Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thị Dịu Minh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được các máy cơ đơn giản có trong các vật dụng và thiết bị thông thường.

- Nêu được tác dụng của máy cơ đơn giản là giảm lực kéo hoặcđẩy vật và đổi hướng của lực kéo. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng được máy cơ đơn giản phù hợp trong những trường hợp thực tế cụ thể và chỉ rõ được lợi ích của nó.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, ham thích môn học.

II. Chuẩn bị:

- 1 Lực kế có GHĐ là 2N - 1 khối trụ có móc 2N

- 1 RRCĐ - 1 RRĐ

- Dây vắt qua RR - Vẽ to tranh 16.1, 16.2

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra sỉ số

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thị Dịu Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p gương lạnh, ngưng tụ lại thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương. C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá. C8: Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ. Vì chai đậy kín, nên có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm. Với chai để hở, quá trình bay hơi mạnh hơn sự ngưng tụ, nên rượu cạn dần. * HS ghi lời dặn của HS vào tập. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần Tiết : BÀI 28: SỰ SÔI ----- b&a ----- I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi. 2. Kỹ năng: - Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi. 3. Thái độ: - Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực. II. Chuẩn bị: * Mỗi nhóm: + Một gía đở thí nghiệm. + Một kiềng và lưới kim loại + Một đèn cồn. + Một nhiệt kế thủy ngân. + Một kẹp vạn năng, bình cầu. + Một đồng hồ. * Cho mỗi HS: + Chép bảng 28.1 Sgk . + Một tờ giấy kẻ ô. III. Tổ chức hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra sỉ số Lớp 6A: Lớp 6C: Lớp 6B: Lớp 6D: Lớp 6E: 3. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - tổ chức tình huống học tập. (5/) * Bài cũ: Yêu cầu HS điền vào sơ đồ: Lỏng Hơi ? ? + Tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố nào? Cho ví dụ? + Thế nào là sự bay hơi? + Thế nào là sự ngưng tụ? * ĐVĐ: + Cho 2 HS đọc mẫu đối thoại. Gọi HS nêu dự đoán. † Vậy trong cuộc tranh luận trên, ai đúng? ai sai? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời điều đó. + HS trả lời theo yêu cầu của GV + HS khác theo dõi và nhận xét. - 2 HS đọc mẫu đối thoại, học sinh nêu dự đoán. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm (15/) ¶ Hướng dẫn HS bố trí TN hình 28.1. - Đổ vào bình khoảng 100 cm3, điều chỉnh nhiệt kế không chạm vào đáy cốc. - Điều chỉnh đèn cồn sao cho 15’ nước sôi. - Khi nước tới 40oC thì ghi thời gian và nhiệt độ. - HS ghi phần mô tả hiện tượng vào bảng. * Lưu ý: Một số trường hợp nhiệt kế không chỉ 100oC . Khi nước sôi a do nước không nguyên chất, chưa đạt điều kiện chuẩn, do nhiệt kế mắc sai số. + HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. + Cử 1 bạn ghi lại nhiệt độ sau mỗi phút vào bảng. + Khi đun sôi 2-3 phút thì dừng không không đun nữa. + Ghi nhận xét hiện tượng xảy ra. Ghi theo chữ cái và số la mã theo hướng dẫn. I. Thí nghiệm về sự sôi. 1. Tiến hành thí nghiệm. Hoạt động 3: Vẽ đường biểu diễn (20/) ¶ Hướng dẫn và theo dõi HS vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô. - Trục nằm ngang là thời gian; trục thẳng đứng là trục nhiệt độ, gốc là 40oC và 0 phút ¶ Yêu cầu HS nhận xét đường biểu diễn. - Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ. Đường biểu diễn có đặc điểm gì? - Nứơc sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không? Đường biểu diễn có đặc điểm gì? ¶ Yêu cầu HS nêu nhận xét về đường biểu diễn trên lớp. - Thời điểm nước sôi ở các nhóm khác nhau, nhưng suốt thời gian sôi nhiệt độ không thay đổi. ] Đường biểu diễn nằm ngang song song trục thời gian. - Thu một số bài của HS, Nhận xét hoạt động của các em. - HS vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô. - HS ghi nhận xét về đường biểu diển. - Tham gia thảo luận trên lớp. - Hoàn thành đường biểu diễn và trả lời các câu hỏi của GV. 2. Vẽ đường biểu diễn. - Vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô. Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (5/) ¶ Củng cố: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? ¶ Dặn dò: Học bài Làm bài tập 26.1 đến 26.4 SBT Chuẩn bị trước bài 27. - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần Tiết : BÀI 29: SỰ SÔI (tt) ----- b&a ----- I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi. 2. Kỹ năng: - Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích được một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi. 3. Thái độ: - Cẩn thận ,tỉ mỉ. II. Chuẩn bị: * Mỗi nhóm: + Một gía đở thí nghiệm. + Một kiềng và lưới kim loại + Một đèn cồn. + Một nhiệt kế thủy ngân. + Một kẹp vạn năng, bình cầu. + Một đồng hồ. * Cho mỗi HS: + Chép bảng 28.1 Sgk . + Một tờ giấy kẻ ô. III. Tổ chức hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra sỉ số Lớp 6A: Lớp 6C: Lớp 6B: Lớp 6D: Lớp 6E: 3. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Mô tả lại thí nghiệm (5/) - GV gọi đại diện HS mô tả lại thí nghiệm. - Các HS khác nhận xét. - Xem tập về đường biểu diễn. - Học sinh làm theo yêu cầu của GV. - Nhận xét và xem lại đường biểu diễn. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệt độ sôi. (5/) ¶ Yêu cầu HS làm C1 " C4.: - Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy xuất hiện các bọt khí ở đáy bình? - Ở nhiệt độ nào bắt đầu thấy các bọt khí tách khỏi đáy bình và đi lên mặt nước? - Ở nhiệt độ nào xảy ra hiện tượng các bọt khí nổi lên tới mặt nước, vỡ tung ra và hơi nước bay lên nhiều (nước sôi)? - Trong khi nước đang sôi, nhiệt độ của nướ có tăng không? ¶ Yêu cầu HS đọc bảng 29.1 a Nhận xét: Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau. ¶ Yêu cầu HS làm C5, C6. - Yêu cầu HS rút ra kết luận bằng cách điền vào chỗ trống các câu C5 và C6. - GV thống nhất câu trả lời, yêu cầu HS hoàn thành vào vở. - HS làm từ C1 " C4 dựa vào bài 28. - HS làm các câu C1 " C4 vào vở sau khi nghe thống nhất câu trả lời của GV - HS đọc bảng 29.1 ¶ HS hoàn thành câu C5, C6. II. Nhiệt độ sôi. 1. Trả lời câu hỏi. C1: 50oC C2: 75oC C3: 100oC C4: Không tăng * Nhận xét: Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau. 2. Rút ra kết luận: C5: Bình đúng. C6: (1) 100oC (2) nhiệt độ sôi (3) không thay đổi (4) bọt khí (5) mặt thoáng. Hoạt động 3: Vận dụng – Củng cố – Dặn dò. (5/) ¶ Hướng dẫn HS làm C7, C8, C9: - Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ? - Nhiệt độ đó có thay đổi trong suốt thời gian nước sôi hay không? - Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, gười ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu? - Xem hình 29.1 cho biết các đoạn AB và BC của đường biểu diễn ứng với những quá trình nào? ¶ Cho HS đọc phần “Có thể em chưa biết”. ¶ Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập, chuẩn bị phần ôn chương. - Làm theo yêu cầu giáo viên để làm câu C7, C8, C9. - HS hoàn thành vào vở khi nghe nhận xét của GV. - Về nhà làm theo yêu cầu của GV. III. Vận dụng: C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi. C8:Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôicủa nước. C9: - Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước. - Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần Tiết : BÀI 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC ----- b&a ----- I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhắc lại được kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất. 2. Kỹ năng: - Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan. 3. Thái độ: - Trung thực, nghiêm túc. II. Chuẩn bị: - HS chuẩn bị trước phần I. Ôn tập. - GV chuẩn bị ô chữ trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra sỉ số Lớp 6A: Lớp 6C: Lớp 6B: Lớp 6D: Lớp 6E: 3. Các hoạt động dạy học: Giáo viên - Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Trả lời phần ôn tập. (15/) * GV kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS. - Gọi HS lần lượt trả lời từng câu hỏi trong phần I. - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời. - HS theo dõi các câu trả lời, sửa sai nếu có. I. Ôn tập. 1. Thể tích của hầu hết các chất lỏng tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm. 2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. 3. HS tự tìm VD. 4. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt. - Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. - Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm. - Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể. 5. (1) - Nóng chảy. (2) - Bay hơi. (3) - Đông đặc. (4) - Ngưng tụ. 6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau không giống nhau. 7. Trong thời gian đang nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không thay đổi, dù ta vẫn tiếp tục đun. 8. Không. Các chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng. 9. Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng. Hoạt động 2: Làm phần vận dụng. (20/) * Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong phần II. - Gọi HS lên bảng làm. - HS khác theo dõi, nhện xét. - GV thống nhất câu trả lời. - HS chép vào tập. II. Vận dụng. 1. Cách C 2. Nhiệt kế C 3. Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản. 4. a) Sắt b) Rượu c) - Vì rượu ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng. - Không. Vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc. 5. Bình đã đúng. Chỉ cần để ngọn lửa nhỏ đủ cho nồi khoai tiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước. 6. a) - Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy. - Đoạn DE ứng với quá trình sôi. b) - Trong đoạn AB ứng với nước tồn tại ở thể rắn. - Tđoạn CD ứng với nước tồn tại ở thể lỏng và hơi. Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ. (10/) * Gọi từng HS điền ô chữ. HS khác nhận xét. * Hàng ngang. (1) NÓNG CHẢY (5) MẶT THOÁNG (2) BAY HƠI (6) ĐÔNG ĐẶC (3) GIÓ (7) TỐC ĐỘ (4) THÍ NGHIỆM * Hàng dọc: NHIỆT ĐỘ IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần Tiết : THI KIỂM TRA HỌC KÌ II ----- b&a ----- I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra lại khả năng nắm vững kiến thức của từng học sinh 2. Kỹ năng: - Làm được bài tập với nhiều dạng khác nhau. 3. Thái độ: - Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc. II. Chuẩn bị. GV chuẩn bị đề thi học kỳ 2. HS ôn tập lại kiến thức đã học để làm bài. III. Đề thi: IV. Đáp án:

File đính kèm:

  • docGA LY6 (II).doc