Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tuần 8 đến 12 - Nguyễn Thị Thu Hương

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh từ bài 1 đến bài 8.

 - Rút kinh nghiệm, cải tiến cách dạy và học .

 2. Kỹ năng :

 - Rèn luyện kỹ năng nhận xét so sánh, vận dụng của học sinh.

 3, Thái độ :

 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, có ý thức trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

 - Mỗi học sinh một đề kiểm tra.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1, Ổn định lớp:

 2, Phát đề kiểm tra:

 3, Nhận xét, đánh giá:

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tuần 8 đến 12 - Nguyễn Thị Thu Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sau. * Rút kinh nghiệm: Tuần 11 Tiết 11 KHỐI LƯỢNG RIÊNG – BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng của một chất, viết được công thức m = D.V 2. Kỹ năng: - Vận dụng công thức m = D.V , , - Biết sử dụng bảng số liệu để tra cứu tìm khối lượng riêng của các chất. - Biết cách xác định khối lượng riêng của một chất 3. Thái độ: - Chú ý trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, bảng phụ III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: - Lực kế dùng để đo gì? Phát biểu hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng? - Khối lượng là gì? Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng? 2. Lên lớp: - Thời xưa, người ta làm thế nào để cân được một chiếc cột bằng sắt có khối lượng gần 10 tấn? * Hoạt động 1: Xây dựng khái niệm khối lượng riêng. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Giáo viên: Cho học sinh đọc câu hỏi C1 để nắm được vấn đề cần giải quyết. - Học sinh: Đọc thông tin trong sgk. - Giáo viên : Hướng dẫn hs chọn đáp án đúng. ? Khối lượng của 1dm3 sắt nguyên chất là bao nhiêu? - Học sinh: C1: 1dm3 sắt có khối lượng 7,8kg. - Giáo viên : Vậy 1m3 sắt nguyên chất sẽ có khối lượng là bao nhiêu? - Học sinh: 1m3 = 1000dm3. Khối lượng của 1m3 sắt là: m = 7,8kg x 1000 = 7800kg. - Giáo viên: cho học sinh nhận xét ?Vậy khối lượng của chiếc cột sắt có thể tích 0,9m3 là bao nhiêu? - Học sinh: Khối lượng của cột sắt có thể tích 0,9m3 là: m = 7800 x 0,9 = 7020 (kg). - Giáo viên: Giới thiệu về khái niệm khối lượng riêng và đơn vị khối lượng riêng. - Giáo viên: Cho học sinh đọc và tìm hiểu bảng khối lượng riêng của một số chất. + Yêu cầu hs dựa vào bảng KLR trả lời các câu hỏi: ? Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu? - Học sinh: Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. - Giáo viên: Khối lượng riêng của nước là bao nhiêu? ? Khối lượng riêng của sắt là bao nhiêu? - Học sinh trả lời I. Khối lượng riêng. Tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng: 1. Khối lượng riêng: * Khái niệm: - Khối lượng của một mét khối của một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. - Đơn vị khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3). 2. Bảng khối lượng riêng của một số chất: (Nội dung trang 37 – SGK) * Hoạt động 2: Xây dựng công thức tính khối lượng của một vật theo khối lượng riêng. - Giáo viên: Yêu cầu học sinh dựa vào bài câu C1 và bảng khối lượng riêng một số chất để hoàn thành câu C2. - Hướng dẫn học sinh làm câu C2: Biết thể tích đá là bao nhiêu? Khối lượng riêng của đá là bao nhiêu? - Học sinh: Biết thể tích đá là 0,5 m3, khối lượng riêng của đá là 2600 kg/m3 - Giáo viên: Khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3 có nghĩa là gì? - Học sinh: Có nghĩa là 1m3 đá nguyên chất sẽ có khối lượng là 2600kg. - Giáo viên: Vậy 0,5m3 đá sẽ có khối lượng là bao nhiêu? - Học sinh: Vậy khối lượng của đá sẽ là: m= 0,5 . 2600 = 1300 (kg) - Giáo viên yêu cầu hs làm thêm bài tập phụ: Hãy tính khối lượng của một khối nhôm. Biết khối nhôm đó có thể tích là 2m3. + Biết thể tích nhôm là bao nhiêu? Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu? - Học sinh: Thể tích nhôm là 2m3. Khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. - Giáo viên: Vậy 2m3 nhôm sẽ có khối lượng là bao nhiêu? - Học sinh: Vậy khối lượng của đá sẽ là: m= 2. 2700 = 5400 (kg) - Giáo viên: Yêu cầu hoc sinh căn cứ theo bài toán hoàn thành câu C3. + Nếu ký hiệu KLR là D, thể tích của vật là V, khối lượng của vật là m thì m được tính như thế nào? - Học sinh: C3: m = D.V - Giáo viên cho học sinh nhận xét, chốt lại. Suy ra công thức tính khối lượng riêng và thể tích. 3. Tính khối lượng của một số chất (vật) theo khối lượng riêng: m = D.V => và Trong đó: D (kg/m3) là khối lượng riêng. m (kg) là khối lượng. V (m3) là thể tích. * Hoạt động 3: Vận dụng làm bài tập. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập + Yêu cầu học sinh làm câu C6 trong sgk? + Hướng dẫn học sinh làm các bài tập: Chú ý học sinh trước khi làm các bài tập ta phải đọc kỹ đề và tóm tắt bài toán bằng các ký hiệu của các đại lượng. ? Đề bài cho biết gì? Bắt ta tìm cài gì? - Học sinh: Trả lời. - Giáo viên: Dựa vào đề bài và bảng KLR trong sgk ta biết được điều gì? - Học sinh: Dựa vào bảng khối lượng riêng trong SGK ta biết được khối lượng riêng của sắt là D=7800kg/m3. - Giáo viên: Chú ý học sinh về đơn vị của các đại lượng. ? Để tính khối lượng ta có các công thức nào? - Học sinh trả lời. - Giáo viên: Khi đã biết KLR và thể tích ta có thể áp dụng công thức nào để tính khối lượng? - Học sinh: Trả lời. - Giáo viên: Áp dụng công thức nào để tính trọng lượng? - Học sinh: Trả lời. - Giáo viên cho học sinh nhận xét và chốt lại. + Yêu cầu học sinh làm bài tập 11.2 trong sbt. + Hướng dẫn học sinh làm bài tập sau đó yêu cầu hs hoạt động nhóm hoàn thành bài tập trong thời gian 3 phút. Lấy kết quả hai nhóm nhanh nhất treo lên bàng , hai nhóm còn lại trao đổi bài chấm chéo cho nhau. - Học sinh: Tiến hành theo yêu cầu gv. - Giáo viên nhận xét, chốt lại. +Tương tự gv yêu cầu học sinh làm bài tập 11.3a trong sbt. - Học sinh : tiến hành theo yêu cầu gv. - Giáo viên: Nhận xét, chốt lại. + Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập 11.3b. - Học sinh làm bài tập. - Giáo viên cho học sinh nhận xét và chốt lại. II. Bài tập C6: Tóm tắt: V=40 dm3 = 0,040m3 D=7800kg/m3. Tìm: m = ? P = ? Giải Khối lượng của chiếc dầm sắt: m=D.V =7800.0,04 = 312(kg) Trọng lượng của dầm sắt P=10.m=10.312= 3120(N) Đáp số: m = 312 (kg) P = 3120 (N) Bài 11.2 SBT/38: Tóm tắt: m = 397g = 0,397kg; V = 320cm3= 0,00032m3 Tìm: D = ? Giải Khối lượng riêng của sữa trong hộp: Đáp số: D = 1240,6(kg/m3) Bài 11.3 SBT/38 Tóm tắt: V1 = 10 lít = 0,01m3 m1 = 15 kg m2 = 1 tấn = 1000 kg V3 = 3 m3 Tìm: a/ V2 = ? m3 b/ P3 = ? N Giải a/ Khối lượng riêng của cát Thể tích của một tấn cát b/ Khối lượng của 3m3 cát: Trọng lượng của 3m3 cát là: Đáp số: V2 = 0,67 (m3) P = 45000 (N) IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Dặn học sinh về nhà học bài, xem lại các bài tập. - Chú ý học sinh bài tập vận dụng công thức tính khối lượng riêng của một chất. - Về nhà làm các bài tâp: 11.1, 11.2, 11.3, 11.4, 11.6, 11.7, 11.9, 11.10, 11.12, 11.13 trong sbt. - Xem trước phần “ Trọng lượng riêng” * Rút kinh nghiệm: Tuần 12 Tiết 12 TRỌNG LƯỢNG RIÊNG - BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa trọng lượng riêng của một chất, viết được công thức d = P/V 2. Kỹ năng: - Vận dụng công thức P = d.V để tính trọng lượng của một vật. - Biết cách xác định trọng lượng riêng của một chất 3. Thái độ: - Chú ý trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa và một số bài tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: - Khối lượng riêng là gì? Nêu công thức tính khối lượng riêng của một số chất? 2. Lên lớp: - Tiết trước chúng ta đã biết thế nào là khối lượng riêng, cách xác định khối lượng riêng của một số chất. Vậy trọng lượng riêng là gì? Làm sao để xác định trọng lượng riêng của một vật? * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trọng lượng riêng. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Giáo viên: Cho học sinh đọc thông báo về trọng lượng riêng và đơn vị trọng lượng riêng. - Học sinh đọc sách giáo khoa + Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4 và xây dựng công thức tính. Đơn vị của trọng lượng và thể tích là gì? - Học sinh: C4: + Đơn vị của trọng lượng là N. Đơn vị của thể tích là m3 - Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhắc lại hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng để suy ra hệ thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng. - Giáo viên thông báo: Dựa theo công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D: + Chứng minh: d = 10.D Ta có: P = 10.m và m = D.V => II. Trọng lượng riêng: Trọng lượng của một mét khối của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. Đơn vị trọng lượng riêng: N/m3. - Công thức tính trọng lượng riêng: Trong đó: P là trọng lượng (N) V là thể tích (m3) d là trọng lượng riêng N/m3 d = 10.D * Hoạt động 2: Vận dụng - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành câu C6. - Học sinh: C6: V = 40 dm3 = 0,04 m3. Ta có: m = D . V = 7800 . 0,04 = 312 (kg). P = 10.m = 10.312 = 3120 (N) - Giáo viên cho học sinh nhận xét, chốt lại. - Hướng dẫn học sinh câu C7. - Chú ý học sinh khi tính thể tích muối và nước khi pha vào không phải là lấy hai thể tích cộng lại. - Yêu cầu học sinh về nhà tự tiến hành xác định khối lượng riêng IV. Vận dụng C6: C6: V = 40 dm3 = 0,04 m3. Khối lượng của vật; m = D . V = 7800.0,04 = 312 (kg). trọng lượng của vật P = 10.m = 10.312 = 3120 (N) * Hoạt động 3: Bài tập: - Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập 11.3, 11.5 , 11.9, 11.10 trong sách bài tập vật lý 6. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Cho học sinh suy nghĩ thảo luận nhóm hoàn thành các bài tập. - Yêu cầu học sinh lên bảng giải bài tập. - Giáo viên cho học sinh nhận xét, chốt lại và giải thích thêm. Bài 11.3: V = 10lít = 10dm 3 = 0,01m3 ; m = 15kg a. khối lượng riêng của cát là: D = m:V = 15 : 0,01 = 1500 kg/m3 Thể tích của một tấn cát là: V = m:D = 1000: 1500 = 0,67 m3 b. Khối lượng của 3 m3 là: m = D.V = 1500.3 = 4500 kg Trọng lượng của 3 m3 là: P = 10m = 10.4500 = 45000 N Bài 11.9: Thể tích của 1kg sắt là: V = m:D = 1: 7800 = 128 cm3 Bài 11.10: V = 2 lít = 0,002 m3 Khối lượng của 2 lít dầu ăn: M = D.V = 800. 0,002 = 1,6 kg Trọng lượng của 2 lít dầu ăn: P = 10.m = 10.1,6 = 16 N IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Dặn học sinh về nhà học bài, xem lại các bài tập. - Chú ý hs bài tập vận dụng công thức tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất. - Xem trước bài thực hành, kẻ sẵn bảng báo cáo. * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an ly 6 tuan 812.doc