1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó, dễ lẫn: nông dân, siêng năng, lười biếng, đi làm, nắm, lòng, ông lão, lửa, làm lụng.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện với lời của nhân vật.
2. Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ trong bài: người Chăm hũ, dúi, thản nhiện, dành dụm.
- Nắm được trình tự, diễn biến câu chuyện
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
105 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần thứ 15, 16 Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS nêu cách làm: chia trước, cộng sau.
- GV nhận xét y/c HS rút được
- Trong biểu thức có phép cộng và chia. Ta làm chia trước, cộng sau.
- VD2: GV ghi bảng: 86 -10 x 4
GV hướng dẫn
- HS làm bảng con
86 -10 x 4 = 86 – 40
= 46
- Trong biểu thức có các phép tính nào?
- Phép trừ và nhân
- Ta thực hiện như thế nào?
- Làm nhân trước trừ sau.
* Trong biểu thức có phép tính cộng trừ và nhân chia ta thực hiện như nào
- Học sinh nêu
- Ghi bảng kết luận
3. Luyện tập:
Bài 1:- Y/c hs đọc đề
- 1 Học sinh đọc
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm
- 2 HS thực hiện
253 + 10 x 4 =
93 – 48 : 8 =
Lớp làm bảng các phép tính còn lại
- Nhận xét: + Trong biểu thức có các phép tính nào?
+ Bạn thực hiện đúng thứa tự chưa.
+ Kết quả đúng hay sai.
- Nhận xét cho điểm
Bài 2: - Y/c HS đọc đề
- 1 HS đọc
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
- GV nêu cách chơi, luật chơi
- Lớp thảo luận
- Thi điền hiệu quả nhanh
- Con có nhận xét gì về biểu thức trong 2 thành phần
- Giống nhau nhưng kết quả khác nhau.
- Muốn biết hết quả đúng hay sai con làm ntn?
- Tính giá trị của biểu thức
- Trong các biểu thức đó có các biểu thức nào thực hiện đúng thứ tự
- Học sinh nêu
- GV nhận xét cho điểm
Bài 3: Y/c học sinh đọc đề
- 1 HS đọc
Tóm tắt: 5 hộp: 60 quả và 35 quả
1 hộp: ? quả
- Học sinh giải
- Nhận xét cho điểm.
Bài 4:Trò chơi
- HS thi ghép đúng, ghép nhanh
D. Củng cố – dặn dò:
- Trong biểu thức có các phép tính +, -, x: ta thực hiện như thế nào?
- Nhân chia trước, cộng trừ sau
- BTVN: tiết 78
Luyện từ và câu
Từ ngữ về thành thị, nông thôn
Dấu phẩy
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn
+ Kể được 1 số tên thành phố, vùng quê ở nước ta
+ Kể tên 1 số sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn
- Ôn luyện cách dùng dấu phẩy
Giáo dục có ý thức đúng khi dùng từ, đặt câu
II. chuẩn bị:
- Chép sẵn bài tập lên bảng
- Bản đồ Việt Nam
III. Trọng tâm:
Học sinh hiểu 1 số từ ngữ về thành thị, nông thôn
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh đọc lại bài tập 1,3 tiết trước
- Nhận xét cho điểm
- 2 học sinh đọc
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn tìm hiểu
Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài
- 1 học sinh nêu
- Học sinh thảo luận theo 2 nhóm ghi tên các thành phố và vùng quê mà em biết
- Học sinh trình bày thi đua 2 nhóm trong 3 phút nhóm nào kể được nhiều hơn sẽ chiến thắng
Giáo viên nhận xét: chốt ý đúng
- Học sinh làm vở
Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu và làm
Sự vật
Công việc
thành phố
- Đường phố, nhà cao tầng, nhà máy, bến xe, bến tàu, nhà ga, rạp hát, đèn cao áp, rạp chiếu phim
- Buôn bán, chế tạo máy móc, may mặc dệt may, chế biến thực phẩm
Nông thôn
- Đường đất, vườn cây, ao cá, cây đa, luỹ tre, giếng nước, nhà văn hoá, quang liềm, thúng, cuốc, cày
- Trồng trọt, chăn nuôi, cấy lúa, cày bừa, vỡ đất, đập đất, gieo mạ, chăn trâu, đào khoai
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 Học sinh đọc
- Giáo viên treo bài đã viết lên bảng yêu cầu học sinh đọc bài
- Học sinh đọc
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Đánh dấu phẩy vào đoạn văn
- Học sinh tự làm
- 1 Học sinh làm bảng
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét chốt ý đúng
D. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
+ Khen học sinh tích cực
+ Phê học sinh chưa hoàn thành, còn chưa chú ý
- Dặn dò:
- Ôn luyện ở nhà
+ Thực hiện BTVN
+ Chuẩn bị bài sau
Chính tả
Về Quê ngoại
I. Mục tiêu:
Học sinh nhớ viết chính xác đoạn “ Em Về quê ngoại… ……… trôi êm đềm”
- Viết đúng các chữ khó: hương trời, ríu rít, con đường, vầng trăng, rực màu, lá thuyền trôi
- Học sinh viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp đúng theo thể thơ lục bát
- Làm đúng các bài tập chính tả
Giáo dục có ý thức viết đúng đẹp
II. chuẩn bị:
Viết sẵn lên bảng bài tập chính tả
III. Trọng tâm:
Rèn chữ viết cho học sinh
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu học sinh lên bảng viết từ khó bài trước
- 2 học sinh thực hiện
C. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi bảng đầu bài
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn tìm hiểu và viết chính tả
* Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh đọc
a. Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- Bạn nhỏ thấy quê có những gì lạ?
- Có đầm sen nở, gặp trăng, gặp gió bất ngờ, đường rợp màu rơm phơi, bóng tre rợp mát, vầng trăng như lá thuyền trôi
b. Yêu cầu học sinh tìm hiểu từ khó
- Học sinh nêu
Giáo viên ghi bảng
- Học sinh đọc, phân tích từ khó
- Nhận xét
c. Hướng dẫn, cách trình bày
- Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?
- Thơ lục bát
- Trình bày như thế nào cho đẹp
- Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa
- Học sinh nêu
- Các tiếng đầu câu
d. Học sinh viết bài
- Yêu cầu học sinh viết bài
- Học sinh tự viết
e. Soát lỗi
- Học sinh dùng bút chì soát lỗi
g. Chấm bài
Thu 5-7 bài để chấm
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề
- 1 học sinh đọc
- Hướng dẫn học sinh làm phần a
- 1 học sinh lên bảng làm
Lớp làm vở bài tập
- Nhận xét cho điểm
+ Phần b
- Học sinh tự làm
- Đổi vở tự kiểm tra
D. Củng cố
- Nhận xét. Tổng kết giờ học
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2005
Tập làm văn
Nghe kể: Kéo cây lúa lên
Nói về thành thị, nông thôn
I. Mục tiêu:
- Nghe kể và kể lại được câu chuyện: Kéo cây lúa lên. Biết và nghe và nhận xét lời kể của bạn
- Kể đực những điều em biết về nông thôn và thành thị dựa theo gợi ý. Nói thành câu, dùng từ đúng
- Giáo dục: Kỹ năng nói, viết thành câu
II. chuẩn bị:
- Nội dung, gợi ý câu chuyện
- Viết bài tập 2 lên bảng
III. Trọng tâm:
- Kể được câu chuyện: Kéo cây lúa lên
- Nói được những điều mình biết về thành thị và nông thôn
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu học sinh kể câu chuyện “ Giấu cày”
- Đọc đoạn văn viết về tổ em
- Nhận xét cho điểm
- 2 học sinh kể
- 2 học sinh đọc
C. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu
* Giáo viên kể câu chuyện: “ Kéo cây lúa lên” 2 lần
- Học sinh nghe kể
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung
- Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu hơn ruộng nhà khác chàng ngốc đã làm gì?
- Lấy lúa kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người
- Về nhà, anh nói gì với vợ?
- Anh ta nói: “ Lúa của nhà ta xấu quá, hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi
- Vì sao lúa nhà chàng ngốc lại bị héo
- Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ cây bị đứt do đó cây bị chết héo
- Câu chuyện này đáng buồn cười ở điểm nào?
- Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người, kéo cây lúa lên tưởng làm như thế cây lúa sẽ mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo
- Gọi 1 học sinh khá kể lại
- 1 học sinh kể
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe
+ Yêu cầu học sinh kể trước lớp
- 2 - 3 học sinh kể
- 3 học sinh sắm vai kể lại câu chuyện
- Nhận xét
3. Kể về thành thị hoặc nông thôn
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của đề
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh chọn đề tài về nông thôn hoặc thành thị để viết
- Học sinh chọn đề tài
- Yêu cầu học sinh nói về đề tài mình đã chọn
- 3 - 4 học sinh nói
- Giáo viên nhận xét, bổ sung
- 1 vài học sinh nêu
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Cho học sinh thi nói
- 2 học sinh đại diện 2 nhóm thi đua
D. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố về tính giá trị của biểu thức có dạng:
+ Chỉ có các phép tính cộng trừ
+ Chỉ có các phép tính nhân chia
+ Có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia
- Rèn kỹ năng tính cho học sinh
- Giáo dục ham học môn học
II. Chuẩn bị:
Hệ thống câu hỏi, bài tập
III. Trọng tâm:
Rèn kỹ năng tính giá trị biểu thức
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh làm bài 1,2 tiết 79
- Lớp đọc bài còn lại
- Nhận xét cho điểm
- 2 học sinh làm
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc đề
- 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc thực hiện
- Học sinh nhắc lại
- Yêu cầu học sinh tự làm
- 2 học sinh làm bảng, lớp làm bảng con
- Nhận xét cho điểm
Bài 2: Thực hiện như bài 1
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Học sinh nêu cách làm
- Học sinh làm bài
- Học sinh đổi vở kiểm tra bài của nhau
Bài 4: Tổ chức trò chơi
- Yêu cầu học sinh thảo luận 5’
- Học sinh thảo luận
- Đại diện 2 nhóm lên nối kết phù hợp với phép tính
- Nhận xét: công bố đội thắng
D. Củng cố – nhận xét giờ học
- Yêu cầu về nhà luyện tập thêm
Thể dục
Ôn bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng
vận động cơ bản. Đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi vượt chướng ngại vật đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác
- Chơi trò chơi: “ Con cóc là cậu ông trời”
- Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động
- Giáo dục: tự giác khi luyện tập
II. chuẩn bị:
Sân bãi, còi
III. Trọng tâm:
Ôn các động tác RLTT và KNVĐCB. ĐHĐN
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Phần mở đầu
- Tập hợp lớp báo cáo sĩ số
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Khởi động các khớp
B. Phần cơ bản
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái 10 – 12’
- Lớp thực hiện theo sự điều khiển của giáo viên
- Yêu cầu học sinh tập theo tổ:
Chia tổ tự dàn đội hình và luyện tập
- Thi đua giữa các tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng
- Tập phối hợp các động tác
- Học sinh ôn tập phối hợp hàng ngang dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi đều 1 -4 hàng dọc, đi chuyển hướng phải trái, mỗi động tác 5 -7
- Học sinh tập theo tổ, nhóm
- Nhận xét uốn nắn
* Trò chơi
Nêu luật chơi, cách chơi
- Học sinh chơi
C. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
- Hệ thống lại bài, nhận xét giờ học
File đính kèm:
- Tuan 15, 16.DOC