Giáo án Tuần thứ 9 Lớp 3A

- Kiểm tra đọc (lấy điểm):

 + Nội dung: các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8;

 + Khả năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 65 chữ, 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 + Khả năng đọc hiểu: trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. Ôn luyện về phép so sánh.

 - Ôn luyện về phép so sánh:

 + Tìm đúng ngôn ngữ từ chỉ sự vật được so sánh trên ngữ liệu cho trước.

 + Chọn đúng các từ thích hợp để tạo thành phép so sánh trong câu.

 

doc75 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần thứ 9 Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS nêu các câu hỏi: + VS bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau? + Cần làm gì khi bạn có niềm vui và khi bạn có chuyện buồn? + Hãy kể 1 câu chuyện về chia sẻ vui buồn cùng bạn. + Hãy hát 1 bài hát, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn. + Bạn đã từng được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể 1 trường hợp cụ thể? - Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng. Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2005 Tập đọc Quê hương I. Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các thành ngữ: rợp bướm vàng bay, cầu tre, nón lá, nghiêng che, nếu. - Ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và cuối mỗi khổ thơ - Đọc trôi chảy được toàn bài, thể hiện tình cảm qua giọng đọc và bước đầu biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm 2. Đọc hiểu: - Hiểu được các hình ảnh trong bài thơ là những hình ảnh giản dị, thân thuộc đối với mỗi người, con người Việt Nam - Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ cho ta thấy tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Đồng thời cũng khẳng định tình yêu quê hương là 1 tình cảm rất đặc biệt, nó nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người, làm cho con người lớn hơn, đẹp hơn lên. 3. Học thuộc lòng bài thơ II. Đồ dùng dạy – học: - Tranh minh hoạ bài tập - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc III. Trọng tâm: HS đọc diễn cảm bài thơ IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC: - Yêu cầu học sinh đọc và TLCH về nội dung bài ” Giọng quê hương”. - 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu 2. Dạy – học bài mới: 2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài - GV cho HS nghe 1 đoạn của bài hát “ Quê hương” 2.2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu - GV đọc toàn bài 1 lượt, giọng thong thả nhẹ nhàng, tình cảm - Theo dõi GV đọc mẫu b. HD luyện đọc k/h giải nghĩa từ: * HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn - Mỗi hs đọc 2 câu tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng * HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Đọc từng đoạn theo hướng dẫn của GV - HD đọc từng đoạn trước lớp * Y/c luyện đọc theo nhóm. * Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Đọc từng đoạn trước lớp, chú ý ngắt giọng đúng nhịp thơ : Quê hương/ là chùm khế ngọt / cho con/ trèo hái mỗi ngày / Quê hương / là đường đi học / Con về / rợp bướm vàng bay// Quê hương/ mỗi người chỉ một/ như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương/ nếu ai không nhớ/ sẽ không lớn nổi /thành người// Mỗi nhóm 4 h/s, lần lượt từng học sinh đọc 1 khổ trong nhóm. 3 nhóm thi đọc tiép nối. Y/c cả lớp đọc đồng thanhbài thơ . 2. 3.Tìm hiểu bài: - Gọi 1 h.s đọc lại cả bài trước lớp. - Y/c học sinh đọc thầm 3 khổ thơ đầu và nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương. - 1 h/s đọc - Đó là các hình ảnh: Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ. - Qua 3 khổ thơ đầu, tác giả đã vẽ ra trước mắt chúng ta một bức tranh quê hương bằng thơ thật đẹp đẽ, yên bình, ngọt ngào. - Y/c học sinh đọc tiếp khổ thơ cuối. - 1 học sinh đọc khổ thơ cuối. - VS quê hương được so sánh với mẹ? - Vì quê hương là nơi mỗi chúng ta được sinh ra, được nuôi dưỡng lớn khôn giống như mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng ta nên người. - Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào? - Nếu ai không nhớ, không yêu quê hương thì không thành người được. - G/v xoá dần bài thơ đã chép trên bảng - Y/c học sinh đọc thuộc lòng - 10 em đọc. - Thi đọc thuộc lòng giữa các nhóm 3. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Thực hiện nhân, chia trong các bảng nhân, chia đã học. - Nhân chia số có 2 chữ số với số có 1 chữ số - Chuyển đổi, so sánh các số đo độ dài. - Giải toán về gấp 1 số lên nhiều lần. - Đo và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. II. Đồ dùng dạy – học: Bài tập luyện tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC: - KT bài VN của tiết 47 - 3 hs làm trên bảng - Nhận xét, cho điểm học sinh 2. Dạy – học bài mới: 2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài 2.2. Luyện tập: * Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự làm - Làm bài, đổi chéo vở để kiểm tra * Bài 2: - Gọi 4 học sinh lên bảng làm bài - 4 học sinh làm trên bảng, lớp làm vở - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính của 1 phép tính nhân, 1 phép chia. - Chữa bài và cho điểm * Bài 3: - Yêu cầu học sinh nêu cách làm của 4m 4dm = … dm - Đổi 4m = 40 dm. 40 dm + 4 dm = 44dm Vậy: 4m4dm = 44 dm - Yêu cầu hs làm tiếp các phần còn lại - Làm bài vào vở * Bài 4: - Gọi 1 hs đọc đầu bài - Bài toán thuộc dạng toán gì? - Gấp 1 số lên nhiều lần - Yêu cầu hs làm bài - 1 hs làm trên bảng, lớp làm vở Tóm tắt: Tổ 1: Tổ 2: Giải Số cây tổ 2 trồng được là: 25 x 3 = 75 (cây) ĐS : 75 cây - Chữa bài và cho điểm * Bài 5: - Yêu cầu hs đo độ dài đoạn thẳng AB - Đoạn thẳng AB dài 12 cm - Độ dài đoạn thẳng CD như thế nào so với độ dài đoạn thẳng AB? - Độ dài đoạn CD bằng ẳ AB - Yêu cầu hs vẽ đoạn thẳng CD - Độ dài đoạn thẳng CD là: 12:4 = 3 (cm) - Yêu cầu hs vẽ đoạn CD dài 3cm - Thực hành vẽ - Chữa bài cho hs 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu VN ôn lại nội dung đã học để KT 1 tiết - Nhận xét tiết học Thể dục Ôn 4 động tác đã học của bài TD – TC: chạy tiếp sức I. Mục tiêu: - Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài TD. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Chơi TC “ Chạy tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi 1 cách tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện: Còi, kẻ sẵn vạch cho TC “ Chạy tiếp sức” III. Trọng tâm: HS tập trung đúng 4 động tác đã học IV. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học: 1-2’ - Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát: 1’ - Chạy chậm theo sân trường: 1’ 2. Phần cơ bản: - Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài TD: 10 – 12’ Chia tổ ôn luyện, do các tổ trưởng điều khiển, GV đi đến từng tổ sửa 1 số động tác sai của hs. Lần cuối cả lớp tập đồng loạt theo nhịp hô của GV. + Tập liên hoàn 2 động tác chân và lườn: 2-3 lần, mỗi động tác 2-8 nhịp - Ôn động tác chân: Tập 2-3 lần, mỗi lần 2x8 nhịp, ôn luyện như cách tập động tác chân. + Tập liên hoàn 2 động tác chân và lườn: 2- 3 lần - Tập 4 động tác thể dục đã học: 2-3 lần, 5-7’ Cả lớp tập theo đội hình 2-4 hàng ngang. GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp hết động tác này đến động tác kia. Trước khi chuyển, cần nêu tên động tác. - Ôn 4 động tác thể dục đã học: 3 lần + Lần 1: Cả lớp cùng tập, GV làm mẫu và hô nhịp + Lần 2: Cán sự làm mẫu, GV hô nhịp đồng thời quan sát k/h sửa chữa động tác sai. + Lần 3: Thi đua giữa các tổ dưới sự điều khiển của GV. - Chơi TC “ Chạy tiếp sức”: 6 - 8’ GV cùng hs nhắc lại cách chơi, rồi tổ chức cho các em chơi. 3. Phần kết thúc: - GV cho hs đi thường theo nhịp và hát: 2’ - GV cùng hs hệ thống bài: 2’ - GV nhận xét giờ học: 1-2’ - Giao bài tập VN: Ôn 4 động tác TD đã học Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2005 Tập đọc Thư gửi bà I. Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ, tiếng: lâu rồi, dạo này, khoẻ năm nay sống lâu. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ, giữa các phần của bức thư - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu thể hiện được tính cách thân thiết và giọng đọc từng loại câu. 2. Đọc hiểu: - Hiểu mục đích của thư từ - Nắm được hình thức trình bày của bức thư - Hiểu được nội dung bức thư: tình cảm sâu sắc của bạn nhỏ đối với bà của mình. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc III. Trọng tâm: HS đọc trôi chảy toàn bài, thể hiện giọng đọc từng loại câu. IV.CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KTBC: - Yêu cầu hs đọc thuộc lòng và trả lới câu hỏi bài “ Giọng quê hương” - 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu 2. Dạy – học bài mới: 2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài 2.2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: GV đọc toàn bài 1 lượt giọng nhẹ nhàng, tình cảm - Theo dõi GV đọc mẫu b. HD luyện đọc k/h giải nghĩa từ: * HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn - Mỗi hs đọc 1 câu tiếp nối nhau, đọc từ đầu đến hết bài (2 vòng) * HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó Chia bức thư thành 3 phần: - Dùng bút chì gạch chéo để phân cách các phần + P1: Hải Phòng … cháu nhớ bà lắm + P2: Dạo này… dưới ánh trăng + P3: Còn lại - HD đọc từng đoạn trước lớp - “ Dạo này bà có khoẻ không ạ?” (Giọng nhẹ nhàng, ân cần) Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, thả diều cùng anh Tuấn trên đê/ và đêm đêm/ ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng. Giọng tha thiết, chậm rãi thể hiện sự mong nhớ) * Yêu cầu luyện đọc theo nhóm - Mỗi nhóm 3 hs lần lượt từng em đọc * Tổ chức thi đọc giữa các nhóm - 3 nhóm thi đọc tiếp nối 2.3. Tìm hiểu bài: - GV gọi 1 hs đọc lại cả bài trước lớp - 1 hs đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK - HS đọc phần đầu: Đức viết thư cho ai? - Dòng đầu bạn viết thế nào? - Hải phòng ngày 6 tháng 11 năm 2003 - Đó chính là qui ước khi viết thư, mở đầu thư người viết bao giờ cũng viết địa điểm và ngày gửi thư - Bạn Đức hỏi thăm bà điều gì? - Dạo này bà có khoẻ không? Đức rất yêu quí bà, quan tâm đến sức khoẻ của bà. - Khi viết thư cho bạn bè, người thân, ta cần chủ ý đến việc hỏi thăm sức khoẻ, tình hình học tập, công tác của họ. - Đức kể với bà điều gì? - Tình hình gia đình và bản thân bạn: gia đình bạn vẫn bình thường, bạn được lên lớp 3, từ đầu năm đến giờ đã được 8 điểm 10, được bố mẹ cho đi chơi vào những ngày nghỉ. Bạn nhớ những ngày nghỉ ở quê được đi thả diều, được nghe bà kể chuyện. - Sau khi hỏi thăm người thân, càn thông boá tình hình của gia đình và bản thân cho người đó biết. - Tình cảm của Đức với bà như thế nào? - Rất yêu và kính trọng bà. Bạn hứa sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan. Bạn chúc bà khoẻ mạnh, sống lâu… 2.4 Luyện đọc lại: - Cho lớp luyện đọc bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Em đã viết thư cho ông, bà chưa? Em đã viết những gì? - Nhận xét tiết học. - 2 đến 3 trả lời

File đính kèm:

  • doctuan 9.DOC
Giáo án liên quan