Giáo án Vật Lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Trần Quốc Dũng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

2. Kỹ năng:

- Rèn uyện kỹ năng quan sát, thí nghiệm, tư duy.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tập thể, tinh thần hợp tác

II. CHUẨN BỊ:

- Đối với mỗi nhóm học sinh:

+ Một hộp kín trong đó có dán sẵn một mảnh giấy trắng;

+ Bóng đèn pin được gắn trong hộp như hình 1.2a SGK;

+ Pin; dây nối; công tắc.

+ Nhóm trưởng nhận dụng cụ và giao lại cho giáo viên cuối tiết học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp ( 1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: ( Không )

3. Bài mới:

 

doc111 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2011-2012 - Trần Quốc Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo và trả lời câu hỏi C5? -Trả lời các kiến thức của hs về CĐ DĐ và HĐT như ở mục 1 của mẫu báo cáo thực hành: 1a)....HĐT... b).......cực dương...... c).......CĐDĐ. d)...nối tiếp......cực dương... 2.a) Sơ đồ mạch điện: Sgk -Nghe gv trình bày và ghi đề bài vào vở. -Trả lời câu hỏi C1: +2 điểm M và N là 2 điểm nối chung của 2 đèn. +Các mạch rẽ là: M12N và M34N. +Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực (+) và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực (-) của nguồn điện. -Mắc mạch điện và trả lời câu hỏi C2: +Khi tháo bớt 1 trong 2 đèn mắc song song, đèn còn lại sáng mạnh hơn so với khi cả 2 đèn đều sáng. - Mắc vôn kế vào các vị trí 12, 34 và MN sau đó trả lời các câu hỏi C3 và C4: +C3:Vôn kế được mắc song song với đèn 1 và đèn 2. +C4: ....bằng nhau và bằng ...... U12=U34=UMN -Mắc ampe kế vào các vị trí thích hợp sau đó trả lời các câu hỏi C5: .......tổng......... I=I1+I2 Bài 28: Thực hành: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG I. Mắc song song 2 bóng đèn: (SGK) II. Đo HĐT đối với mạch điện song song:(SGK) III. Đo CĐDĐ đối với đoạn mạch song song: (SGK) 4.Củng cố,nhận xét và đánh giá công việc của hs (5ph) - GV:Yêu cầu hs nêu lại quy luật của cường độ dòng điện và HĐT trong mạch điện song song? -HS: +Trong đoạn mạch song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng các cường độ dòng điện mạch rẽ. + Đối với đoạn mạch gồm 2 đèn mắc song song, HĐT giữa 2 đầu các đèn bằng nhau và bằng HĐT giữa 2 điểm nối chung. - Sau đó gv nhận xét tiết thực hành: Khen ngợi những cá nhân, nhóm làm việc tích cực, phê bình những cá nhân, nhóm làm việc chưa tích cực. 5. Hướng dẫn về nhà: (1ph) -Về nhà làm bài tập từ 28.1 đến 28.5 ở SBT? - Ôn tập chuẩn bị kiểm tr HK II * Rút kinh nghiệm: Tuần :33 Tiết thứ:33 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN Ngày soạn: I-MỤC TIÊU: -Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. -Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. -Biết và thực hiện 1 số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. II-CHUẨN BỊ: -Đối với cả lớp: +Phim trong các hình vẽ từ 29.1 đến 29.5 ở SGK. +1 số loại cầu chì có ghi số ampe(A) trên đó,trong đó có loại 1A. +1 ắc quy 6V hoặc 12V,1 bóng đèn 6V hoặc 12V. +1 công tắc,5 đoạn dây nối có vỏ cách điện và 1 bút thử điện. -Đối với mỗi nhóm hs: +1 nguồn điện 3V,1 mô hình “người điện” như hình vẽ 29.1 SGK. +1 bóng đèn pin,1 công tắc,1 ampe kế có GHĐ là 2A. +1 cầu chì loại ghi dưới hoặc bằng 0,5A,5 đoạn dây nối có vỏ cách điện. III-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PHẦN GHI BẢNG +Hoạt động 1:Vào bài mới(6ph) -Kiểm tra bài cũ: *Làm bài tập 28.1 ở SBT? -GV:Vào bài mới như SGK +Hoạt động 2:Tìm hiểu các tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người(15ph) -GV:Cắm bút thử điện vào 1 trong 2 lỗ của ổ cắm điện để hs quan sát khi nào thì đèn của bút thử điện sáng và trả lời câu hỏi C1? -GV:Cho hs nhắc lại tác dụng sinh lý của dòng điện đã học và đọc ở SGK để biết mức độ tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người? +Hoạt động 3:Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì(15ph) -GV:Phát dụng cụ thực hành cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm như hình vẽ 29.2 ,sau đó trả lời câu hỏi C2? -GV:Yêu cầu trả lời các câu hỏi C3,C4 và C5 để biết các tác dụng của cầu chì? +Hoạt động 4:Tìm hiểu các quy tắc an toàn(bước đầu) khi sử dụng điện(6ph) -GV:Giới thiệu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện như SGK,sau đó gv cho hs trả lời câu hỏi C6? +Hoạt động 5:Vận dụng,củng cố và giao việc về nhà cho hs(3ph) -GV:Cho hs đọc và ghi vào vở phần ghi nhớ ở SGK? -GV:Cho hs đọc phần có thể em chưa biết ở SGK? -GV:Cho hs làm các bài tập 29.1 và 29.3 ở SBT? +Gv hướng dẫn hs về nhà: -Về nhà học thuộc phần ghi nhớ. -Về nhà làm bài tập 29.2, 29.4 ở SBT? -HS:Nghe gv trình bày và ghi đề bài vào vở. -HS:Quan sát khi nào thì đèn ở bút thử điện sáng và trả lời câu hỏi C1: +Đèn ở bút thử điện sáng khi đưa vào lỗ mắc với “dây nóng” của ổ lấy điện và tay cầm phải tiếp xúc với chốt cài hay đầu kia bằng kim loại của bút thử điện. +.....chạy qua.....bấc cứ.... -HS:Nhắc lại tác dụng sinh lý của dòng điện đã học và đọc ở SGK để thu thập thông tin về mức độ tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. -HS:Nhận dụng cụ thực hành,tiến hành phân công các thành viên trong nhóm mắc mạch điện như hình vẽ 29.2,ghi các kết quả I1, I2 và trả lời câu hỏi C2: +..........lớn hơn. +Các tác hại của hiện tượng đoản mạch: *CĐDĐ tăng lên quá lớn có thể làm chảy hoặc làm cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc với nó hoặc gần nó,do đó có thể gây hoả hoạn. *Dây tóc đèn bị đứt,dây quấn ở quạt điện nóng chảy và bị đứt,các mạch điện trong tivi,rađiô...bị đứt hỏng -HS:Dựa vào những hiểu biết về cầu chì đã học,trả lời các câu hỏi C3,C4 và C5: +C3:Khi đoản mạch xảy ra với mạch điện hình 29.3,cầu chì nóng lên,chảy đứt và ngắt mạch. +C4:Ý nghĩa số ghi ampe trên mỗi cầu chì:Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt. +C5:Với mạch điện thắp sáng bóng đèn,từ bảng CĐDĐ ở bài 24(từ 0,1A tới 1A) thì nên dùng cầu chì có ghi số 1,2A hoặc 1,5A. -HS: +Đọc ở SGK để nắm lấy các thông tin về các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. +C6: *Ở hình vẽ 29.5a:Lõi dây điện có chỗ hở nếu vô ý chạm phải có thể bị điện giật và là nguy hiểm.Cách khắc phục:Dùng băng dính bọc nhiều lớp thật kín lõi dây(trước đó phải rút cầu chì). *Ở hình vẽ 29.5b:Nắp cầu chì ghi 2A lại nối bằng dây chì ghi 10A là quá xa mức quy định,nếu như vậy do sự cố dòng điện lên đến 9A thì dây chì này vẫn chưa bị đứt các đồ dùng điện dùng cầu chì này có thể bị hỏng.Cách khắc phục:Dùng dây chì 2A để mắc vào cầu chì này. *Ở hình vẽ 29.5c:Người phụ nữ đang thay hay sữa bóng đèn thì em nhỏ lại đóng hay ngắt công tắc điện,nếu đóng công tắc điện thì dòng điện có thể đi qua cơ thể người phụ nữ kia và gây nguy hiểm vì chân chị này đang tiếp xúc với đất.Cách khắc phục:Không được đóng công tắc điện khi đang sữa chữa điện và khi sữa chữa điện chân phải mang các loại dép,giày cách điện với đất và sàn nhà. -HS:Đọc và ghi vào vở phần ghi nhớ ở SGK. -HS:Đọc phần có thể em chưa biết ở SGK để thu thập thông tin. -HS: +Bài tập 29.1:Câu B đúng. +Bài tập 29.3:Câu D đúng. Bài 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I-Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm: 1)Dòng điện có thể đi qua cơ thể:(SGK) 2)Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người:(SGK) 1)Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch): (SGK) 2)Các tác dụng của cầu chì: (SGK) III-Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:(SGK) Ghi nhớ: *Cơ thể người là 1 vật dẫn điện.Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với dòng điện có HĐT 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người. *Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức,đặc biệt khi đoản mạch. *Phải sử dụng các quy tắc an toàn điện khi sử dụng điện. IV-NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tuần :34 Tiết thứ:34 TỔNG KẾT CHƯƠNG 3:ĐIỆN HỌC Ngày soạn: I-MỤC TIÊU: -Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương Điện học. -Vận dụng 1 cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề(trả lời câu hỏi,giải bài tập,giải thích hiện tượng...)có liên quan. II-CHUẨN BỊ: -Đối với cả lớp:Vẽ to bảng ô chữ của trò chơi ô chữ. III-TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS PHẦN GHI BẢNG +Hoạt động 1:Củng cố các kiến thức cơ bản thông qua phần tự kiểm tra của hs(15ph). -GV:Yêu cầu hs trả lời tất cả các câu hỏi ở phần tự kiểm tra ở SGK? +Hoạt động 2:Vận dụng tổng hợp kiến thức(20ph) -GV:Cho hs trả lời các câu hỏi ở phần vận dụng ở SGK? +Hoạt động 3:Trò chơi ô chữ(10ph) -GV:Hướng dẫn cho hs trả lời các câu hỏi ở phần trò chơi ô chữ,gv cho hs lên ghi câu trả lời vào bảng phụ ở trên bảng? -GV:Trong lúc hs ghi các câu trả lời ở hàng ngang,gv có thể cho hs tìm từ ở hàng dọc? +Gv hướng dẫn hs về nhà: -Về nhà coi lại toàn bộ các kiến thức trong chương điện học. -Chuẩn bị cho tiết kiểm tra 1 tiết tới và kiểm tra HK2? -HS: 1-Tuỳ hs. 2-Có 2 loại điện tích là điện tích(+) và điện tích(-). +Các điện tích khác loại(dương và âm)thì hút nhau. +Các điện tích cùng loại(cùng dương hoặc cùng âm)thì đẩy nhau. 3-Vật nhiễm điện(+)do mất bớt êlectrôn.Vật nhiễm điện(-)do nhận thêm êlectrôn. 4- a).....các điện tích dịch chuyển.... b).....các êlectrôn tự do dịch chuyển.... 5-Các vật liệu sau đây dẫn điện ở điều kiện bình thường: a)Mảnh tôn. e)Đoạn dây đồng. 6-Năm tác dụng chính của dòng điện:Tác dụng nhiệt,tác dụng phát sáng,tác dụng từ,tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý. 7-Đơn vị của CĐDĐ là ampe(A).Dụng cụ dùngû để đo CĐDĐ là ampe kế. 8-Đơn vị của HĐT là vôn(V).Đo HĐT bằng vôn kế. 9-Tuỳ hs. 10-Trong mạch điện có 2 bóng đèn mắc nối tiếp: +CĐDĐ như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch. +HĐT giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng các HĐT trên mỗi đèn. 11-Trong mạch điện có 2 bóng đèn mắc song song: +HĐT giữa 2 đầu mỗi bóng đèn và giữa 2 điểm nối chung đều bằng nhau. +CĐDĐ trong mạch chính bằng tổng các CĐDĐ qua mỗi bóng đèn. 12-(SGK) -HS: 1-Câu D. 2- a)Ghi dấu (-) cho quả cầu B b)Ghi dấu (-) cho quả cầu A c)Ghi dấu(+) cho quả cầu B d)Ghi dấu(+) cho quả cầu A 3-Mảnh nylông nhiễm điện âm,nhận êlectrôn còn miếng len bị mất bớt êlectrôn do chuyển qua mảnh nylông cho nên sẽ nhiễm điện dương vì thiếu êlectrôn. 4-Sơ đồ c. 5-Thí nghiệm c. 6-Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất vì HĐT trên mỗi bóng đèn là 3V(để sáng bình thường),khi mắc nối tiềp 2 bóng đèn đó thì HĐT tổng cộng là 6V. 7-Số chỉ của ampe kế A2 là :0,35A-0,12A=0,23A. -HS: 1)Cực dương. 2)An toàn điện. 3)Vật dẫn điện. 4)Phát sáng. 5)Lực đẩy. 6)Nhiệt. 7)Nguồn điện. 8)Vôn kế. -HS: Từ hàng dọc:Dòng điện. Bài 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG 3:ĐIỆN HỌC I-Tự kiểm tra: II-Vận dụng: III-Trò chơi ô chữ: 1) CỰCDƯƠNG 2) ANTOÀNĐIỆN 3) VẬTDẪNĐIỆN 4)PHÁTSÁNG 5) LỰCĐẨY 6) NHIỆT 7)NGUỒNĐIỆN 8) VÔNKẾ IV-NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

File đính kèm:

  • docGIAO AN VLY 7TQDUNG.doc
Giáo án liên quan