Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Ôn tập học kì 2 - Năm học 2013-2014

A. LÝ THUYẾT:

Chương IV: Từ trường

1. Phát biểu định nghĩa từ trường, đường sức từ; qui tắc xác dịnh chiều đường sức từ.

 Định nghĩa: Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian ma biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong đó.

 Quy ước : Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam - Bắc của kim nam châm cân bằng tại điểm đó

 Định nghiã: Đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của của từ trường tại điểm đó.

 Quy tắc nắm bàn tay phải : Dùng bàn tay phải nắm lấy dây dẫn sao cho ngón cái chỉ theo chiều dòng điện , khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của đường sức từ (chiều của từ trường )

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Ôn tập học kì 2 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác. Một lăng kính được đặc trưng bởi góc chiết quang A và chiết suất n. + Lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng trắng truyền qua nó thành nhiều chùm sáng màu khác nhau. Đó là sự tán sắc ánh sáng bởi lăng kính. + Tia ló ra khỏi lăng kính luôn luôn bị lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới. - Các công thức lăng kính: ; ; Nếu A < 10o và góc tới nhỏ, ta có: 2. Mắt cận và cách khắc phục a. Đặc điểm: - Độ tụ lớn hơn độ tụ mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm trước màng lưới. - fmax < OV. - OCv hữu hạn. - Không nhìn rỏ các vật ở xa. - Cc ở rất gần mắt hơn bình thường. b. Cách khắc phục Đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp để có thể nhìn rỏ vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết. Tiêu cự của thấu kính cần đeo (nếu coi kính đeo sát mắt) là : fk = - OCV. 2. Mắt viễn thị và cách khắc phục a. Đặc điểm - Độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường, chùm tia sáng song song truyền đến mắt cho chùm tia ló hội tụ ở một điểm sau màng lưới. - fmax > OV. - Nhìn vật ở vô cực phải điều tiết. - Cc ở rất xa mắt hơn bình thường. b. Cách khắc phục: Đeo một thấu kính hội tụ có tụ số thích hợp để: - Hoặc nhìn rỏ các vật ở xa mà không phải điều tiết mắt. - Hoặc nhìn rỏ được vật ở gần như mắt bình thường (ảnh ảo của điểm gần nhất muốn quan sát qua thấu kính hiện ra ở điểm cực cận của mắt). 3. Mắt lão và cách khắc phục + Khi tuổi cao khả năng điều tiết giảm vì cơ mắt yếu đi và thể thủy tinh cứng hơn nên điểm cực cận CC dời xa mắt. + Để khắc phục tật lão thị, phải đeo kính hội tụ để nhìn rỏ vật ở gần như mắt bình thường. B. BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1:XÁC ĐỊNH LỰC TỪ.CẢM ỨNG TỪ 1. Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 (A), cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 (cm) có độ lớn bằng bao nhiêu? ĐS: 8.10-5 (T) 2. Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10-6(T). Tính đường kính của dòng điện đó. ĐS: 20 (cm) 3. Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 (T). Điểm M cách dây một khoảng bao nhiêu? ĐS: 2,5 (cm) 4. Một đoạn dây dẫn dài l = 0,2m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ B một góc a = 300. Biết dòng điện chạy qua dây là 10A, cảm ứng từ B= 2.10-4T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là bao nhiêu? ĐS: 2.10-4N 5. Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A). cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T). Tính số vòng dây của ống dây. ĐS: 497vòng 6. Một vòng dây tròn bán kính 5cm, xung quanh là không khí. Dòng điện trong dây có cường độ là I, gây ra từ trường tại tâm vòng tròn có B = 31,4.10-6 T. Tính cường độ dòng điện chạy trong vòng dây ? ĐS : 2,5A 7. Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R = 10cm mang dòng điện I = 50A a . Độ lớn của vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây là bao nhiêu? b . Nếu cho dòng điện nói trên qua vòng dây có bán kính R’ = R/4 thì tại tâm vòng dây , độ lớn của cảm ứng từ B là bao nhiêu ? ĐS : a. B = 3,14 . 10 - 4 T b. B = 1,256 . 10 -3 T 8. Một khung dây tròn đường kính 10 cm gồm 12 vòng dây. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây nếu cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,5A.? ĐS : 7,5398.10-5T 9. Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Tính độ lớn Cảm ứng từ của từ trường ĐS: B= 0,8 (T). 10. Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Tính góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ. ĐS: 300 11. Một dậy dẫn thẳng dài mang dòng điện 20A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-3T. Đặt vuông góc với vectơ cảm ứng từ và chịu lực từ là 10-3N. Chiều dài đoạn dây dẫn là bao nhiêu? ĐS: 1cm CHỦ ĐỀ 3:XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CẢM ỨNG TỪ TỔNG HỢP BẰNG KHÔNG 1 :Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song với nhau cách nhau một khoảng 6cm,có các dòng điện I1=2A,I2=3A chạy qua và ngược chiều nhau.Hãy xác định vị trí mà tại đó cảm ứng từ tổng hợp bằng không ? ĐS : r1 =12cm, r2 =18cm 2 :Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng d = 6cm có các dòng I1 = 1A, I2 = 4A đi qua cùng chiều.Hãy xác định vị trí những điểm có cảm ứng từ tổng hợp bằng không. ĐS : r1 =1,2cm, r2 = 4,8cm CHỦ ĐỀ 4:BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ LỰC TỪ,CẢM ỨNG TỪ VÀ CẢM ỨNG TỪ TỔNG HỢP 1: Dây dẫn thẳng dài có dòng điện I1 = 15A đi qua đặt trong không khí. Tính cảm ứng từ tại điểm N cách dây 15 cm. ĐS: B =2.10 – 5 T 2 :Hai dòng điện cường độ I1 = 3A; I2 = 2A chạy cùng chiều đặt song song và cách nhau 50cm. Xác định vectơ cảm ứng từ tại điểm M cách dòng I1 30cm; dòng I2 20cm ĐS. BM=0T 3: Hai dòng điện cường độ I1=6A,I2=9A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn và có chiều ngược nhau,được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a= 10cm: Xác định cảm ứng từ tại điểm M cách I1 6cm,cách I2 4cm ĐS: B=6,5.10-5T 4. Hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song, cách nhau 8cm trong không khí, hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 =3A, I2 = 6 A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách I1 3cm, I2 11cm ĐS. B = 0,5.10-5 T. CHỦ ĐỀ 5:LỰC LORENXƠ 1. Một hạt khối lượng m, mang điện tích e, bay vào trong từ trường với vận tốc v. Phương của vận tốc vuông góc với đường cảm ứng từ. Cho B = 0,4T ; q = 1,6.10-19 C ; v = 2.106 m/s. Tính độ lớn lực Lorentz tác dụng lên hạt. ĐS : 1,28.10-13N 2. Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B=0,2(T) với vận tốc ban đầu v0 = 2.105 (m/s) vuông góc với . Tính lực Lorenxơ tác dụng vào electron. ĐS: 6,4.10-15 (N) 3. Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.106 (m/s) vào vùng không gian có từ trường đều B = 0,02 (T) theo hướng hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 300. Biết điện tích của hạt proton là 1,6.10-19 (C). Tính lực Lorenxơ tác dụng lên proton. ĐS: 3,2.10-15 (N) CHỦ ĐỀ 5:CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 1 : Khung dây dẫn hình chữ nhật có diện tích 20cm2 gồm 200 vòng dây quay đều quanh trục đối xứng trong một từ trường đều B = 0,2T, có các đường sức từ vuông góc với trục quay. Trong quá trình khung dây quay, từ thông qua khung có giá trị là bao nhiêu ? ĐA: 8.10-2Wb. 2 : Khung dây dẫn tròn, kín, có đường kính d = 20cm, điện trở R = 0,1W, được đặt trong từ trường có véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây, độ lớn cảm ứng từ tăng dần đều từ 0,1T đến 0,4T trong khoảng thời gian 0,314s. Tính: a. Suất điện động xuất hiện trong khung. b. Cường độ dòng điện chạy trong khung. ĐA: E = 0,03V , i = 0,3A. 3 : Một khung dây phẳng hình chữ nhật kích thước 3cm x 4cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 600.Tính từ thông gửi qua khung dây ĐA: 5,2.10-7 Wb. 4 : Một ống dây mang dòng điện biến thiên theo thời gian, sau 0,01s cường độ dòng điện tăng đều từ 1A đến 2A. Khi đó, suất điện động cảm ứng trong khung bằng 20V. Hệ số tự cảm của ống dây là: ĐA. 0,2H. 5 : Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1H. Cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều từ 0 đến 10A trong khoảng thời gian là 0,2s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong khoảng thời gian đó là: ĐA: 5V. 6:Một ống dây có hệ số tự cảm 0.02H, khi có cường độ dòng điện chạy qua ống dây thì ống dây có năng lượng 0,32J. Tìm cường độ dòng điện chạy qua ống dây. ĐS : 5,6A CHỦ ĐỀ 6: QUANG HÌNH HỌC 1: Tia sáng đi từ nước có chiết suất sang thủy tinh có chiết suất . Tính góc khúc xạ biết góc tới 300. 2: Chiếu một tia sáng từ nước có chiết suất là ra ngoài không khí. Tính góc khúc xạ biết góc tới bằng: a. 300 b. 450 c. 600 Thấu kính phân kì 1: Vật thật AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự 20cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là d có thể thay đổi được. Hãy xác định vị trí, tính chất, độ lớn và chiều của ảnh trong các trường hợp sau: a) d = 30cm b) d = 20cm ; ĐS a)d’= -12cm ,b) d’= -10cm 2: Một thấu kính phân kì có độ tụ 5 điôp. a) Tính tiêu cự của kính. b) Nếu đặt vật cách thấu kính 30cm thì ảnh hiện ra ở đâu và có số phóng đại là bao nhiêu. ĐA: a) f = -20cm b) d’= -12cm k = 0,4 3: Vật sáng AB cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có độ tụ 2 đi-ôp. a) Tính tiêu cự của thấu kính. b) Vật sáng AB cách thấu kính 50cm. Xác định tính chất, vị trí, chiều cao ảnh. Vẽ hình. Đs: a) f = - 50 cm; b) d’= -25 cm ; k = ½ ; A’B’ = 1cm Thấu kính hội tụ. 1: Vật thật AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là d có thể thay đổi được. Hãy xác định vị trí, tính chất, độ lớn và chiều của ảnh trong các trường hợp sau: a) d = 30cm b) d = 25cm ĐS a)d’= 60cm ,b) d’=100 cm 2: Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15cm cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Tìm khoảng cách từ vật tới thấu kính, và thấu kính đến ảnh. ĐA: d = 18cm d’= 90 cm Các tật của mắt. 1: Mắt có điểm cực viễn cách mắt 50cm. a) Mắt bị tật gì. b) Muốn nhìn rõ vật ở vô cực mà không điều tiết. người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu. (Kính đeo sát mắt) c) Điểm cực cận cách mắt 10cm. Khi đeo kính nhìn thấy điểm gần mắt nhất cách mắt bao nhiêu. (Kính đeo sát mắt) ĐA: D = -2 điôp ; 12,5cm. 2: Mắt viễn chỉ có thể nhìn rõ được vật cách mắt gần nhất 40cm. Tính độ tụ của kính phải đeo để có thể nhìn rõ vật đặt cách mắt gần nhất là 25 cm (Kính đeo sát mắt) ĐA: D = 1,5 điôp 3: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50 cm. a) Người này phải đeo kính gì. Tính tiêu cự và độ tụ của kính. (Kính sát mắt). b) Khi đeo kính trên thì người này nhìn rõ được các vật đặt cách mắt một khoảng bao nhiêu. ĐA: a) D = -2 điôp b) - 50/3cm. 4: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100cm. Để nhìn vật ở xa vô cùng thì người này phải đeo kính gì và có độ tụ là bao nhiêu ( kính sát mắt ) ĐA: D = -1 điôp

File đính kèm:

  • docON TAP VAT LY 11 HKII 20132014.doc
Giáo án liên quan