I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm hạt sơ cấp, biết một số đặc trưng của hạt sơ cấp.
- Trình bày được phân loại các hạt sơ cấp. Nêu được tên một số hạt sơ cấp.
- Hiểu khái niệm phản hạt, hạt quac và biết tương tác cơ bản giữa các hạt sơ cấp.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được các hạt sơ cấp và các tương tác của nó.
3. Thái độ:
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Bảng vẽ các đặc trưng cơ bản của các hạt sơ cấp.
- Bảng bốn loại tương tác cơ bản của hạt sơ cấp.
- Bảng một số tương tác của hạt quac.
2. Học sinh: III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: (5/)
1. Thế nào là hạt sơ cấp. Nêu các đặc trưng của các hạt sơ cấp
2. Hạt và phản hạt có đặc điểm gì?
3. Tạo tình huống học tập:
19 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 12 nâng cao - Chương X: Từ vi mô đến vĩ mô - Năm học 2009-2010 - Dương Văn Tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. Xung quanh đa số hành tinh có các vệ tinh chuyển động.
C. Các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch.
D. A , B và C đều đúng
Câu 28: Đường kính của hệ mặt trời vào khoảng
A. 40 đơn vị thiên văn. B. 100 đơn vị thiên văn. C. 80 đơn vị thiên văn. D. 60 đơn vị thiên văn.
Câu 29: Hệ Mặt Trời quay như thế nào?
A. Quay quanh Mặt Trời, cùng chiều tự quay của Mặt Trời, như một vật rắn.
B. Quay quanh mặt trời, ngược chiều tự quay của mặt trời, không như một vật rắn.
C. Quay quanh Mặt Trời, cùng chiều tự quay của Mặt Trời, không như một vật rắn.
D. Quay quanh mặt trời, ngược chiều tự quay của mặt trời, như một vật rắn.
Câu 30: Hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời quay quanh mình nó không theo chiều thuận là hành tinh nào?
A. Mộc tinh B. Kim tinh C. Thủy tinh D. Hải tinh
Câu 31: Hành tinh nào sau đây không có vệ tinh tự nhiên
A. Kim tinh B. Thổ tinh C. Trái Đất D. Mộc tinh
Câu 32: Hai hành tinh chuyển động trên quỹ đạo gần như tròn quanh Mặt Trời. Bán kính và chu kỳ quay của các hành tinh này là R1 và T1, R2 và T2. Biểu thức liên hệ giữa chúng là:
A. B. C. D.
Câu 33: Khối lượng Mặt Trời vào khoảng:
A. 2.1028kg. B. 2.1029kg. C. 2.1030kg. D. 2.1031kg.
Câu 34: Mặt Trời có cấu trúc:
A. Quang cầu có bán kính khoảng 7.105km, khối lượng riêng 100kg/m3, nhiệt độ 60000 K.
B. Khí quyển: chủ yếu hiđrô và hêli.
C. Khí quyển chia thành hai lớp: sắc cầu và nhật hoa. D. Cả A, B và C.
Câu 35: Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo gần tròn có bán kính vào khoảng:
A. 15 triệu km. B. 15 tỉ km. C. 1500 triệu km. D. 150 triệu km.
Câu 36: Đường kính của Trái Đất là:
A. 1600km. B. 3200km. C. 6400km. D. 12800km.
Câu 37: Trục Trái Đất quay quanh mình nó nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo gần tròn một góc:
A. 20027’. B. 21027’. C. 22027’. D. 23027’.
Câu 38: Khối lượng của Trái Đất vào khoảng:
A. 6.1023 kg. B. 6.1026 kg. C. 6.1025 kg. D. 6.1024 kg.
Câu 39: Trái Đất chyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo gần như tròn có bán kính khoảng:
A. 15.106km. B. 15.107km. C. 18.108km. D. 15.109km.
Câu 40: Khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái Đất bằng:
A. 300000km. B. 360000km. C. 384000km. D. 390000km.
Câu 41: Phát biểu nào sau đây là sai về Mặt trăng?
A. có khối lượng 7,35.1022kg B. chuyển động quanh Trái đất với chu kỳ 27,32 ngày
C. Trên mặt trăng có khí quyển và có gia tốc là 1,63m/s2 D. luôn hướng một nửa nhất định của nó về phía Trái đất.
Câu 42: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. sao chổi là những khối khí đóng băng lẫn với đá, có đường kính vài kilômet, chuyển động xung quanh Mặt trời theo quỹ đạo hình elip dẹt.
B. Chu kì chuyển động của sao chổi quanh mặt trời khoảng từ vài năm đến trên 150 năm.
C. Thiên thạch là những tảng đá chuyển động quanh mặt trời .
D. Sao chổi và thiên thạch không phải là thành viên của hệ mặt trời .
Câu 43: Sao băng là:
A. sao chổi cháy sáng bay gần mặt đất. B. thiên thạch tự phát sáng bay vào khí quyển trái đất.
C. sự chuyển hoá của sao lớn khi cạn kiệt năng lượng và bay trong vũ trụ.
D. thiên thạch, bay vào khí quyển trái đất và bị ma sát mạnh đến nóng sáng.
Câu 44: Thiên Vương tinh có khối lớn lượng gấp 15 lần khối lượng Trái Đất, có bán kính lớn gấp 4 lần bán kính Trái Đất. Gia tốc trọng trường trên bề mặt Thiên Vương tinh gần đúng bằng giá trị nào sau đây?
A. 240m/s2. B. 9,18m/s2. C. 3,75m/s2. D. 60m/s2.
Câu 45: Để đo khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời, người ta dùng đơn vị thiên văn (kí hiệu là đvtv). 1đvtv xấp xỉ bằng :
A. 165 triệu kilômét B. 150 triệu kilômét C. 300 nghìn kilômét D. 1650 triệu kilômét
Câu 46: Một năm ánh sáng xấp xỉ bằng
A. 9.1012m. B. 9,46.1012km. C. 9,46.1012m. D. 9.1012km.
Câu 47: Công suất bức xạ của mặt trời là P = 3,9.1026 W. Mỗi năm, khối lượng Mặt trời bị giảm đi một lượng là:
A. 1,37.1017kg/năm. B. 0,434.1020kg/năm. C. 1,37.1017g/năm. D. 0,434.1020g/năm.
Câu 48: Công suất bức xạ của mặt trời là P = 3,9.1026W. Nếu công suất bức xạ của Mặt trời không đổi thì sau 1 tỉ năm (109 năm) khối lượng Mặt trời bằng bao nhiêu phần trăm khối lượng? (Cho biết khối lượng Mặt trời hiện nay là 2.1030kg)
A. 99,99%. B. 99,93%. C. 89,99%. D. 93,99%.
Câu 49: Năng lượng của mặt trời có được là do phản ứng nhiệt hạch gây ra theo chu trình cácbon- nitơ (4 hyđrô kết hợp thành 1 Hêli và giải phóng một năng lượng là 4,2.10-12J). Biết công suất bức xạ toàn phần của mặt trời là P=3,9.1026 W. Lượng Hêli tạo thành hàng năm trong lòng mặt trời là:
A. 9,73.1021kg. B. 19,46.1018kg. C. 4,86.1018kg. D. 1,93.1018 kg.
Câu 50: Công suất bức xạ toàn phần của mặt trời là P = 3,9.1026W. Biết phản ứng hạt nhân trong lòng mặt trời là phản ứng tổng hợp hyđrô thành Hêli. Biết rằng cứ một hạt nhân hêli tạo thành thì năng lượng giải phóng 4,2.10-12J. Lượng Hêli tạo thành và lượng Hiđrô tiêu thụ hàng năm là:
A. 7,72.1018kg và 19,46.1018kg. B. 1,93.1017kg và 38,92.1018kg.
C. 9,73.1018kg và 9,867.1018kg. D. 19,46.1018kg và 19,60.1018kg.
Sao. Thiên hà
Câu 51: Mặt Trời thuộc loại sao nào sau đây:
A. Sao chắt trắng hay (sao lùn) B. Sao kềnh đỏ (hay sao khổng lồ).
C. Sao trung bình giữa trắng và kềnh đỏ. D. Sao nơtron.
Câu 52: Sao màu đỏ có nhiệt độ bề mặt khoảng
A. 3000 K B. 20000 K C. 6000 K D. 50000 K
Câu 53: Sao có nhiệt độ cao nhất là sao màu
A. Trắng B. Vàng C. Xanh lam D. Đỏ
Câu 54: Chọn câu sai:
A. Mặt trời là một ngôi sao có màu vàng. Nhiệt độ bề mặt khoảng 60000K.
B. Sao Tâm trong chòm sao Thần Nông có màu đỏ, nhiệt độ mặt ngoài của nó vào khoảng 30000K.
C. Sao Thiên lang trong chòm sao Đại Khuyển có màu trắng. Nhiệt độ mặt ngoài của nó vào khoảng 100000K.
D. Sao Rigel (nằm ở mũi giày của chùm Tráng Sĩ) có màu xanh lam. Nhiệt độ mặt ngoài của nó vào khoảng 30000K.
Câu 55: Chọn câu sai:
A. Punxa là một sao phát sóng vô tuyến rất mạnh, cấu tạo bằng nơtrơn. Nó có từ trường mạnh và quay quanh một trục.
B. Quaza là một loại thiên thể sáng nhất trong vũ trụ, phát xạ mạnh tia X và các sóng vô tuyến.
C. Lỗ đen là một sao phát sáng, cấu tạo bởi một loại chất có khối lượng riêng cực kỳ lớn, đến nỗi nó hút tất cả các photon ánh sáng, không cho thoát ra ngoài.
D. Thiên Hà là một hệ thống gồm các sao và các đám tinh vân.
Câu 56: Khi nhiên liệu trong mặt trời cạn kiệt thì:
A. mặt trời chuyển thành sao lùn. B. mặt trời chuyển thành sao punxa.
C. mặt trời biến mất. D. mặt trời chuyển thành sao lỗ đen.
Câu 57: Hãy chỉ ra cấu trúc không phải là thành viên của Thiên Hà chúng ta:
A. Punxa. B. Lỗ đen. C. Quaza. D. Sao siêu mới.
Câu 58: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào
A. Thiên Hà xoắn ốc B. Thiên Hà elip C. Thiên Hà hỗn hợp. D. Thiên Hà không định hình
Câu 59: Đường kính của một Thiên Hà vào khoảng:
A. 10000 năm ánh sáng. B. 100000 năm ánh sáng. C. 1000000 năm ánh sáng. D. 10000000 năm ánh sáng.
Thuyết Big Bang
Câu 60: Theo nghiên cứu của nhà thiên văn học người Mĩ Hớp-bơn, mọi thiên hà đều chạy ra xa hệ Mặt Trời với tốc độ tỉ lệ với khoảng cách d giữa thiên hà với chúng ta: v = H.d, trong đó H là hằng số Hớp-bơn, có giá trị bằng
A. 1,8.10-15 s-1. B. 1,7.10-2 s-1.
C. 1,7.10-2 m/(s.năm ánh sáng). D. 1,7.10-2 m/(s.đvtv).
Câu 61: Các vạch quang phổ vạch của các Thiên Hà:
A. đều bị lệch về phía bước sóng dài. B. đều bị lệch về phía bước sóng ngắn.
C. hoàn toàn không bị lệch về phía nào cả.
D. có trường hợp lệch về phía bước sóng dài, có trường hợp lệch về phía bước sóng ngắn.
Câu 62:Chọn câu sai. Bức xạ “nền” vũ trụ là bức xạ
A. được phát ra từ mọi phía trong vũ trụ. B. tương ứng với bức xạ phát ra từ vật có nhiệt độ khoảng 3 K.
C. được phát ra từ một vụ nổ của một sao hay một thiên hà.
D. ban đầu có nhiệt độ hàng triệu tỉ độ, sau đó nguội dần vì vũ trụ dãn nở.
Câu 63: Theo thuyết Big Bang, vũ trụ hình thành cách đây khoảng
A. 14,0 tỉ năm B. 10,7 tỉ năm C. 11,7 tỉ năm D. 16,7 tỉ năm
Câu 64: Theo thuyết Big Bang, thời điểm Plăng là thời điểm
A. xuất hiện các sao và thiên hà. B. bắt đầu có sự hình thành các nuclôn.
C. xuất hiện các hạt nhân nguyên tử đầu tiên .
D. vũ trụ tràn ngập bởi các hạt có năng lượng cao như electron, nơtrinô và quac.
Câu 65: Theo thuyết Big Bang, các nuclôn đầu tiên xuất hiện ở thời điểm nào sau đây kể từ Vụ nổ lớn?
A. 1 phút. B. 3 phút.. C. 1giây. D. 3giây.
Câu 66: Theo thuyết Big Bang, các hạt nhân nguyên tử đầu tiên xuất hiện ở thời điểm nào sau đây kể từ Vụ nổ lớn?
A. 1 phút. B. 3 phút.. C. 1giây. D. 3giây.
Câu 67: Theo thuyết Big Bang, các nguyên tử đầu tiên xuất hiện ở thời điểm nào sau đây kể từ Vụ nổ lớn?
A. 3.000 năm. B. 30.000 năm. C. 300.000 năm. D. 3.000.000 năm.
Câu 68: Theo thuyết Big Bang, các nguyên tử đầu tiên xuất hiện ở thời điểm nào sau đây kể từ Vụ nổ lớn?
A. 3.000 năm. B. 30.000 năm. C. 300.000 năm. D. t = 3.000.000 năm.
Câu 69: Chọn câu sai:
A. Vũ trụ đang dãn nở, tốc độ lùi xa của Thiên Hà tỉ lệ với khoảng cách d giữa Thiên Hà và chúng ta.
B. Trong vũ trụ, có bức xạ từ mọi phía trong không trung, tương ứng với bức xạ nhiệt của vật ở khoảng 5K, gọi là bức xạ nền của vũ trụ.
C. Vào thời điểm t =10-43s sau vụ nổ lớn kích thước vũ trụ là 10-35m, nhiệt độ 1032 K, khối lượng riêng là 1091kg/cm3. Sau đó giãn nở rất nhanh, nhiệt độ giảm dần.
D. Vào thời điểm t=14tỉ năm vũ trụ đang ở trạng thái như hiện nay, với nhiệt độ trung bình T= 2,7K.
Câu 70: Sao x trong chòm Đại Hùng là một sao đôi. Vạch chàm Hg (0,4340mm) bị dịch lúc về phía đỏ, lúc về phía tím. Độ dịch cực đại là 0,5A0. Tốc độ cực đại theo phương nhìn của các thành phần sao đôi này là:
A. 17,25km/s. B. 16,6km/s. C. 33,2km/s. D. 34,5km/s.
Câu 71: Sao thiên lang ở cách xa chúng ta 8,73 năm ánh sáng. Tốc độ lùi xa của sao này là:
A. 0,148 m/s B. 1,48 m/s C. 50 m/s D. 500m/s
Câu 72: Độ dịch về phía đỏ của vạch quang phổ l của một quaza là 0,16l. Tốc độ rời xa của quaza này là:
A. 48000km/s. B. 36km/s. C. 24km/s. D. 12km/s.
Câu 73: Hãy xác định khoảng cách đến một Thiên Hà có tốc độ lùi xa nhất bằng 15000km/s.
A. 16,62.1021km. B. 11,826.1021km. C. 8,31.1021km. D. 8,31.1021km.
C.- HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC TIẾT HỌC
4. Củng cố kiến thức: (5/)
Hệ thống các câu hỏi trong SGK 1-2 /trang316
IV: RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- CX.doc