian (h; s) 4. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học thuộc ghi nhớ và xem lại các câu C - Giải bài tập trong SBT - Đọc “có thể em chưa biết” - Đọc trước bài 3. CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docTuần 2.doc
Giáo án liên quan