I. Mục tiêu:
+ Kiến thức: Kiểm tra kiến thức cơ bản về đo độ dài, thể tích, khối lượng, các khái niệm về lực.
+ Kỹ năng: Có khả năng vận dụng, xác định được độ dài của vật, đo được thể tích của chất lỏng, thể tích của 1 vật rắn không thấm nước, khối lượng, xác định được lực, hai lực cân bằng.
+ Thái độ: Tự giác, trung thực, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
+ Các nội dung đã học từ bài 1 đến bài 8.
III. Nội dung kiểm tra:
A. Ma trận:
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tiết 8: Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn: 8/10/2013
Tiết 8 Ngày dạy: 14/10/2013
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu:
+ Kiến thức: Kiểm tra kiến thức cơ bản về đo độ dài, thể tích, khối lượng, các khái niệm về lực.
+ Kỹ năng: Có khả năng vận dụng, xác định được độ dài của vật, đo được thể tích của chất lỏng, thể tích của 1 vật rắn không thấm nước, khối lượng, xác định được lực, hai lực cân bằng.
+ Thái độ: Tự giác, trung thực, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
+ Các nội dung đã học từ bài 1 đến bài 8.
III. Nội dung kiểm tra:
A. Ma trận:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đo độ dài
Xđ ĐCNN
C1 – 0,5đ
Đổi đvị
C6 – 0,5đ
1,0đ
Đo thể tích chất lỏng
Xđ TT khi đo
C2 – 0,5đ
Đổi đvị
C6 – 0,5đ
1,0đ
Đo thể tích vật rắn
Cách đo TT
C7 – 2,0đ
2,0đ
Đo khối lượng
Xđ khlượng
C3 – 0,5
Đổi đvị
C6 – 0,5đ
1,0đ
Lực – Hai lực cân bằng
Xđ có lực td
C4 – 0,5đ
PT 2 lực cb
C9 – 1,0đ
1,5đ
Kết quả của tác dụng lực
Xđ kquả lực
C5 – 1,0đ
1,0đ
Trọng lực – Đơn vị lực
Đổi KL-TL
C6 – 0,5đ
PT trọng lực
C8 – 2,0đ
2,5đ
Tổng :
3,0 đ
4,0đ
3,0đ
10đ
B. Đề kiểm tra:
I. Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu 1, 2, 3, 4.
Câu 1. Dùng thước có ĐCNN là 5mm để đo chiều dài của một vật. Các kích thước được ghi sau đây, kích thước nào là đúng?
A. 48mm. B. 50mm. C. 52mm. D. 53mm.
Câu 2: Người ta thả hòn đá vào trong một bình tràn chứa đầy nước, với lượng nước là 250ml. Sau đó đo lượng nước còn lại trong bình tràn thấy còn 175ml. Vậy thể tích hòn đá là:
A. 75ml. B. 175ml. C. 250ml. D. 425ml.
Câu 3: Dùng cân Rôbecvan (cân đĩa) để cân một hộp bánh. Dĩa cân bên phải để hộp bánh, dĩa cân bên trái để 2 quả cân 100g và 1 quả cân 50g thì đòn cân thăng bằng. Vậy khối lượng hộp bánh là:
A. 100g. B. 150g. C. 200g. D. 250g.
Câu 4: Vật nào sau đây không chịu sự tác dụng của lực (hoặc chỉ chịu t/d của hai lực cân bằng)?
A. Chiếc lá đang rơi. B. Quả bóng lăn tới chạm bức tường rồi lăn trở lại.
C. Quả bóng đang nằm trên sân. D. Quả bóng lăn từ từ rồi dừng lại.
Câu 5: Đánh dấu x vào ô trống, để xác định trong mỗi trường hợp sau đây lực tác dụng đã làm cho vật bị biến đổi chuyển động hay bị biến dạng:
Lực tác dụng vào vật
Biến đổi chuyển động
Biến dạng
Gió thổi thuyền trôi trên sông, thuyền bị ...
Người công nhân bẻ cong thanh sắt, thanh sắt bị ...
Tay ta thả rơi viên phấn xuống đất, viên phấn bị ...
Cầu thủ đá vào quả bóng trên sân, quả bóng bị ...
II. Phần tự luận: (7 đ)
Câu 6: Đổi các đơn vị sau đây?
200 m = ............................ cm = ................................. km
15 m3 = ............................. lít = .................................. cc
2,5 kg = ............................. g = ................................... tạ
Vật nặng 200g, thì có trọng lượng ...... N. Vật có trọng lượng 5N, thì nặng ........ kg
Câu 7: Trình bày cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn?
Câu 8: Một vật nặng được treo lơ lửng bằng sợi dây và đang đứng yên. Vật đó chịu tác dụng của những lực nào? Nêu rõ phương và chiều của các lực trên? Các lực trên như thế nào với nhau?
Câu 9: Khi tay ta đấm vào bức tường. Hãy giải thích tại sao tay ta bị đau, còn bức tường vẫn không nhúc nhích?
C. Đáp án – thang điểm:
Câu
Nội dung đáp án
Điểm
1
B
0,5
2
A
0,5
3
C
0,5
4
D
0,5
5
Thuyền trôi trên sông, bị
x
0,25
Thanh sắt bị bẻ cong, bị
x
0,25
Viên phấn rơi xuống đất, bị
x
0,25
Quả bóng bị đá, bị
x
x
0,25
6
200m = 20000cm = 0,2km
0,5
15m3 = 15000 lít = 15000000cc
0,5
2,5kg = 2500g = 0,025 tạ
0,5
Vật nặng 200g, trọng lượng là 2N, Vật có trọng lượng 5N, nặng 0,5kg
0,5
7
Thả chìm vật rắn đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật
1,0
Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật
1,0
8
Vật đó chịu lực căng (kéo) của sợi dây và lực hút của Trái Đất (trọng lực)
0,5
Lực căng của sợi dây có phương thẳng đứng, có chiều hướng lên trên
0,5
Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng xuống dưới
0,5
Lực căng của sợi dây và trọng lực là hai lực cân bằng (vật nặng đứng yên)
0,5
9
Tay ta tác dụng vào bức tường một lực, thì bức tường cũng tác dụng vào tay ta một lực (gọi là phản lực) làm tay ta bị đau.
0,5
Lực do tay ta tác dụng vào bức tường và phản lực bức tường tác dụng lên tay ta là hai lực cân bằng, nên bức tường vẫn không nhúc nhích (đứng yên)
0,5
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngaøy thaùng naêm 2013
Kí duyeät
File đính kèm:
- Tiết 8.doc