Học vần
uân - uyên
I. Mục tiêu
- Hs đọc và viết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
- Hs đọc được từ, câu ứng dụng
Chim én bận đi đâu
Hôm nay về mở hội
Lượn bay như dẫn lối
Rủ mùa xuân cùng về.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện.
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ, bộ ghép vần
III.Hoạt động dạy học
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tuần thứ 24 khối 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tự nhiên và xã hội
Cây gỗ
I. Mục tiêu
- Biết tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng
- Biết quan sát phân biệt nói đúng tên các bộ phận chính của cây gỗ, biết ích lợi của việc trồng cây gỗ
- Có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá
II. Đồ dùng dạy học
- Hình ảnh cây gỗ
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu lợi ích của cây hoa?
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Hoạt động 1 Quan sát cây gỗ
Mục đích: Phân biệt được cây gỗ với các loại cây khác, biết được các bộ phận chính của cây gỗ
Tiến hành:
- Gv cho hs quan sát các cây ở sân trường và trả lời các câu hỏi:
- Tên của cây gỗ là gì?
+, Các bộ phận của cây?
+, Cây có đặc điểm gì?
GVKL: Cây gỗ giống các cây rau, cây hoa cũng có thân, lá, hoa. Nhuang cây gỗ có thân to, cành lá xum xuê làm bóng mát
2.3 Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Mục đích: Biết ích lợi của việc trồng cây gỗ
Tiến hành:
Gv chia nhóm 4, giao nhiệm vụ
- Cây gỗ được trồng ở đâu?
- Kể tên một số cây gỗ mà em biết?
- Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng gỗ?
- Cây gỗ có ích lợi gì?
- Gọi hs trả lời
GVKL: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ, làm bóng mát, ngăn lũ. Cây gỗ có rất nhiều lợi ích
2.4 Hoạt động 3 Trò chơi
Mục đích: Hs củng cố những hiểu biết về cây gỗ
Tiến hành: Gv cho hs lên tự làm cây gỗ, một số hs đặt câu hỏi Ví dụ: Bạn tên là gi? Bạn trồng ở đâu?Bạn có ích lợi gì?
- Hs nào trả lời đúng nhanh, lưu loát sẽ được thưởng
3. Củng cố, dặn dò
- Cây gỗ có ích lợi gì?
- Nhắc nhở hs luôn có ý thức bảo vệ cây trồng
1 - 2 Hs trả lời
Cho hs quan sát và trả lời
Cây gồm rễ, thân, lá, hoa
Thân to cành xum xuê
Hs về nhóm thảo luận câu hỏi
Hs trả lời, nhận xét, bổ xung
Hs chơi
IV. RKN
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thủ công
Cắt, dán hình chữ nhật
I. Mục tiêu
- Hs kẻ đựoc hình chữ nhật
- Cắt, dán được hình chữ nhật theo 2 cách
- Rèn đôi tay khéo léo
II. Đồ dùng dạy học
- Hình mẫu, giấy màu có kẻ ô, Bút chì, thước kẻ, hồ dán, kéo
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng của hs
- Nhận xét
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- Cho hs quan sát hình mẫu và hỏi:
+, Hình chữ nhật có mấy cạnh?
+, Độ dài của các cạnh thế nào?
=> Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau
2.3 Hoạt động 2 Hướng dẫn mẫu
* Hướng dẫn cách kẻ hình chữ nhật
- Gv thao tác mẫu cho hs quan sát
+, Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng
+, Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ A đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ ta được điểm D
+, Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C
+, Nối lần lượt các điểm A với B, B với C, C với D, D với A ta được HCN ABCD
* Hướng dẫn cắt dời hcn và dán
- Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA ta được HCN
- Bôi một lớp hồ mỏng dán cân đối phẳng
- Gv cho hs kẻ, cắt HCn trên tờ giấy có ô ly
* Hướng dẫn cách kẻ HCn đơn giản
- Gv hướng dẫn hs quan sát. Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của HCN có độ dài cho trước. Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại.
- Cách kẻ: Từ đỉnh A của tờ giấy màu lấy một cạnh 7 ô và một cạnh 5 ô ta được cạnh AB và AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ hai đường thẳng này gặp nhau tại đâu ta được điểm C và HCn ABCD
- Cho hs thực hành kẻ, cắt hcn theo cách đơn giản
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn hs về chuẩn bị giấy màu
Hình chữ nhật có 4 cạnh
Hs quan sát
Hs quan sát
Hs thực hành
Hs quan sát, lắng nghe
Hs thực hành
IV RKN:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
Tập viết
Tàu thuỷ, giấy pơ - luya...
Ôn tập
I. Mục tiêu
- Hs viết đúng và đẹp các từ bằng chữ in thường
- viết theo chữ thường cỡ vừa, đúng mẫu và đều nét
- Có ý thức rèn chữ đẹp
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vở viết của hs ở nhà
2.Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn hs viết từ
- Gv treo bảng phụ viết sẵn các từ: tàu thuỷ, giấy pơ- luya, tuần lễ, lời khuyên, nghệ thuật
- Cho h đọc các từ
- Gv nhắc lại cách nối giữa các con chữ
- Cho hs viết vào bảng con: tàu thuỷ, tuần lễ
- Nhận xét, chữa lỗi
2.3 Hướng dẫn hs viết vở
- Gọi hs nhắc lại tư thế ngồi viết
- Cho hs viết vở
- Thu vở, chấm bài và chữa một số bài
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học
- Khen hs viết đẹp
Hs quan sát
Hs đọc CN- ĐT
Hs viết bảng con
1 hs nhắc lại
Hs viết bài
IV. RKn
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Trừ các số tròn chục
I. Mục tiêu
- Hs biết làm tính trừ hai số tròn chục trong phạm vi 100. Đặt tính, thực hiện phép tính
- Bước đầu biết nhẩm nhanh kết quả các phép trù các số tròn chục trong phạm vi 100
- Củng cố về giải toán có lời văn
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng gài , que tính
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên làm bài tập : SBT
Đặt tính rồi tính
20 + 30 60 + 30
10 + 60 50 + 20
- Nhận xét , cho điểm
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Giới thiệu phép trừ các số tròn chục
- B1: Giới thiệu 50 - 20 = 30
- Yêu cầu học sinh lấy 50 que tính
? Em đã lấy bao nhiêu que tính ?
- Yêu cầu học sinh tách ra 20 que tính , Gv thực hiện
? Em vừa tách ra bao nhiêu que tính ?
? Sau khi tách ra 20 que tính còn lại bao nhiêu que tính ?
? Em đã làm thế nào ?
? Hãy đọc cho cô phép tính
- Gv giới thiệu phép trừ 50 - 20 = 30
B2 : Kỹ thuật tính
?Dựa vào cách đặt tính cộng các số tròn trục , hãy đặt tính trừ cho cô?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính
+ Viết 50 rồi viết 20 sao cho chục thẳng cột với chục , đơn vị thẳng với cột đơn vị , viết dấu trừ
+ Kẻ vạch ngang
+ Tính ( Từ phải sang trái )
50 0 trừ 0 bằng 0 viết 0
- 20 5 trừ 2 bằng 3 viết 3
30 Vậy 50 - 20 = 30
- Yêu cầu Hs nêu lại cách tính 1 số phép tính 60 - 40 , 30 - 10
- Nhận xét
2.3 Luyện tập
Bài 1 sgk 131
- 1 H nêu yêu cầu
- Yêu cầu H làm bài
40 80 90 70 90 60
- 20 - 50 - 10 - 30 - 40 - 60
20 30 80 40 50 0
- Nhận xét , chữa bài , ghi điểm .
- Lưu ý học sinh viết kết quả ở phép tính cuối .
Bài 2 sgk 131
- H đọc yêu cầu
- Cho h đọc ví dụ
- Hướng dẫn H hoạt động nhóm
+ 50 còn gọi là gì ?
+ 30 còn gọi là gì ?
+ 5 chục trừ 3 chục bằng mấy chục ?
+ Vậy 50 - 30 bằng bao nhiêu ?
- Cho H nhắc lại
- Yêu cầu h làm bài
- Gọi H đọc kết quả
40 - 30 = 10 80 - 40 = 40
70 - 20 = 50 90 - 60 = 30
90 - 10 = 80 50 - 50 = 0
- Nhận xét , chữa sai ( nếu có )
Bài 3 sgk 131
- gọi H đọc bài toán
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu cái kẹo ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu h làm bài , trình bày vào vở
Tóm tắt
có : 30 cái kẹo
thêm : 10 cái keo
có tất cả ....... cái kẹo ?
- Gọi H đọc lời giải
- Nhận xét
Bài 4
- Gọi H đọc yêu cầu
- Muốn điền được dấu vào chỗ chấm ta làm thế nào ?
- Yêu cầu H làm bài ở nhà
3. Củng cố , dặn dò
- hôm nay chúng ta học bài gì ?
- Nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 40 - 10
- Dặn H về nhà làm VBT
- 2 học sinh lên bảng
20 10 60 50
+ 30 + 60 + 30 + 20
50 70 90 70
- H thực hiện
- 50 que
- H thực hiện
- 20 que tính
- Còn lại 30 que tính
- trừ
50 - 20 = 30
- 1 H lên bảng đặt tính
- 3 - 4 H nhắc lại
- h nêu
- Tính
- 3 h lên bảng , dưới lớp làm vở ô li
- Tính nhẩm
- h đọc
- 5 chục
- 3 chục
- 2 chục
- 50 - 30 = 20
- H làm bài
- H đọc
- 1 - 2 H đọc
- Có 30 cái kẹo , thêm 10 cái nữa
- Có tất cả bao nhiêu cái kẹo
- H trả lời
- H làm bài
Bài giải
An có tất cả là :
30 + 10 = 40 ( Cái kẹo )
Đáp số : 40 cái kẹo
- Điền , =
- Thực hiện phép tính ở một bên rồi so sánh .
- Trừ các số tròn chục
- 1 - 2 H nêu
IV . RKN
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sinh hoạt tuần 24
I . Mục tiêu
- giúp học sinh nhận ra ưu . khuyết điểm tuần 24
- Đề ra phương hướng tuần 25
II. Lên lớp
1. Nhận xét tuần 24
- Ưu điểm : + Ra vào lớp đúng giờ
+ Vệ sinh lớp tương đối sạch sẽ
+ Đã có ý thức trong học tập , có nhiều học sinh tiến bộ , tích cực
trong học tập
- Khuyết điểm : + Bên cạnh một số học sinh học tập tích cực còn một số học
sinh chưa tích cực , lười học
+ Vệ sinh cá nhân chưa được sạch sẽ
2. Phương hướng tuần 25
- Tiếp tục duy trì nề nếp ra vào lớpd , học tập
- Bồi dưỡng học sinh giỏi , học sinh yếu kém
- Tập văn nghệ chào mưngd ngày 26 - 3
File đính kèm:
- tuan 24(4).doc