Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 15, Bài 13: Công cơ học - Năm học 2012-2013

1. MỤC TIÊU

 1.1/ Kiến thức:

- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

- Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực.

- Nêu được đơn vị đo công.

 1.2/ Kĩ năng: - Vận dụng công thức A = Fs.

 1.3/ Thái độ: - Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học.

 +BPGDBVMT: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm ách tắc giao thông, BVMT và tiết kiệm năng lượng.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

 2.1) Chuẩn bị của GV:

 Soạn bài trên Microsoft Office Word 2003, SGK, SGV.

 2.2) Chuẩn bị của HS:

 Đọc trước bài ở nhà

3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.1. Ổn định lớp (1’)

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 15, Bài 13: Công cơ học - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Tiết: 15 NS: 06/11/2012 Bài 13. CÔNG CƠ HỌC 1. MỤC TIÊU 1.1/ Kiến thức: - Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công. - Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. - Nêu được đơn vị đo công. 1.2/ Kĩ năng: - Vận dụng công thức A = Fs. 1.3/ Thái độ: - Cẩn thận, trung thực, yêu thích môn học. +BPGDBVMT: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm ách tắc giao thông, BVMT và tiết kiệm năng lượng. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 2.1) Chuẩn bị của GV: Soạn bài trên Microsoft Office Word 2003, SGK, SGV... 2.2) Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà 3. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1. Ổn định lớp (1’) 3.2. KTBC: (4’) GV: trình chiếu nội dung câu hỏi lên màng hình ? Nêu điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên, lơ lửng ở trong lòng chất lỏng ? ? Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimet được tính bằng công thức nào ? Áp dụng: 12.1/ SBT * Đáp án: - Nếu ta thả một vật trong lòng chất lỏng thì: + Vật chìm xuống khi lực đẩy Acsimet FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P + Vật nổi lên khi: FA > P + Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P - Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimet: FA = d.V, trong V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Áp dụng: 12.1 - B 3.3. Các hoạt động: Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (3’) Phương pháp: trực quan, đàm thoại - Trình chiếu hình ảnh những công việc thường ngày trong cuộc sống - Giới thiệu về công cơ học, vào bài mới - Cá nhân quan sát hình ảnh trên màng hình - Cá nhân lắng nghe HĐ2: Hình thành khái niệm công cơ học (5’) Phương pháp: trực quan, vấn đáp, quan sát - Cho HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trên màn hình Gợi ý: Con bò có dùng lực để kéo xe? Xe có chuyển dời không? - Lực sĩ có dùng lực để ghì quả tạ? Quả tạ có di chuyển không? - Yêu cầu HS đọc và trả lời C1 Trình chiếu nội dung câu trả lời C1 - Thể hiện nội dung C2 lên màn hình yêu cầu HS điền từ Trình chiếu nội dung kết luận ? Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông nên thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường xe vẫn nổ máy tiêu hao năng lượng vô ích đồng thời xảy ra môi trường nhiều khí độc. Vậy chúng ta cần biện pháp như thế nào để BVMT? - Cá nhân HS quan sát tranh và đọc theo yêu cầu - Hình 13.1, lực kéo của con bò thực hiện công cơ học. - Hình 13.2, người lực sĩ không thực hiện công. - Cá nhân HS trả lời C1 - Cá nhân HS điền từ và phát biểu lại kết luận ! Cá nhân HS suy nghĩ trả lời: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm ách tắc giao thông, BVMT và tiết kiệm năng lượng. I. Khi nào có công cơ học? 1. Nhận xét C1. Khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời 2. Kết luận: C2. (1) lực (2) chuyển dịch HĐ3: Củng cố kiến thức về công cơ học (10’) Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm - Gọi HS lần lượt đọc nội dung các câu hỏi và quan sát hình ảnh trên màn chiếu để trả lời Nhận xét câu trả lời của HS - GV chuyển ý: Công cơ học được tính như thế nào? - Cá nhân đọc và quan sát màn hình Thảo luận nhóm câu C3, C4, sau đó trả lời các nhân 3. Vận dụng: (SGK) C3: a,c,d C4: d) Trọng lực của qủa bưởi a) Lực kéo của đầu tàu hỏa c) Lực kéo của người HĐ4: GV thông báo kiến thức mới: Công thức tính công (5’) Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp - GV thông báo công thức tính công A, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị công. Nhấn mạnh điều kiện để có công cơ học. Trình chiếu nội dung thông tin lên màn hình - GV chuyển ý và nhấn mạnh phần chú ý bằng hình ảnh trên màn hình A = F.S được sử dụng khi vật chuyển dời theo phương của lực tác dụng vào vật. + Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực, công thức tính công sẽ học ở lớp trên. + Vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không. - Cá nhân HS lắng nghe và ghi nhớ: Khi có một lực F tác dụng vào vật làm vật chuyển dời một quãng đường s theo phương của lực thì công của lực F: A = F . s A (J), F (N), s (m) - Cá nhân HS quan sát màn hình để nhận biết chú ý II. Công thức tính công: 1. Công thức tính công cơ học: A = F . s Trong đó: A là công của lực F; F là lực tác dụng vào vật; s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực. Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J 1J = 1N.1m = 1Nm Ngoài đơn vị Jun, công cơ học còn đo bằng đơn vị ki lô Jun (kJ); 1kJ = 1000J HĐ5: Vận dụng công thức tính công để giải bài tập (9’) Phương pháp: trực quan, vấn đáp, thảo luận - GV lần lượt chiếu các nội dung C5, C6, C7 kèm theo hình ảnh và phân tích nội dung để HS trả lời. - Cá nhân HS vận dụng trả lời HS khác nhận xét 2. Vận dụng C5: công của lực kéo của đầu tàu A = F.s = 5000 . 1000 A = 5000000J = 5000KJ C6: A = Fs = 20.6 = 120 (J) C7: Trọng lực có phương thẳng đứng vuông góc với phương CĐ của vật, nên không có công cơ học của trọng lực. HĐ6: Củng cố - Ghi nhớ (7’) Phương pháp: trực quan, vấn đáp - GV đặt câu hỏi: + Khi nào thì có công cơ học? + Công thức tính công cơ học? Đơn vị tính công? + Công cơ học phụ thuộc 2 yếu tố nào? - GV chiếu đề bài tập lên màn hình, gọi HS trả lời: 1) Trường hợp có công cơ học khi: a. có lực tác dụng b. có sự chuyển dời của vật c. có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời d. vật chuyển động thẳng đều theo quán tính 2) TH nào dưới đây TL của vật không thực hiện công cơ học a.Vật rơi từ trên cao xuống b.Vật được ném lên theo phương thẳng đứng c.Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng d.Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. - Cá nhân HS trả lời theo yêu cầu của GV. - Cá nhân HS đọc nội dung bài tập trên màn hình và trả lời HS khác nhận xét * Ghi nhớ: - Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời. - Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển. - Công thức tính công cơ học: A = F.s Đơn vị: jun (J) 4. Hướng dẫn về nhà (1’) GV đưa nội dung dặn dò về nhà lên màn hình cho HS nắm - Học thuộc ghi nhớ và làm lại các câu C - Giải bài tập 13.1;13.3;13.4 trong SBT - Đọc “có thể em chưa biết” - Đọc trước bài 14. ĐỊNH LUẬT VẾ CÔNG. - Chuẩn bị mục I và bảng 14.1 SGK trang 50. DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docTuần 15.doc