I. MỤC TIÊU:
- Ôn bài tập RLTTCB. Yêu cầu thực hiện được ở mức độ tương đối chính xác.
- Học TC “Thỏ nhảy”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được ở mức ban đầu.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện: Còi, dụng cụ, kẻ sẵn cách vạch, dụng cụ cho luyện tập bài tập rèn luyện tư thế cơ bản và TC.
70 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần thứ 19, 20 Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài.
2.2. Hướng dẫn mở rộng vốn từ về Tổ quốc:
* Bài 1:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu cảu bài tập 1
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- yêu cầu học sinh đọc lại các TN trong bài
- 1 học sinh đọc phần TN trước lớp
- Treo các tờ giấy đã chuẩn bị, yêu cầu học sinh viết từ cùng nghĩa với các từ Tổ quốc, bảo vệ, xây dựng.
+ Tổ quốc: đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
+ Bảo vệ: giữ gìn, gìn giữ
+ Xây dựng: dựng xây, kiến thiết.
* Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- 1 học sinh đọc
- Hướng dẫn: Khi kể về một vị anh hùng mà em biết, em có thể kể tất cả những điều em muốn nhưng xần kể ngắn gọn, nói thành câu, tập trung vào phần kể về công lao to lớn của vị anh hùng đó đối với Tổ quốc, cuối bài em có thể nói một hoặc 2 câu thật ngắn gọn về tình cảm, suy nghĩ của em đối với vị anh hùng đó.
- Nghe giáo viên hướng dẫn làm bài.
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp.
- Học sinh kể theo nhóm đôi
- Tổ chức cho học sinh thi kể.
- 4 em thi kể trước lớp
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2.3. Luyện tập về cách dùng dấu phẩy
- Gọi học sinh đọc y/c của bài tập 3
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
- Giáo viên giới thiệu về anh hùng le Lai: lê Lai là người Thanh Hoá năm 1416 ông là một trong 17 người tham gia hội thề Lũng Nhai, là hội thề của những người yêu nước, quyết tâm đánh giặc Minh. Năm 1419, quân k/n bị vây chặt, Lê lai đã đóng giả làm chủ tướng Lê Lợi, phá vòng vây và bị giặc bắt, Nhờ sự hy sinh anh dũng của ông mà Lê Lợi và tướng sĩ khác đã thoát khỏi hiểm. Sau này, các con của Lê Lai là Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là những tướng tài có công lao lớn và hi sinh vì Tổ quốc.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm vở bài tập
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- 2 học sinh nhận xét:
Đáp án: Bấy giờ, ở lam Sơn...
k/n. Trong những năm đầu,....
giặc vây. Có lần, ...Lê Lợi.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 27 tháng 1 năm 2006
Tập làm văn
I. Mục tiêu:
- Dựa theo bài tập đọc “Báo cáo kết quả tháng” “ Noi gương chú bộ đội”, báo cáo được trước lớp vèe kết quả học tập, lao động của tổ trong tháng qua, nói rõ ràng, rành mạch, tự nhiên.
- Viết đầy đủ, đúng các thông tin còn thiếu vào mẫu báo cáo in sẵn.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Cả lớp chuẩn bị trước nội dung báo cáo về hoạt động lđ và học tập của lớp trong tháng.
- Giáo viên chuẩn bị mẫu báo cáo như sách giao khoa (phóng to).
III: Trọng tâm:
Học sinh điền đầy đủ các thông tin vào mẫu báo cáo.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng tiếp nối nhau kể câu chuyện “Chàng trai làng Phù ủng”
- 2 học sinh lên bảng kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 học sinh khác trả lời câu hỏi: VS THĐ đưa chàng trai về kinh đô?
- 2 học sinh trả lời, lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy- học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài “báo cáo kết quả tháng thi đua “noi gương chú bộ đội” để đọc lại bài.
- 1 học sinh đọc bài
- Bài tập 1 yêu cầu các em báo cáo hoạt động tổ theo những mục nào?
- học tập và lao động
- Trong báo cáo nêu đưa những gì không phải là hđ của tổ mình không? vì sao?
- Chỉ đưa ra những hđ của tổ để đảm bảo tính chân thực của báo cáo.
Khi đóng vai bạn tổ trưởng để báo cáo, các em cố gắng nói rõ ràng, mạch lạc phần báo cáo của mình.
- Giáo viên hướng dẫn: Trước khi thực hành báo cáo, các tổ cần thống nhất lại những những gì đã làm được, chưa làm được về 2 mặt: học tập và lao động.
- Yêu cầu các tổ thống nhất kg hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên
- Yêu cầu các học sinh trong tổ lần lượt đóng vai tổ trưởng để báo cáo.
- Học sinh thựchành báo cáo trong tổ của mình. Các bạn trong tổ theo dõi để nhận xét.
- yêu cầu đại diện các tổ lên báo cáo về tình hình của tổ mình trước lớp.
- đại diện các tổ trình bày báo cáo. Lớp theo dõi để nhận xét.
* Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu cảu bài và mẫu báo cáo.
- 2 học sinh đọc, lớp theo dõi SGK
- Phát phiếu báo cáo mẫu đã phô tô từng học sinh trong lớp
- Nhận mẫu báo cáo
- yêu cầu học sinh đọc 2 dòng đầu trong báo cáo.
- 2 học sinh đọc
- Giáo viên: Hầu hết các bản báo cáo đều có Quốc hiệu và tiêu ngữ ở trên cùng.
- Tiếp theo phần Quốc hiệu và tiêu ngữ, bản báo cáo viết gì?
- Địa điểm, thời gian làm báo cáo
- Em sẽ viết phần này như thế nào?
- 2 đến 3 học sinh trả lời.
- Phần tiếp theo viết gì?
- Tên báo cáo, báo cáo của tổ nào, lớp nào, trường nào?
- Em sẽ viết phần này như thế nào?
- 2 đến 3 học sinh trả lời
- Đọc tiếp mẫu và cho biết nội dung tiếp theo cần viết trong báo cáo là gì? Em viết phần đó như thế nào?
- Tiếp theo là người nhận báo cáo.
2 học sinh trả lời.
- Tiếp theo là nội dung chính của báo cáo, nêu tình hình học tập và lao động của tổ trong tháng qua, nội dung này đã thống nhất ở bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự viết báo cáo mẫu của mình.
- Viết báo cáo.
- Gọi 1 vài học sinh đọc báo cáo trước lớp, nhận xét và cho điểm học sinh.
- 4 học sinh đọc báo cáo, lớp theo dõi để nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực xây dựng bài.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Toán
Phéo cộng các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000: đặt tính và tính đúng.
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng quan giải bài toán có lời văn bằng phép cộng.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Ví dụ.
- Bài tập luyện tập
III: Trọng tâm:
Học sinh thực hiện đúng phép cộng các số có 4 chữ số.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn thực hiện phép cộng:
3526 + 2759 = ?
- Giáo viên nêu phép cộng trên bảng rồi gọi học sinh nêu nhiệm vụ phải thực hiện.
- 1 học sinh trả lời
- Gọi học sinh thực hiện theo yêu cầu
- 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính trên bảng.
- 3 học sinh nhắc lại cách tính rồi cho tự viết tổng của phép cộng.
- Khi cộng các số có 4 chữ số ta thực hiện như thế nào?
- Muốn cộng các số có 4 chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng thẳng cột với nhau rồi cộng từ phải sang trái.
2. Thực hành:
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Lớp làm bảng con, 2 hs lên bảng
5341 7915 4507 8425
+
1488 1346 2568 618
6829 9261 7075 9043
- Nhận xét, chữa bài cho hs
* Bài 2:
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Đặt tính và tính
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách thực hiện cộng các số có 4 chữ số.
- 1 hs nêu, lớp theo dõi, nhận xét.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 4 hs lên bảng làm bài, lớp làm vở bài tập.
- yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
2634 1825 5716 707
+ + + +
4848 455 1749 5857
7482 2280 7465 6564
- Nhận xét và cho điểm.
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Muốn biết cả hai đội trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào?
- Tính tổng 3680 + 4220
- yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 1 học sinh lên làm bài, lớp làm vở bài tập.
Tóm tắt:
Đội 1: 3680 cây
Đội 2: 4220 cây
Cả hai đội: ............cây?
Giải
Cả hai đội trồng được số cây là:
3680 + 4220 = 7900 (cây)
Đs: 7900 cây.
* Bài 4:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, giáo viên vẽ hình lên bảng, yêu cầu học sinh tự làm bài
- Học sinh làm bài vào vở bài tập
- Hãy nêu tên của HCN
- ABCD.
- Nêu tên các cạnh của hình chữ nhật ABCD
- Trung điểm của cạnh AB là M, trung điểm của cạnh BC là N, trung điểm của cạnh CD là P, trung điểm của cạnh AD là Q.
Vì sao M là trung điểm của cạnh AB
- Vì 3 điểm A, M, B thẳng hàng. độ dài đoạn AM bằng độ dài đoạn thẳng MB (bằng 3 cạnh 3 ô vuông con)
- Giáo viên hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tâp luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Trò chơi: “Lò Cò tiếp sức”
I. Mục tiêu:
- Ôn động tác đi đều theo 1- 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng.
- Học Trờ chơi “Lò Cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: Còi, kẻ sẵn các ô vạch cho tập luyện ĐHĐN và trò chơi “Qua đường lội” và “Lò Cò tiếp sức”.
III. Trọng tâm:
Học sinh biết chơi trò chơi “Lò Cò tiếp sức”
IV. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1-2 phút
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát: 1 phút.
- Khởi động các khớp cổ tay, chân, gối, vai, hông: 1-2 phút
- Trò chơi “Quan đường lội”: 3 phút (lớp)
Cách chơi: Khi có lệnh “ Đến trường” học sinh lần lượt vượt qua vạch giới hạn bước vào các ô giả làm các viến đá để đi đến trường. Khi tất cả học sinh đã vượt qua đoạn đường đó giáo viên hô tiếp “Về nhà!”, học sinh lại lần lượt đi từ trường về nhà. Ai bước ra ngoài các ô là coi như bị ngã.
2. Phần cơ bản:
- Ôn đi đều theo 1- 4 hàng đọc: 10 – 12 phút.
Lần đầu giáo viên chỉ huy, những lần sau cán sự điều khiểu. Giáo viên bao quát chung và nhắc nhở các em thực hiện chưa chính xác. Thi giữa các tổ xem tổ nào trình diễn có nhiều người làm đúng động tác, đều và đẹp nhấ: 1 lần x 15m.
- làm quen trò chơi: “Lò Cò tiếp sức”: 8 – 10 phút.
+ Trước khi tập giáo viên cho học sinh khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông và hướng dẫn cách lò cò để tránh chấn động mạnh. Tập trước động tác lò cò của từng chân, cách nhún của chân và phối hợp với đánh tay để tạo đà lò cò.
+ Khi tập thuần thục các động tác riền lẻ rồi cho cả lớp chơi thử 1 lần.
+ Khi học sinh chơi, chú ý các em nhảy lò cò bằng 1 chân tiến về phía trước, khi vòng qua mốc không được giẫm vào vòng tròn, sau đó nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và vỗ vào tay bạn tiếp theo.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại choõ, vỗ tay hát: 1 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét: 1- 2 phút.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn lại động tác đi đều.
File đính kèm:
- tuan 19, 20.DOC