Giáo án Tuần 9 - Khối 5

Tiết 2 toán

Tiết 41: Luyện tập

I.Mục tiêu:

- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- Làm được BT 1,2,3,4(a,c)

II. đồ dùng:

- PHT

IIi. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra:

- BT 1 sgk/ 44.

- Nhận xét- đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.

2. Luyện tập:

Bài 1:

Viết số đo thập phân thích hợp vào chỗ trống:

- Nhận xét – sửa sai.

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 9 - Khối 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau. - Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình. II. đồ dùng : - Tranh minh họa III. Các hoạt động dạy - học : tg Hđ của gv Hđ của hs 1’ – 3’ 30’ 1’- 2’ A. Kiểm tra: - Nêu các bước CB nấu cơm? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài: a. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. * Mục tiêu: Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau. * Cách tiến hành: - Em hãy nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau - ở gia đình em thường luộc những loại rau nào - Em hãy nhắc lại cách sơ chế rau ? - Em hãy kể tên một vài loại củ quả được dùng làm món luộc ? b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. * Mục tiêu: HS biết được các bước luộc rau : * Cách tiến hành: - Cho HS quan sát H3, đọc TT/ sgk - Em hãy nêu cách luộc rau ? - Em hãy cho biết đun to lửa khi luộc rau có tác dụng gì ? + Ghi nhớ (sgk) 3. Củng cố –Dặn dò: - Em hãy nêu các bước luộc rau? - Nhận xét giờ học: - Chuẩn bị bài sau - 1,2 HS nêu - Lớp nhận xét - H/s quan sát hình 1, thảo luận theo cặp và trả lời: - Rau ,rổ ,chậu ,nồi, đũa - H/s nêu H/s quan sát hình 2, trả lời + Nhặt rau, rửa rau + H/s nêu: Rau cải, rau bí, su su... - H/s đọc nội dung mục 2 quan sát hình 3 (SGK ) - Đổ nước vào nồi ,đậy nắp nồi và đun sôi nước, cho rau vào nồi dùng đũa nấu lật rau ở trên xuống dưới cho rau ngập nước, đậy nắp nồi và đun to lửa đến khi rau chín mềm thì vớt ra.. - Để cho rau xanh và ngon. + vài HS nêu KL - H/s trả lời - H/s nhăc lại ND bài Tiết 3 Luyện từ và câu Tiết 18: Đại từ I. Mục tiêu - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu để khỏi lặp. - Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1,2). - Bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại (BT3). II. đồ dùng: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, bài tập 3. III. Các hoạt động dạy - học : tg Hđ của gv Hđ của hs 3’ – 5’ 32’ 1’ – 3’ A. Kiểm tra: - Kiểm tra BT3 sgk/ 88. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài: a. Hoạt động 1: Nhận xét b. Mục tiêu: Hiểu đại từ là từ để xưng hô hay thay thế danh từ, động từ, tính từ ...trong câu để khỏi lặp. * Cách tiến hành: Bài1: - Gọi HS đọc Y/c và nội dung bài tập + Các từ tớ, cậu dùng làm gì trong đoạn văn? + Từ nó dùng để làm gì? Bài 2: - Gọi HS đọc Y/c và nội dung bài tập - Y/c HS thảo luận theo nhóm. + Xác định từ in đậm thay thế cho tư nào? + Cách dùng ấy có giống cách dùng bài tập 1 không? + Qua hai bài tập trên, em hiểu thế nào là đại từ ? + Đại từ dùng để làm gì? Ghi nhớ: - Y/c HS đọc phần ghi nhớ (sgk) b. Hoạt động 2: Bài tập 1+ 2 * Mục tiêu: Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế. * Cách tiến hành: Bài 1: - Gọi HS đọc Y/c và nội dung bài tập - Y/c HS đọc các từ in đậm trong đoạn thơ. + Những từ in đậm ấy dùng để làm gì? + Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? Bài 2: - Gọi HS đọc Y/c và nội dung bài tập - Y/c HS tự làm. + Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai và ai? + Các đại từ: mày, ông, tôi, nó, dùng để làm gì? c. Hoạt động 3: Bài 3 * Mục tiêu: Bước đầu biết dùng đại từ thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần. * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc Y/c và nội dung bài tập - Y/c HS làm việc theo nhóm. - GV kết luận thay từ chuột bằng từ nó. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - 1,2 HS đọc bài viết của mình. - Lớp nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Từ tớ, cậu dùng để xưng hô, tớ thay thế cho Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam. - Từ nó được thay thế cho chích bông ở câu trước. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS thảo luận theo nhóm trả lời: + Từ vậy thay thế cho từ thích. + Từ thế thay thế cho từ quý - Cách dùng như vậy giống ở bài tập 1 là tránh lặp từ. - Đại từ là những từ dùng để xưng hô thay thế cho danh từ, động từ, tính từ. - Đại từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. - 3 HS đọc . - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Bác, người, ông cụ, người, người, người, - Những từ in đậm đó dùng để chỉ Bác Hồ. - Những từ đó được viết hoa nhằm biểu thị thái độ tôn kính. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Bài ca dao là lời đối đáp giữa nhân vật ông với con cò. - Các đại từ đó dùng để xưng hô, mày chỉ cái cò, ông chỉ người đang nói, tôi chỉ cái cò, nó chỉ cái diệc. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm. - HS báo cáo - HS nêu ND bài Thứ sáu nhày 9 tháng 11 năm 2012 Tiết 1 Toán Tiết 45: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Biết viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân. - Làm được BT 1,3,4. II. Đồ dùng: - pht IIi. Các hoạt động dạy - học: tg Hđ của gv Hđ của hs 3’ – 5’ 32’ 1’ – 3’ A. Kiểm tra: - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là m: - Cho HS làm bài cá nhân - Nhận xét- chữa bài - Cho HS nhắc lại cách làm. Bài 3: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm - Cho HS thảo luận nhóm, điền PHT - Cho các nhóm trình bày - Nhận xét- bổ xung. Bài 4: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm - Cho HS làm bài - Chấm, chữa bài. 4. Củng cố- Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - HS đọc BT, vài HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. a) 3m 5dm = 3 m = 3, 5 m b) 4 dm = m = 0,4 m c) 34m 5 cm = 34 = 34,05 m d) 345 cm = = 3, 45 m - HS đọc y/c BT, thảo luận nhóm điền PHT. a) 42dm4cm = 42dm = 42,4dm b) 56cm9 mm = 56cm = 56,9 cm c) 26m 2cm = 26 m = 26,02m - HS đọc y/c BT, làm bài vào vở. a) 3kg5g = 3kg = 3,005 kg b) 30 g = 0,300kg c) 1103 g = = 1,103 kg - HS nêu ND bài Tiết 2 Tập làm văn Tiết 18: Luyện tập thuyết trình, tranh luận I. Mục tiêu: - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản ( BT1,2). II. đồ dùng: - Phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: tg Hđ của gv Hđ của hs 3’ - 5’ 32’ 1’ – 3’ A. Kiểm tra: - Hãy nêu những điều kiện cần khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luậnnàođó? B. Bài mới: 1 Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Phát triển bài: a. Hoạt động 1: Bài 1 * Mục tiêu: Bước đầu biết mở rộng lý lẽ, dẫn chứng để tranh luận về một vấn đề đơn giản. - Gọi 5 HS đọc phân vai chuyện. + Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì? +ý kiến của từng nhân vật như thế nào? + ý kiến của em về những vấn đề này như thế nào? b. Hoạt động 2: Bài 2: * Mục tiêu: Có lý lẽ dẫn chứng để tranh luận về vấn đề trong bài. * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc y/c và nội dung bài. + Bài tập 2 y/c thuyết trình hay tranh luận? + Bài tập y/c thuyết trình về vấn đề gì? * Gợi ý: + Nếu chỉ có trăng thì vấn đề gì sẽ sảy ra? + Nếu chỉ có đèn thì vấn đề gì sẽ sảy ra? + Vì sao cả trăng và đèn đều cần thiết cho cuộc sống? + Trăng và đèn đều có những ưu điểm và hạn chế gì? - Nhận xét- bổ xung. 3. Củng cố – Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Trò chơi: Đồng hồ khởi động. - 3 HS lên bảng trình bày. - 5 HS đọc phân vai chuyện. - HS nghe và lần lượt trả lời các câu hỏi. - Các nhân vật trong chuyện tranh luận về vấn đề: cái gì cần nhất đối với cây xanh. - Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh. + Đất: có chất màu nuôi cây. + Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây. +Không khí: cây cần khí trời để sống . + ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh. - HS tự do phát biểu theo ý kiến của mình. - HS đọc yêu cầu của bài. - Bài tập y/c thuyết trình. - Bài tập y/c thuyết trình về vấn đề cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao. - HS tiếp nối lên trình bày. - HS nêu ND bài Tiết 4: Âm nhạc: Học hát: Những bông hoa những bài ca. I. Mục tiêu: - HS hát chuẩn xác bài hát. - Thông qua bài hát, giáo dục các em thêm kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ... III. Các hoạt động dạy học: 1. phần mở đầu: - Giới thiệu Những bông hoa những bài ca. 2. Phần hoạt động: + Nội dung: - Học bài hát: những bông hoa, những bài ca. * Hoạt động 1: Dạy hát. - GV hát mẫu. - y/c HS đọc lời ca. - Dạy cho HS hát từng câu. * Hoạt động 2: Kết hợp các hoạt động. - Hát kết hợp gõ theo phách. - Hát kết hợp đứng vận động ngay tại chỗ. 3. Phần kết thúc: - GV cho HS nghe lại bài hát bằng băng đĩa. - Gợi ý cho HS về nhà tìm một vài động tác phụ hoạ khi hát. - HS nghe GV giới thiệu một vài nét về tác giả của bài hát và hoàn cảnh ra đời của bài hát. HS nghe GV hát mẫu. - HS đọc lời ca của bài hát. - HS học hát từng câu. + Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô. + Lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố. + Ngàn hoa đỏ tươi kheo sắc hương dưới ánh mặt trời. + Náo nức tiếng cười, say sưa yêu đời. + Những đoá hoa tươi màu đẹp nhất, chúng em xin tặng các thầy các cô. - HS hát kết hợp với gõ nhịp theo phách. - Hát kết hợp một vài động tác múa phụ hoạ. Tiết 5: Sinh hoạt lớp. Nhận xét tuần 9 1. Chuyên cần. - Nhìn chung các em đã có ý thức đi học chuyên cần , đúng giờ, trong tuần còn một HS nghỉ học không lí do.( Hảng) 2. Học tập: - Nhìn chung các em đều có ý thức tự giác trong học tập, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Song bên cạnh đó vẫn còn một số bạn chưa tự giác cao trong học tập, chữ viết còn sấu, trong lớp chưa chú ý nghe giảng,còn lười học ( Hồng) 3.Đạo đức: Ngoan ngoãn, chấp hành nghiêm túc nội quy của trường, lớp, đoàn kết với bạn bè. 4,Vệ sinh Vệ sinh trường lớp sạch sẽ Vệ sinh bán trú vẫn còn chưa sạch sẽ Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ 5. Các hoạt động khác: - Tham gia nhiệt tình, đầy đủ các hoạt động của trường 6. Tuyên dương – phê bình: - Tuyên dương: Sùng Dế, Chè, Sinh có ý thức học tập. - Phê bình: Hồng, Hảng, Chùa chưa chú ý học 7. Phương hướng tuần sau: - Duy trì đủ số lương, tỷ lệ chuyên cần. - Học bài, làm bài ở nhà đầy đủ, có ý thức xây dựng bài. - Có những hoạt động thiết thực chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. - Khảo sát chất lượng giữa kỳ đạt kết quả cao. - Các hoạt động khác duy trì tốt.

File đính kèm:

  • docgalop5 t9.doc