Giáo án tuần thứ 23 khối 2

 Tập đọc

 Bác sĩ Sói

I.Mục tiêu:

-Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

-Hiểu nội dung truyện: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.(trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5)

-HS khá, giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá (CH4).

*KNS: Ứng phó với căng thẳng

II.Đồ dùng:

-Tranh SGK,bảng phụ viết sẵn câu dài.

III.Hoạt động dạy -học:

A.Bài cũ: (5)

-2HS đọc bài Cò và Cuốc.

-GV nhận xét ghi điểm.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu bài: (2)

2.Hướng dẫn luyện đọc: (28)

a.GV đọc mẫu cả bài.

b.Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tuần thứ 23 khối 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xét giờ học. ===========***========= Toán Luyện tập I.Mục tiêu: -Thuộc bảng chia 3. -Giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3). -Biết thực hiện phép chia có kèm tên đơn vị đo (chia cho 3, cho 2) II.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -5HS đọc bảng chia 3. -GV nhận xét ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài:(2’) 2.Hướng dẫn làm bài tập: (30’) Bài 1: miệng -1HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm. 6 : 3 = 12 : 3 = 15 : 3 = -HS nêu kết quả, GV nhận xét và ghi kết quả. Bài 2: Tính nhẩm -HS đọc yêu cầu và trả lời. 3 x 6 = 18 3 x 9 = 27 18 : 3 = 6 27 : 3 = 9 -HS cùng GV nhận xét. -Các em có nhận xét gì về phép nhân 3 x 6 và phép chia 18 : 3 ? -HS trả lời : Phép chia là phép ngược lại của phép nhân. Bài 3: HS khá, giỏi làm vào vở. -HS đọc yêu cầu: Tính (Theo mẫu) -GV làm mẫu: 8 cm : 2 = 4 cm -Lớp làm vào vở, 1HS lên bảng làm 15 cm : 3 = 5 cm ; 14 cm : 2 = 7 cm ; 9kg : 3 = 3 kg -HS cùng GV chữa bài. Bài 4: HS đọc bài toán và giải vào vở. -Hs làm vào vở, 1 HS lên bảng làm Bài giải Số kg gạo ở mỗi túi có là: 15 : 3 = 5 (kg ) Đáp số: 5 kg gạo -GV chấm bài và nhận xét. Bài 5: HS khá, giỏi đọc bài toán và giải -HS trả lời miệng -GV nhận xét : Đáp số: 9 can 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS hệ thống lại bài học. -H S đọc lại bài 1. -GV nhận xét giờ học. -Về nhà ôn bài ==========***======== Chính tả (Nghe viết) (Cô Minh dạy) ==========***========= Mĩ thuật (Cô Tâm dạy) ===========***======== ==========***========= Thứ 6 ngày 26 tháng 2 năm 2010 Tập làm văn Đáp lời khẳng định, Viết nội quy I.Mục tiêu: - Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước (BT1, BT2). -Đọc và chép lại được 2, 3 điều trong nội quy của nhà trường (BT3) . *Giao tiếp ứng xử văn hoá II.Đồ dùng: -Bảng viết sẵn bài tập 2, tranh hươu sao, nội quy. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) -Tiết trước ta học bài gì? -2HS lên bảng thực hành nói lời đáp lời xin lỗi. -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) Nêu mục đích, yêu cầu. 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài tập1: (miệng) -1HS đọc yêu cầu: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây. -HS đọc ở SGK. trang 49 ?Bức tranh thể hiện nội dung cuộc trao đổi giữa ai và ai ?Trao đổi về việc gì -Từng cặp HS đóng vai hỏi đáp về bức tranh theo lời nhân vật -GV nhận xét. Bài tập 2: (miệng) -2HS đọc yêu cầu: Nói lời đáp cảu em. -GV treo bảng phụ, HS đóng vai mẹ, con hỏi đáp. -HS thực hiện theo cặp: VD: HS1 : Con: Mẹ ơi, đây có phải con hươu sao không ạ? HS2 : Mẹ: Phải đấy, con ạ . HS 1 : Trông nó dễ thương quá! -HS lên bảng thực hiện các trường hợp còn lại. -GV nhận xét.: b. Thế ạ? nó giỏi quá nhỉ. Bài tập3: (Viết) -2HS đọc yêu cầu: Đọc và chép lại 2 đến 3 điều trong nội quy nhà trường. -GV treo bảng phụ chép sẵn nội quy. -HS đọc nội quy. -HS viết nội quy vào vở. -GV chấm bài. c.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS nhắc lại tên bài học. -Về nhà nhớ làm thêm ở vở. ==========***========= Toán Tìm một thừa số của phép nhân I.Mục tiêu: -HSNhận biết được thừa số, tích , tìm một thừa số bằng cách số lấy tích chia cho thừa số kia. -Biết tìm thưaaaf số x trong các bài tập dạng : x a = b; a x = b (với a, b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học). -Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2) II.Đồ dùng: -Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -3HS đọc thuộc lòng bảng nhân3, bảng chia 3. -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) -Hôm nay học bài tìm một thừa số trong phép nhân. 2.Ôn tập mối quan hệ giuqã phép nhân và phép chia: 5’ -GV gắn bảng và hỏi: Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn? (2 chấm tròn) ?3 tấm bìa có mấy chấm tròn (6 chấm tròn) -HS nêu phép nhân và đọc. -GV viết bảng: 2 x 3 = 6 ?Trong phép chia 2 được gọi là gì ? 3 được gọi là gì ? 6 được gọi là gì -HS trả lời. -GV nói: 2 là thừa số thứ nhất, 3 là thừa số thứ hai, 6 thương. -Từ phép nhân 2 x 3 = 6 , lập được phép chia tương ứng. 6 : 2 = 3 (lấy tích là (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3)) 6 : 3 = 2 (lấy tích chia cho thừa số thứ hai được thừa số thứ nhất.) *Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia. -HS đọc lại. 3.Giới thiệu cách tìm thừa số chưa biết : (7’) -GV ghi bảng: x x 2 = 8 trong phép nhân x được gọi là gì ?Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào -HS trả lời và nêu phép tính. x x 2 = 8 x = 8 : 2 x = 4 -GV ghi bảng. 4.Thực hành: (15’) Bài 1:(miệng) -1HS đọc yêu .Tính nhẩm 2 x 4 = 3 x 4 = 8 : 2 = 12 : 3 = 8 : 4 = 12 : 4 = -HS trả lời, GV nhận xét ghi kết quả. Bài 2: HS đọc yêu cầu (Tìm x (Theo mẫu) ) a. x x 2 = 10 x x 3 = 12 3 x x = 21 x = 10 : 2 x = 8 -HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. -Lớp nhận xét, GV chữa bài. Bài 3: Tìm y a. y 2 = 8 y = 8 : 2 y = 4 -HS khá, giỏi trả lời miệng -GV nhận xét Bài 4: HS khá, giỏi đọc bài toán ?Bài toán cho biết gì (Có 20 học sinh, mỗi bàn có 2 học sinh) ?Bài toán hỏi gì (Có tất cả bao nhiêu bàn học sinh?) -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm Bài giải: Số bàn học có là: 20 : 2 = 10 (bàn) Đáp số : 10 bàn -GV chấm bài. 5.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS nhắc lại quy tắc. -GV nhận xét giờ học. -Về nhà nhớ học thật thuộc. ==========***========= Tự nhiên xã hội Ôn tập : Xã hội I.Mục tiêu: -Kể tên các bài đã học về chủ đề Xã hội -Kể được về gia đình, trường học của em,nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống . -HS so sánh về cảnh quan thiên nhiên, nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị. II.Đồ dùng: -Các bông hoa có câu hỏi. -Cây. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) ?Hãy kể tên các bài học ở chủ đề Xã hội -HS kể, GV ghi bảng. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Trò chơi “Hái hoa dân chủ” (28’) -GV hướng dẫn cách chơi: Mỗi em lên bảng hái một bông hoa và trả lời nội dung ở bông hoa đó. -Mỗi hoa có viết câu hỏi ?Kể tên những việc làm thường ngày của các thành viên trong gia đình ?Kể tên các đồ dùng trong gia đình bạn: Đồ gỗ, đồ sứ, thuỷ tinh và điện ?Nên làm gì để góp giữ sạch môi trường xunh quanh nhà ở, trường học ?Kể tên các loại đường giao thông và phương tiện giao thông ở địa phương em ?Bạn sống ở xã nào (huyện nào?) ?Kể tên những nghề chính và sản phẩm chính ở xã mình ?Cảnh quan thiên nhiên, sinh hoạt, nghề nghiệp ở thành thị và nông thôn có gì khác nhau -HS lần lượt lên hái hoa và trả lời. -Lớp nhận xét. -GV nhận xét chung. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS nhắc lại nội dung bài học. -GV nhận xét giờ học. Hoạt động tập thể Sinh hoạt Sao I.Mục tiêu: -HS biết nhận ra ưu, khuyết điểm của mình trong tháng -HS biết khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm -Kế hoạch tháng tới. -Làm vệ sinh lớp học. II.Hoạt động dạy học: 1.Đánh giá tình hình trong tuần : -Lớp trưởng lên điếu khiển lớp sinh hoạt -Các Sao trưởng điều hành tổ mình thảo luận về nề nếp, học tập, vệ sinh. -Các Sao trưởng lên báo cáo trước lớp, các Sao nhận xét lẫn nhau. -GV nhận xét chung: +Về nề nếp: thực hiện tốt +Về học tập: Các em đã thực hiện tốt. Thuý, Đức có tiến bộ về đọc. +Về vệ sinh : Thực hiện tốt. 2.Kế hoạch tới: -Tiếp tục duy trì nề nếp và sinh hoạt những yêu cầu của đội Sao đề ra. -Học bài và làm bài đầy đủ. -Thi đua dạy tốt học tốt chào mừng ngày 3/ 3 và 8 / 3, 26 / 3 -Vệ sinh luôn sạch sẽ. 3.Làm vệ sinh lớp học: -HS làm việc theo tổ về dọn vệ sinh : quét lớp, lau bảng, tủ, mạng nhện -GV theo dỏi và nhắc nhở. ?Sau khi làm vệ sinh các em thấy lớp học sạch hay bẩn -HS trả lời. -GV : Các em đã làm một việc góp phần bảo vệ môi trường sạch, đẹp. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: -HS biết được ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần. -Qua đó HS có ý thức hơn ở tuần sau. -Kế hoạch trong tuần tới. -HS làm vệ sinh lớp học. II.Hoạt động dạy-học: 1.Đánh giá: -GV cho HS sinh hoạt tổ. -Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận. -Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dỏi các thành viên. -Tổ khác nhận xét. -GV nhận xét chung: - Nề nếp; -Học tập +Vệ sinh: 2.Kế hoạch tuần tới: -Duy trì nề nếp. -Nhớ học tốt các bài tập đọc để dành nhiều điểm 10 -Vệ sinh sạch sẽ. -Tiếp tục rèn đọc và viết cho em : Hải, Nhiên, Hiếu... 3.Làm vệ sinh lớp học: -GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ. -Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện. -GV theo dỏi -HS nhận xét lẫn nhau. -GV nhận xét chung. Chính tả (Nghe viết) Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên I.Mục tiêu: -Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.. -Làm bài tập phân biệt l/ n. II.Đồ dùng: -Bảng phụ chép sẵn bài tập 2. II.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -Tiết trước ta học bài gì? -HS viết bảng con : lung linh, bắt chước. -GV nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) -Hôm nay ta sẽ viết một đoạn trong bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên. 2.Hướng dẫn nghe viết: (20’) -GV đọc bài chính tả1 lần. -2HS đọc lại bài chính tả. -GV hỏi, HS trả lời ?Đồng bào Tây Nguyên mở hội đua voi vào mùa nào (mùa xuân) ?Tìm câu tả đàn voi vào ngày hội (Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến...) ?Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao -HS viết bảng con : Tây Nguyên , nườm nượp. -GV đọc bài, HS lắng nghe và viết vào vở chính tả. -HS viết xong. -GV đọc thong thả, HS khảo bài. -GV chấm, chữa bài. -GV đi chấm từng bàn và nhận xét. 3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’) Bài 2a: HS đọc yêu cầu : Điền vào chỗ trống l hay n? -GV treo bảng phụ chép sẵn bài tập 2 a: ...ăm gian ...ều cỏ thấp ...e te Ngõ tối đêm sâu đóm lập ..oè ..ưng giậu phất phơ màu khói nhạt ..àn ao lóng ....ánh bóng trăng ....oe. -HS trả lời miệng, GV chữa bài Năm gian lều cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. C.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS nhắc lại bài viết. -GV nhận xét giờ học. -Về nhà nhớ luyện viết lại cho đẹp. -------------***------------

File đính kèm:

  • doctuan23.doc.doc
Giáo án liên quan