Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Nguyễn Thị Dịu Minh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chúng.

2. kĩ năng:

- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

- Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

- Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường.

- Biết tính trung bình các kết quả đo.

3. Thái độ:

- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

II.Chuẩn bị:

 Cho mỗi nhóm học sinh:

- Một thước kẻ có ĐCNN đến mm

- Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 cm

- Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”

 Cho cả lớp học sinh:

- Tranh vẽ to 1 thước kẻ có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2mm

- Tranh vẽ to bảng 1.1 “Bảng kết quả đo độ dài”

 

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra sỉ số

 

doc53 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Nguyễn Thị Dịu Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm tựa, điểm tác dụng của lực F1 là O1, điểm tác dụng của lực F2 là O - Khi 002 > 001 thì F2 <F1 4. Vận dụng: C4: Tuỳ HS C5: - Điểm tựa: Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền; trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nửa kéo; trục quay bập bênh. - Điểm tác dụng của lực F1: Chỗ nước đẩy vào mái chèo; chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; chỗ một bạn ngồi. - Điểm tác dụng của lực F2: Chỗ tay cầm mái chèo; chỗ tay cầm xe cút kít; chỗ tay cầm kéo; chỗ bạn thứ hai ngồi. C7: Đặt điểm tựa gần ống bêtông hơn, buộc dây kéo xa điểm mốc thêm gạch, khúc gỗ hoặc các vật nặng khácvào phía cuối đòn bẩy. IV. Rút kinh nghiệm:  ÔN TẬP HỌC KỲ I ----- b&a ----- Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: Tiết : I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố nội dung bài học từ bài 1 đến bài 15. 2. Kỹ năng: - Làm được bài tập với nhiều dạng khác nhau. 3. Thái độ: - Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc. II. Chuẩn bị. GV chuẩn bị đề cương ôn tập HS ôn tập lại kiến thức đã học để làm bài tập. III. Các bước lên lớp: Ổn định lớp Kiểm tra sỉ số Lớp 6A: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 6B: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 6C: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 6D: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 6E:. IV. Tiến hành ôn tập: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 6 – HK I I. LÝ THUYẾT 1. Đo độ dài: - Đơn vị: mét. Dụng cụ đo: thước. - Khi dùng thước đo, cần biết GHĐ và ĐCNN của thước . - Cách đo độ dài : + Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. + Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 + Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. + Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất. 2. Đo thể tích chất lỏng: - Dụng cụ đo là bình chia độ, ca đong. - Đơn vị: m3 (mét khối) hoặc l (lít) 3. Đo thể tích vật rắn không thấm nước : - Dụng cụ đo:bình chia độ và bình tràn : + Bình chia độ: Khi vật rắn bỏ lọt bình chia độ. Thả chìm vật rắn đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích vật. + Bình tràn: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ. Đổ đầy nước vào bình tràn, thả hòn đá vào bình tràn đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa. Dùng bình chia độ đo thể tích phần nước tràn ra. Đó là thể tích của vật rắn. 4. Khối lượng, đo khối lượng. - Đơn vị: kilôgam (kg). Dụng cụ đo: cân. - Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. * VD: Trên vỏ hộp sữa Ong Thọ ghi: “Khối lượng tịnh 397g”. Số đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp. 5. Lực – Hai lực cân bằng. - Đơn vị: Niutơn (N). Dụng cụ đo: lực kế . - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. - Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều và đặt vào cùng 1 vật. 6. Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực: - Lực tác dụng lên vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra. VD: Ném quả bóng vào tường. 7. Trọng lực: - Trọng lực là lực hút của Trái Đất. - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. (hoặc chiều từ trên xuống dưới). Trọng lượng của quả cân 100g là 1N. 8. Lực đàn hồi: - Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên. - Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: l - lo - Đặc điểm của lực đàn hồi: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng. 9. Lực kế. Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng. - Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực. - Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P = 10m P: trọng lượng (đơn vị N) m: khối lượng (đơn vị kg) 10. Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng. µ Khối lượng riêng: - Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó - Công thức: - Đơn vị: kilôgam trên mét khối (kg/m3) µ Trọng lượng riêng: - TLR của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó . - Công thức : - Đơn vị: Niutơn trên mét khối (N/m3). µ Công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng: d = 10D. 11. Cách xác định khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật rắn: µ Xác định khối lượng riêng: - Đo khối lượng của vật bằng cân: biết m - Đo thể tích của vật bằng bình chia độ : biết V - Tính khối lượng riêng : µ Xác định trọng lượng riêng : - Đo trọng lượng của vật bằng lực kế : có P - Đo thể tích của vật bằng bình chia độ : có V - Tính trọng lượng riêng : 12. Máy cơ đơn giản: - Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật. - Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 13. Mặt phẳng nghiêng: - Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. - Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP: 1. Dùng gạch nối để ghép mệnh đề bên trái và mệnh đề bên phải thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng. 1. Khối lượng của một vật chỉ 2. Để đo khối lượng của một túi đường người ta sử dụng 3. Khi đo khối lượng phải đặt cân sao cho hai đĩa cân 4. Điều chỉnh cân Rôbecvan về vị trí 0 bằng cách A. điều chỉnh kim chỉ thị nằm đúng giữa bảng chia độ. B. thăng bằng. C. lượng chất tạo thành vật đó. D. một cái cân. 2. Đổi đơn vị : a. 800cm = . . . . . . . .m b. 10tạ = . . . . . . . . . kg c. 3m3 = . . . . . . . . . cm3 d. 60 m2 = . . . . . . . . . .mm2 3. Tính khối lượng riêng của nước nguyên chất biết 3 lít nước nguyên chất nặng 3kg? Tóm tắt V = 3lít = 3dm3 = 0,003m3 m = 3kg D= ? Giải Khối lượng riêng của nước nguyên chất: = 1000 (kg/m3) 4. Một đống cát có khối lượng là 15kg và có thể tích là 10dm3. Hãy tính khối lượng riêng của cát theo đơn vị là kg/m3? Tóm tắt m = 15kg V = 10dm3 = 0,01m3 D= ? Giải Khối lượng riêng của nước nguyên chất: = 1500 (kg/m3) 5. Biết 3 dm3 sắt nguyên chất nặng 23,4 kg. Tính khối lượng riêng của sắt nguyên chất? Tóm tắt V = 3dm3 = 0,003m3 m = 23,4 kg D= ? Giải Khối lượng riêng của nước nguyên chất: = 7800 (kg/m3) 6. Biết 10 lít gạo nặng 12kg. Tính thể tích của 0,6 tấn gạo? Tóm tắt V1 = 10lít = 10dm3= 0,01m3 m1 = 12kg m2 = 0,6 tấn = 600 kg V2 = ? Giải Khối lượng riêng của gạo: = 1200 (kg/m3) Thể tích của 0,6 tấn gạo: = 0,5 (m3) 7. Biết 10 lít dầu hoả có khối lượng 8kg. Tính trọng lượng riêng của dầu hoả? Tóm tắt V = 10lít = 10dm3= 0,01m3 m = 8kg d = ? Giải Khối lượng riêng của dầu hoả: = 800 (kg/m3) Trọng lượng riêng của dầu hoả: d = 10.D = 10 x 800 = 8000 (N/m3) 8. Một vật có khối lượng 4,5 tấn . Hỏi trọng lượng của vật là bao nhiêu niutơn? Tóm tắt m = 4,5tấn = 4500kg P = ? Giải Trọng lượng của vật là: P = 10m = 10 . 4500 = 45000 (N) 9. Biết 2,5 lít dầu ăn có khối lượng là 2kg. Tính trọng lượng của 0,3m3 dầu ăn? Tóm tắt V = 2,5 lít = 2,5dm3 = 0.0025m3 m = 2kg P = ? ( V = 0,3 m3) Giải Khối lượng riêng của dầu ăn: = 800 (kg/m3) Trọng lượng riêng của dầu ăn: d = 10D = 10 x 800 = 8000 (N/m3) Trọng lượng của 0,3m3 dầu ăn: P = d.V = 8000. 0,3 = 2400 (N) 10. Một ống bêtông có khối lượng là 200kg bị rơi xuống mương. Nếu dùng lực kéo của 5 người thì có thể kéo ống bêtông lên được không? Vì sao? Cho biết lực kéo của mỗi người là 400N. Tóm tắt m = 200kg F = 400N Giải Trọng lượng của ống bêtông: P = 10m = 200 . 20 = 2000 (N) Lực kéo của 5 người: 400. 5 = 2000 (N) Vậy 5 người kéo được ống bêtông lên vì lực kéo của 5 người bằng với trọng của ống bêtông.  THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ----- b&a ----- Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: Tiết : I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra lại khả năng nắm vững kiến thức của từng học sinh 2. Kỹ năng: - Làm được bài tập với nhiều dạng khác nhau. 3. Thái độ: - Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc. II. Chuẩn bị. GV chuẩn bị đề thi HS ôn tập lại kiến thức đã học để làm bài. III. Đề thi: IV. Đáp án:  SỬA BÀI THI HỌC KỲ I ----- b&a ----- Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: Tiết : I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đánh giá khả năng làm bài, cũng như khả năng nắm vững kiến thức trong học kỳ I - Giải đáp những thắc mắc của học sinh liên quan đến nội dung bài học 2. Kỹ năng: - Làm được bài tập với nhiều dạng khác nhau. 3. Thái độ: - Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc. II. Chuẩn bị. GV chuẩn bị đáp án của đề thi học kỳ I Trả bài thi cho học sinh III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra sỉ số Lớp 6A: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 6B: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 6C: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 6D: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 6E:. 3. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Trả bài thi cho học sinh.(3/) Yêu cầu lớp trưởng phát bài thi cho lớp. Nhắc nhở học sinh giữ yên lặng trong thời gian lớp trưởng phát bài. Lớp trưởng nhận và phát bài cho lớp. HS còn lại giữ yên lặng Hoạt động 2: Sửa bài thi cho học sinh.(40/) GV tuần tự sửa nội dung từng bài trong đề thi Trong từng câu sau khi GV sửa, yêu cầu học sinh chấm lại điểm xem có trùng khớp với GV không. HS lắng nghe Gv sửa bài và tự chấm điểm lại. Hoạt động 2: Thu bài thi lại.(2/) Yêu cầu lớp trưởng và các tổ trưởng thu bài thi lại cho GV HS trả bài thi lại cho GV IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGA Ly 6 (I).doc