Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tiết 16: Ôn tập (Chuẩn kiến thức)

1. MỤC TIÊU

 1.1. Kiến thức :

 - Củng cố, hệ thống lại những kiến thức đã học về :đo độ dài, đo thể tích, lực, trọng lực, hai lực cân bằng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng .

 1.2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập.

 1.3. Thái độ :

 - Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng và nhà trường.

2. TRỌNG TÂM

 - Phần bài tập

3. CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên:

 - Một số bài tập ghi bảng phụ.

 3.2. Học sinh:

 

4. TIẾN TRÌNH

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 Kiểm diện sĩ số HS

 4.2. Kiểm tra miệng:

 Kiểm tra vở bài tập của 3 hs

 4.3. Bài mới

 

 

docx4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tiết 16: Ôn tập (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 . Tuần dạy:17 ÔN TẬP 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức : - Củng cố, hệ thống lại những kiến thức đã học về :đo độ dài, đo thể tích, lực, trọng lực, hai lực cân bằng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng. 1.2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập. 1.3. Thái độ : - Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lí vào các hoạt động trong gia đình, cộng đồng và nhà trường. 2. TRỌNG TÂM - Phần bài tập 3. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: - Một số bài tập ghi bảng phụ. 3.2. Học sinh: 4. TIẾN TRÌNH 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện sĩ số HS 4.2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra vở bài tập của 3 hs 4.3. Bài mới HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1 : ôn tập. -GV: Nêu kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo độ dài? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: GHĐ & ĐCNN của dụng cụ đo là gì? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Nêu lại cách đo độ dài? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Nêu kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo thể tích? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Nêu cách đo thể tích chất lỏng? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Có mấy cách đo thể tích vật rắn không thắm nước? Kể ra ? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Nêu kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo khối lượng? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Nêu cách cân một vật bằng cân Rôbecvan? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Nêu kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo lực? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Lực là gì? Cho TD? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Mỗi lực đều có gì được xác định? Thế nào là 2 lực cân bằng ? cho TD? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Trọng lực là gì? Kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo? Trọng lực có phương , chiều như thế nào? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Thế nào là lực đàn hồi ? cho TD? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Mối quan hệ giữa khối lượng & trọng lượng? -GV: Nêu định nghĩa, viết công thức tính khối lượng riêng? Cho biết tên & đơn vị của các đại lượng có trong công thức? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Muốn xác định khối lượng riêng bằng những dụng cụ nào? -HS: Trả lời cá nhân, thống nhất . -GV: Nêu định nghĩa, viết công thức tính trọng lượng riêng? Cho biết tên & đơn vị của các đại lượng có trong công thức? -GV: Kể tên những máy cơ đơn giản thường dùng ? -HS : Trả lời cá nhân, thống nhất -GV: Dùng mặt phẳng nghiêng thì F như thế nào với P? -GV: ghi đề bài lên bảng phụ: 1.Một chiếc dầm sắt có thể tích 60 dm3, có khối lượng 468 kg. Tính khối lượng riêng của sắt? GV: hướng dẫn HS. -GV: các đơn vị đã thống nhất chưa? -HS: lên bảng giải. -GV: quan sát hướng dẫn hs khác làm bài -HS: nhận xét -GV: nhận xét & hoàn chỉnh -GV: ghi đề bài lên bảng phụ: 2.Tính khối lượng của 5 lít dầu ăn? Biết khối lượng riêng của dầu ăn là 800 kg / m3? -HS: đọc lại đề bài -> tìm gì? -GV: Khối lượng riêng có đơn vị là gì? Tìm khối lượng theo đơn vị nào? -HS: lên bảng giải -GV: quan sát hướng dẫn hs khác làm bài -HS: nhận xét -GV: nhận xét & hoàn chỉnh I. Lý thuyết 1. Độ dài -Kí hiệu: l -Đơn vị: mét ( m ) -Dụng cụ đo : thước * Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước * ĐCNN là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp * Cách đo độ dài: -Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. - Đặt thước và mắt nhìn đúng cách . -Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định . 2. Thể tích -Kí hiệu: V -Đơn vị: mét khối ( m3 ) , lít ( l ) -Dụng cụ đo : bình chia độ, ca đong, chai, lọ có ghi sẵn dung tích. * Cách đo thể tích chất lỏng : -Ước lượng thể tích cần đo để chọn bình chia độ thích hợp. -Đặt bình chia độ thẳng đúng. -Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng trong bình. -Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất * Có 2 cách đo thể tích vật rắn không thấm nước : dùng bình chia độ, dùng thêm bình tràn 3. Khối lượng -Kí hiệu: m -Đơn vị: kilôgam (kg) -Dụng cụ đo : cân các loại * Cách cân một vật bằng cân Rôbecvan:(câu C9 sgk trang 19) 4. Lực - Kí hiệu: F - Đơn vị: Niutơn ( N ) - Dụng cụ đo: Lực kế * Mỗi lực đều có phương , chiều và độ lớn - Hai lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, cùng phương nhưng ngược chiều và bằng nhau về độ lớn. TD : tuỳ hs * Trọng lượng :là lực hút của Trái Đất. Kí hiệu: P - Đơn vị: Niutơn ( N ) - Dụng cụ đo: lực kế Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về Tái Đất * Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. TD :tuỳ hs. * Mối quan hệ giữa khối lượng & trọng lượng : P = 10. m 5. Khối lượng riêng : của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích. - Công thức: D = - Kí hiệu : D khối lượng riêng ( kg / m3) m là khối lượng ( kg) V là thể tích (m3) * Xác định khối lượng riêng bằng dụng cụ : cân và bình chia độ 6. Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích. - Công thức: d = - Kí hiệu: d trọng lượng riêng ( N/ m3) m khối lượng (kg ) P trọng lượng (N ) * d = 10. D 7. Các máy cơ đơn giản - Mặt phẳng nghiêng - Đòn bẩy - Ròng rọc * Dùng mặt phẳng nghiêng thì F kéo vật < P của vật II. Bài tập 1) Tóm tắt V = 60dm3 = 0, 060 m3 m = 468 kg D = ? kg/ m3 Giải - Khối lượng riêng của sắt D = = = 7800 (kg / m3) 2) Tóm tắt V = 5 l = 5 dm3 = 0, 005 m3 D = 800 kg/m3 m = ? kg Giải Khối lượng của 5 lít dầu ăn m = D. V = 800. 0, 005 = 4 ( kg ) 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố Yêu cầu hs nhắc lại những nội dung ở phần I 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học Ôn tập lại các phần trên để chuẩn bị thi HKI 5. RÚT KINH NGHIỆM -Nội dung: -Phương pháp: -Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:

File đính kèm:

  • docxTIET 16.docx