1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ và tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
nắng hạn, nứt nẻ, chum nước, nấp, náo động, nổi giận, lưỡi tầm sét, lâu lắm rồi, nổi loạn.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện.
2. Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.
- Hiểu được nội dung: Nhờ sự dũng cảm, lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
47 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần thứ 33 Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sau:
Sự vật được nhân hóa
Cách nhân hóa
Bằng từ chỉ người, chỉ bộ phận của người
Bằng từ tả đặc điểm, hoạt động của người
III- Trọng tâm
Học về nhân hóa.
IV- Các hoạt động dạy– học chủ yếu
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu làm các bài tập sau:
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
+ HS1: Điền dấu câu thích hợp vào các ô trống trong đoạn sau:
+ HS2: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” trong các câu sau:
Bồ Chao kể tiếp
- Đầu đuôi là thế này Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi “Kìa, hai cái trụ chống trời !”.
a) Cốm làng Vòng được làm ra bằng một bí quyết riêng được gìn giữ từ đời này sang đời khác.
b) Tâm đã đạt được thành tích cao bằng sự nỗ lực phi thường của bản thân.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học luyện từ và câu tuần này chúng ta tiếp tục học về biện pháp nhân hóa, sau đó các em sẽ thực hành viết một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hóa.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm (phần a).
- Trả lời các câu hỏi ra giấy nháp.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, đồng thời viết câu trả lời của HS vào bản tổng kết bài tập đã chuẩn bị.
- Trả lời câu hỏi của GV.
+ Trong đoạn thơ ở (phần a) có những sự vật nào được nhân hóa?
+ Có ba sự vật nhân hóa. Đó là mầm cây, hạt mưa, cây đào.
+ Tác giả làm thế nào để nhân hóa các sự vật đó?
+ Tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây; dùng các từ mải miết, trốn tìm để tả hạt mưa; dùng các từ lim dim, mắt, cười để tả cây đào.
+ Các từ ngữ dùng để tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì?
+ Từ mắt từ chỉ một bộ phận của người; Các từ tỉnh giấc, trốn tìm, cười là từ chỉ hoạt động của con người; Từ lim dim là chỉ đặc điểm của con người
+ Như vậy, để nhân hóa các sự vật trong khổ thơ, tác giả đã dùng những cách nào?
+ Tác giả dùng hai cách đó là nhân hóa bằng từ chỉ bộ phận của người và dùng từ nhân hóa bằng các từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tiếp tục trả lời các câu hỏi trên với đoạn (văn b).
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận cùng nhau.
- Gọi HS trả lời, sau đó nghe và ghi câu trả lời đúng vào bảng.
Đáp án bài tập:
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời. Các HS khác theo dõi và nhận xét.
Sự vật được nhân hóa
Cách nhân hóa
Bằng từ chỉ người, chỉ bộ phận của người
Bằng từ tả đặc điểm, hoạt động của người
Mầm cây
tỉnh giấc
Hạt mưa
mải miết, trốn tìm
Cây đào
Mắt
lim dim, cười
Cơn dông
kéo đến
Lá (cây) gạo
anh em
múa, reo, chào
Cây gạo
thảo, hiền, đứng, hát
- GV hỏi: Em thích nhất hình ảnh nhân hóa nào trong bài? Vì sao?
- 5 đến 7 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
- GV yêu cầu HS ghi bảng đáp án trên vào vở.
Bài 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
- Bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn để làm gì?
- Để tả bầu trời buổi sớm, hoặc tả một vườn cây.
- Trong đoạn văn, ta phải chú ý điều gì?
- Phải sử dụng phép nhân hóa.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
- HS tự làm bài.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp, chỉnh sửa lỗi cho HS và chấm điểm những bài tốt.
- Một số HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi và nhận xét.
D. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò những HS chưa hoàn thành đoạn văn về nhà làm tiếp. Cả lớp chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày.............. tháng.......... năm.............
Tập làm văn
GHi chép sổ tay
I. Mục tiêu
Rèn kỹ năng đọc – hiểu: Đọc bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây !, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
Rèn kĩ năng viết: Ghi được những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon vào sổ tay.
II- Đồ dùng dạy - học
- GV và HS cùng sưu tầm tranh, ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài.
Một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon, một vài tờ báo Nhi đồng có mục A lô, Đô-rê-mon Thân thông đây !
Mỗi HS chuẩn bị một quyển sổ tay nhỏ (có thể tự đóng).
III- Trọng tâm: Rèn kỹ năng ghi những ý chính khi cần.
IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc bài kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C. Dạy – Học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- GV hỏi: Trong lớp ta bạn nào đã biết đến Đô-rê-mon? Hãy kể đôi điều về nhân vật này.
- HS: Đô-rê-mon là chú mèo máy trong bộ tranh truyện Đô-rê-mon. Chú mèo này rất thông minh và có một cái túi thần chứa được rất nhiều bảo bối đặc biệt.
- GV cho HS quan sát quyển truyện tranh Đô-rê-mon, sau đó giở báo Nhi đồng đến mục A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây ! và giới thiệu: Trong giờ tập làm văn này các em sẽ cùng đọc một bài báo trong mục A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây ! của báo Nhi Đồng và ghi lại những ý chính của bài báo vào sổ tay.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- GV gọi 2 HS đọc bài trước lớp, 1 HS đóng vai người hỏi, 1 HS đóng vai Đô-rê-mon.
- 2 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc bài. Mỗi cặp đọc 2 lần, sau lần thứ nhất thì đổi vai để đọc lần thứ 2.
- Đọc bài.
- Cho HS cả lớp giới thiệu tranh ảnh về các loài thú quý hiếm được nhắc đến trong bài đã sưu tầm được.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- GV gọi HS đọc lại phần a) của bài báo.
- 1 HS đọc trước lớp.
- GV hỏi: Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon điều gì?
- Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon: “Sách đỏ là gì?”
- Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
- HS tự ghi, sau đó phát biểu ý kiến: Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp (phần b).
- HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp cùng nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
b) Các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Việt Nam:
+ Động vật: Sói đỏ, Cáo, Gấu chó, Gấu ngựa hổ, Báo hoa mai, Tê giác,...
+ Thực vật: Trầm hương, Trắc, Kơ-nia, Sâm ngọc linh, Tam thất,...
- Trên thế giới: Động vật: Chim Kền kền Mĩ, cá Heo xanh Nam Cực, Gấu trúc Trung Quốc,...
D. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc những HS chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp, thường xuyên đọc báo và ghi lại những thông tin hay vào sổ tay.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những HS chưa chú ý học bài.
-Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
Ôn tập bốn phép tính
trong phạm vi 100 000 (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Ôn luyện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 (tính nhẩm và tính viết).
- Tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
- Luyện giải toán có lời văn và rút về đơn vị.
- Luyện xếp hình theo mẫu cho trước.
II. Đồ dùng dạy – học.
- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
- 16 tam giác vuông bằng giấy màu đỏ và xanh.
III. Trọng tâm: Rèn kĩ năng tính.
IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A. ổn định tổ chức.
B. Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
C. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Hỏi: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức như thế nào?
- Nếu biểu thức có dấu ngoặc làm trong ngoặc trước, ngoài dấu ngoặc sau. Nếu biểu thức chỉ có cộng, trừ hoặc nhân, chia ta làm từ trái sang phải.
- Gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp.
+ 3 chục nghìn + 4 chục nghìn - 5 chục nghìn = 7 chục nghìn - 5 chục nghìn = 2 chục nghìn.
Vậy 30000 + 40000 - 50000 = 20000
+ 8 chục nghìn - ( 2 chục nghìn + 3 chục nghìn) = 8 chục nghìn - 5 chục nghìn = 3 chục nghìn.
Vậy 80000- (20000 + 30000) = 30000
Trả lời tương tự với các biểu thức sau:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đặt tính rồi tự tính.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Làm bài vào VBT, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi 2 HS chữa bài.
- 2 HS nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp.
- Hỏi x là thành phần nào trong phép tính cộng?
- x là số hạng chưa biết trong phép tính cộng.
- Muốn tìm số hạng chưa biết trong phép cộng ta làm như thế nào ?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- x là thành phần nào trong phép tính nhân ?
- x là thừa số trong phép tính nhân ?
- Muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta làm như thế nào?
- Muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
Mua 5 quyển sách cùng loại phải trả 28 000 đồng. Hỏi mua 8 quyển sách như thế phải trả bao nhiêu tiền ?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
Tóm tắt
5 quyển : 28500 đồng
8 quyển : ......... đồng
Bài giải
Giá tiền một quyển sách là:
28500 : 5 = 5700 (đồng)
Số tiền mua 8 quyển sách là:
5700 x 8 = 45 600 (đồng)
Đáp số: 45600 đồng
- Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Bài toán thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Nêu các bước giải dạng toán này ?
- Bước 1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia).
- Nhận xét cho điểm bài làm của HS.
- Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần (thực hiện phép nhân).
Bài 5:
- GV chia lớp thành 2 đội: đội xanh và đội đỏ. Mỗi đội cử 2 bạn tham gia thi xếp hình. Trong 3 phút đội nào xếp xong trước sẽ thắng cuộc.
- HS thi xếp hình:
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
D. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học. Dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- TUAN33~1.DOC