Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Hữu Tiền

I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện

1. Sự nhiễm điện của các vật

+ Một vật có thể bị nhiễm điện do: cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác.

+ Có thể dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không.

2. Điện tích. Điện tích điểm

+ Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.

+ Điện tích điểm là vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

3. Tương tác điện

 Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

 Các điện tích khác dấu thì hút nhau.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Hữu Tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu học sinh về nhà giải các bài tập 5, 6 sgk và 2.1, 2.2, 2.5, 2.6 sách bài tập. Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài. Ghi các bài tập về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 08/8/2013. Ngày dạy: 21/8/2013. Tiết 3. BÀI TẬP I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG - Nắm được lực tương tác giữa các điện tích điểm. - Nắm vững thuyết electron, định luật bảo toàn điện tích. - Giải được các bài toán liên quan đến lực tương tác giữa các điện tích điểm. - Giải thích được các hiện tượng liên quan đến thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Xem, giải các bài tập sgk và sách bài tập. - Chuẩn bị thêm một số câu trắc nghiệm và một số bài tập tự luận khác. Học sinh: - Giải các câu trắc nghiệm và bài tập tự luận thầy cô đã ra về nhà. - Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi thầy cô. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ và tóm tắt những kiến thức liên quan đến các bài tập cần giải. - Các cách làm cho vật nhiễm điện. - Hai loại điện tích và sự tương tác giữa chúng. - Đặc điểm lực tương tác giữa các điện tích điểm, - Lực tương tác giữa nhiều điện tích điểm lên một điện tích điểm. - Thuyết electron. - Định luật bảo toàn điện tích. Hoạt động 2 (15 phút): Giải một số câu trắc nghiệm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Yêu cầu 2 học sinh lên bảng giải chi tiết các câu trắc nghiệm trong sách giáo khoa và sách bài tập. Yêu cầu các học sinh khác nhận xét bài giải của bạn. Sửa những thiếu sót (nếu có). Giải chi tiết các câu trắc nghiệm theo yêu cầu của thầy, cô. Nhận xét bài giải của bạn. Câu 5 trang 10: D Câu 6 trang 10: C Câu 5 trang 14: D Câu 6 trang 14: A Câu 1.2: D Câu 1.3: D Câu 2.5: D Câu 2.6: A Hoạt động 3 (15 phút): Giải một số bài tập tự luận. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật Cu-lông. Yêu cầu học sinh tính |q|. Yêu cầu học sinh cho biết điện tích của mỗi quả cầu. Vẽ hình. Yêu cầu học sinh xác định các lực tác dụng lên mỗi quả cầu. Viết biểu thức định luật. Tính |q| Xác định điện tích của mỗi quả cầu mỗi quả cầu sau khi tách ra. Xác định các lực tác dụng lên mỗi quả cầu. Nêu điều kiện cân bằng. Tính q. Bài 8 trang 10 Theo định luật Cu-lông ta có F = k = k ð |q| = = 10-7(C) Bài 1.7 Mỗi quả cầu sẽ mang một điện tích . Lực đẩy giữa chúng là F = k Điều kiện cân bằng : = 0 Ta có: tan = ð q = ±2l= ± 3,58.10-7C IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. Ngày soạn: 08/8/2013. Ngày dạy: 24/8/2013. Tiết 4. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN (Tiết 1) I. CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG - Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì. - Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường. - Nắm được các yếu tố xác định véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chuẩn bị hình vẽ 3.6 đến 3.9 trang 19 SGK và các phiếu câu hỏi. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Tiết 1. Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu và giải thích hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc, do hưởng ứng. Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu khái niệm điện trường. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu sự tác dụng lực giữa các vật thông qua môi trường. Giới thiệu điện trường và đặc trưng ddiie nhận biết điện trường. Tìm thêm ví dụ về môi trường truyền tương tác giữa hai vật. Ghi nhận khái niệm. I. Điện trường 1. Môi trường truyền tương tác điện Môi trường tuyền tương tác giữa các điện tích gọi là điện trường. 2. Điện trường Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó. Hoạt động 3 (25 phút): Tìm hiểu cường độ điện trường. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu khái niệm điện trường. Nêu định nghĩa và biểu thức định nghĩa cường độ điện trường. Yêu cầu học sinh nêu đơn vị cường độ điện trường theo định nghĩa. Giới thiệu đơn vị V/m. Giới thiệu véc tơ cường độ điện trường. Vẽ hình biểu diễn véc tơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm. Yêu cầu học sinh thực hiện C1. Vẽ hình 3.4. Giới thiệu nguyên lí chồng chất điện trường. Ghi nhận khái niệm. Ghi nhận định nghĩa và biểu thức định nghĩa cường độ điện trường. Nêu đơn vị cường độ điện trường theo định nghĩa. Ghi nhận đơn vị tthường dùng. Ghi nhận khái niệm. Vẽ hình. Dựa vào hình vẽ nêu các yếu tố xác định véc tơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm. Thực hiện C1. Vẽ hình 3.4. Ghi nhận nguyên lí chồng chất điện trường II. Cường độ điện trường 1. Khái niệm cường dộ điện trường Đại lượng đặc trưng cho sự mạnh yếu của điện trường tại mỗi điểm được gọi là cường độ điện trường tại điểm đó. 2. Định nghĩa Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q. E = Đơn vị cường độ điện trường là N/C hoặc người ta thường dùng là V/m. 3. Véc tơ cường độ điện trường Véc tơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm: - Có điểm đặt tại điểm ta xét; - Có phương trùng với đường thẳng nối điện tích điểm với điểm ta xét; - Có chiều hướng ra xa điện tích nếu là điện tích dương, hướng về phía điện tích nếu là điện tích âm; - Có độ lớn: E = k. 4. Nguyên lí chồng chất điện trường = + + + Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu h/s tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học. Yêu cầu học sinh về nhà xem tiếp phần còn lại của bài giờ sau học tiếp. Tóm tắt kiến thức. Ghi các câu hỏi về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................. Đồng Xoài, ngày 10 tháng 8 năm 2013 Duyệt của BGH Duyệt tại tổ (Đã duyệt) Nguyễn Thanh Hiền

File đính kèm:

  • docGiao an Vat Ly HKI tuan 1 2.doc
Giáo án liên quan