I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh mô tả hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện, một số ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.
- Học sinh nêu được các biểu hiện của tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
2. Kỹ năng:
Học sinh làm thành thạo các thí nghiệm, vận dụng kiến thức vào giải bài tập
3. Thái độ:
Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Thước thẳng, bảng phụ, 1 kim nam châm, 1 vật nhỏ bằng thép, chuông điện, 1 nguồn điện, công tắc, bình thuỷ phân, đồng sunfat.
2. Học sinh:
Mỗi nhóm: 1 nam châm điện, 1 nguồn điện, 1 kim nam châm, 1 bình nhựa.
III- PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, vấn đáp, dạy học tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức:(1)
2. Kiểm tra bài cũ:(5)
+ Nêu các tác dụng chính của dòng điện mà em đã học?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 7 - Tiết 25: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soan:18/02/2012
Ngày giảng:21/02/2012
Tiết 25 tác dụng từ , tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh mô tả hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện, một số ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.
- Học sinh nêu được các biểu hiện của tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
2. Kỹ năng:
Học sinh làm thành thạo các thí nghiệm, vận dụng kiến thức vào giải bài tập
3. Thái độ:
Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm.
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Thước thẳng, bảng phụ, 1 kim nam châm, 1 vật nhỏ bằng thép, chuông điện, 1 nguồn điện, công tắc, bình thuỷ phân, đồng sunfat.
2. Học sinh:
Mỗi nhóm: 1 nam châm điện, 1 nguồn điện, 1 kim nam châm, 1 bình nhựa.
III- Phương pháp:
Trực quan, vấn đáp, dạy học tích cực.
IV. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức:(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
+ Nêu các tác dụng chính của dòng điện mà em đã học?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2’)
Mục tiêu:
Nhận thức vấn đề của bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giáo viên giới thiệu như sách giáo khoa Vào bài.
Học sinh nghe
Hoạt động 2: Tác dụng từ(15’)
Mục tiêu:
Tìm hiểu nam châm và tác dụng từ của nam châm,Tìm hiểu hoạt động của chuông điện
Đồ dùng:
Mỗi nhóm: 1 nam châm điện, 1 nguồn điện, 1 kim nam châm, 1 công tắc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức đã học ở lớp 5?
- Cho học sinh quan sát một vài nam châm.
- Giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh quan sát.
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm và trả lời C1?
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến.
+ Yêu cầu học sinh tìm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong phần kết luận?
+ Yêu cầu học sinh so sánh tính chất của nam châm và nam châm điện?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến.
- Giáo viên giới thiệu chuông điện và các bộ bộ phận của nó.
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành nhận dạng các bộ phận chính của chuông?
+ Yêu cầu học sinh trả lời C2, C3, C4?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến.
- Giáo viên thông báo tác dụng cơ học
* Tính chất từ của nam châm
C1
Cuộn dây hút đinh sắt, khi đóng công tắc.
Kim nam châm một cực hoặc bị hút hoặc bị đẩy.
* Kết luận
1..nam châm điện.
2.tính chất từ ..
* Tìm hiểu chuông điện
C2
Khi đóng công tắc, cuộn dây thành nam châm điện. Khi đó cuộn dây hút miếng sắt làm đầu gõ chuông đập vào chuông Chuông kêu.
C3
Chỗ hở của mạch điện ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm.
C4
Do mạch điện đóng ngắt liên tục.
Hoạt động 3: Tác dụng hoá học (8’)
Mục tiêu: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện
Đồ dùng:
Mỗi nhóm: 1 nguồn điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn, 1 bóng đèn LED, 1 bút thử điện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm.
- Giáo viên làm thí nghiệm, học sinh quan sát để trả lời.
+ Yêu cầu học sinh trả lời C5, C6?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến.
+ Yêu cầu học sinh tìm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong phần kết luận?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến.
Học sinh quan sát
C5
Dung dịch muối CuSO4 là chất dẫn điện.
C6
Thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ nhạt.
* Kết luận
..vỏ bằng đồng.
Hoạt động 4: Tác dụng sinh lí(5’)
Mục tiêu:
- Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện
- Học sinh nêu được các biểu hiện của tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa?
+ Nếu sơ ý bị điện giật thì sẽ gây chết người, vậy điện giật là gì?
- Giáo viên giới thiệu lại tác dụng sinh lí của dòng điện.
- Giáo viên lưu ý cho học sinh không được chạm vào nguồn điện.
Học sinh đọc
Hoạt động 5: Vận dụng(5’)
Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng đơn giản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
+ Yêu cầu học sinh trả lời C7, C8?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến.
C7 : C
C8 : D
4. Củng cố:(2’)
+ Nêu các tác dụng của dòng điện mà em đã học?
+ Thế nào là nam châm điện?
+ Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết?
5. Hướng dẫn về nhà:(2’)
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập?
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm?
File đính kèm:
- tiet25.doc