Giáo án Tuần 8 Lớp 2

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng: Nén, nổi, cố lách, vùng vẫy, lấm lem

- Biết ngắt hơi đúng, phân biệt lời người kể với các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.

- Cảm nhận được ý nghĩa: Cô giáo vừa yêu thương học sinh, vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người.

 

doc64 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 8 Lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và gợi ý. - HS dựa vào các gợi ý, làm bài vào vở. - HS đọc bài. Thứ sáu ngày 1 tháng 11 năm 2013 TOÁN TIẾT 45: TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG I. Mục tiêu - Biết tìm x trong các bài tập dạng: x + a = b; a + x = b (với a,b là các số không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính. - Biết cách tìm 1 số hạng khi biết tổng và số hạng kia. - Biết giải các bài toán một phép trừ. - HS yêu thích học toán. II. Thiết bị dạy học - GV: Tranh SGK - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu đề bài: Điền số? 6 + .... = 12 ....+ 7 =10 - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu, ghi tên bài. 3.2. Giới thiệu kí hiệu chữ và cách tìm 1 số hạng trong 1 tổng: - GV cho HS quan sát tranh (h1). + Có mấy ô vuông? + Được chia làm mấy phần? - Mỗi phần có mấy ô vuông? 6 + 4 = ? 6 = 10 - … 4 = 10 - … Kết luận: Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia. - GV cho HS quan sát tranh (h2). + Có 10 ô vuông chia làm 2 phần, phần thứ 2 có 4 ô, phần thứ nhât có bao nhiêu ô? (Gọi phần thứ nhất chưa biết là: Vậy: x + 4 = 10 + Chỉ vào và hỏi: được gọi là gì ? + Muốn tìm số hạng ta làm thế nào ? x = 10 - …. x = … + GV cho HS quan sát tranh (h3). (GV hướng dẫn tương tự phần 2). + KL: Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. 3.3. Thực hành Bài 1(45): Tìm x (theo mẫu) - Yêu cầu HS đọc đề. - HD HS làm mẫu: (Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số hạng chưa biết) - Cho HS làm bài (phần b, c, d, e) - GV chấm điểm, nhận xét. Bài 2(45): Viết số thích hợp vào ô trống. - Gọi HS đọc đề. - Yêu cầu HS nêu cách tính? - Gọi 1 HS làm bảng phụ. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3(45): Bài toán - Gọi HS đọc đề bài. - HD HD tìm hiểu bài: + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn tính số học sinh gái của lớp ta làm như thế nào? - GV chấm bài, nhận xét. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố tiết học: + Hãy nêu cách tìm 1 số hạng trong 1 tổng. - Nhận xét giờ học. - HS hát. - HS lên bảng thực hiện. + HS quan sát. + Có tất cả 10 ô vuông. + Được chia làm 2 phần. + Một phần có 6 ô vuông, một phần có 4 ô vuông. - HS nêu. - 2 HS nhắc lại. + gọi là số hạng chưa biết. + Ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. + HS nêu cách tính. - Lớp làm bảng con. - 3 HS đọc lại. - HS đọc đề bài. - HS nêu cách tìm số hạng chưa biết. - Làm vào vở. - HS đọc đề bài. - HS trả lời. - 1 HS làm bảng phụ, HS khác làm vào nháp. - HS nhận xét. - HS đọc đề bài. - HS trả lời. - HS làm bài vào vở. Bài giải: Số học sinh gái của lớp đó là: 35 – 20 = 15 (học sinh) Đáp số: 15 học sinh - HS trả lời, 2 HS nhắc lại. TIẾNG VIỆT TIẾT 81: KIỂM TRA: CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN ( Kiểm tra theo đề của nhà trường) TOÁN (+) TIẾT 27: ÔN LUYỆN CÁC KIẾN THỨC TRONG TUẦN I. Mục tiêu - Tiếp tục củng cố các kiến thức trong tuần về lít, tìm số hạng trong một tổng và giải toán. - Giáo dục lòng say mê học tập môn toán. II. Thiết bị dạy học - GV: Bảng phụ, nội dung bài. - HS: vở luyện. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu đề bài Đặt tính rồi tính: 29 + 37 36 + 18 - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu. - GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng. 3.2 HD luyện tập. Bài 1: a) Tìm tổng của23l và 37l b) Tìm hiệu của 37l và 13l - HD HS tìm hiểu bài: + Tìm tổng là ta thực hiện phép tính gì ? + Tìm hiệu là ta thực hiện phép tính gì ? - GV nhận xét qua mỗi lần giơ bảng. Bài 2: Nối hai phép tính có kết quả bằng nhau. 48l + 27l 65l – 13l 30l + 19l 17l + 16l 75l – 23l 29l + 46l 68l – 35l 89l – 34l - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - HD HS tìm hiểu bài: + Muốn nối đúng ta phải làm gì ? - Gv nhận xét. Bài 3: Bài toán Mẹ nuôi được 68 con gà, mẹ đã bán đi một số con gà nên đàn gà còn lại 35 con. Hỏi mẹ đã bán đi bao nhiêu con gà ? - HD HS tìm hiểu bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn biết số gà mẹ đã bán ta làm thế nào ? - GV chấm bài, nhận xét. Bài 4: Tìm biết a) b) - HD HS làm bài, cách trình bày. - GV nhận xét. 3.3. Kiểm tra trắc nghiệm - GV phát đề. - GV thu bài, chấm điểm. - GV chữa bài. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố tiết học. - GV khen những em học tốt. - HS hát. - HS lên bảng thực hiện. - HS trả lời. - HS làm bài vào bảng con. - Nhận xét. - HS đọc yêu cầu. + Phải thực hiện các phép tính, phép tính nào có kết quả bằng nhau thì nối với nhau. - HS làm bài vào nháp. - 1 HS lên bảng nối trên bảng phụ. 48l + 27l 62l – 13l 30l + 19l 17l + 16l 75l – 23l 29l + 46l 68l – 35l 86l – 34l - HS trả lời. - HS tóm tắt và làm bài vào vở. Bài giải: Số gà mẹ đã bán đi là: 68 – 35 = 33 (con) Đáp số: 33 con gà - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng chữa bài. - HS làm bài. TIẾNG VIỆT TIẾT 45: ÔN LUYỆN CÁC KIẾN THỨC TRONG TUẦN I. Mục tiêu - Tiếp tục củng cố các kiến thức trong tuần về môn Tiếng Việt. - Hình thành kiến thức ban đầu về viết văn. - Giáo dục lòng say mê học tập môn học. II. Thiết bị dạy học - GV: Bảng phụ, nội dung bài. - HS: vở luyện. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu đề bài Điền uôn/ uông: a) … nước nhớ ng… b) Mất bò mới lo làm ch… c) Tiếng ch… báo hết giờ vang lên. - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1 Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu. - GV giới thiệu ghi đầu bài lên bảng. 3.2 HD luyện tập. Bài 1: Sửa lỗi sai a) Quả cao nho nhỏ. b) Một con ngựa đao, cả tàu bỏ cỏ. c) Câu ca dau thật tuyệt vời. - HD HS tìm hiểu bài: + Các câu trên sai ở chỗ nào ? + Phải sửa lại như thế nào cho đúng ? - GV nhận xét. Bài 2: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn thơ sau: Hôm qua em tới trường Mẹ dắt tay từng bước. Hôm nay mẹ lên nương Một mình em tới lớp. - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Cho cả lớp đọc đoạn thơ. - HD HS làm bài: Xác định các từ chỉ hoạt động, trạng thái rồi ghi vào vở. - Gv nhận xét. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 4 dến 5 câu) kể về lớp học và viẹc học tập của em. - HD HS làm bài: Hãy dựa vào các gợi ý sau: + Lớp học của em có bao nhiêu bạn? + Cô giáo chủ nhiệm lớp em tên là gì ? + Hằng ngày đến lớp, em học tập và vui chơi như thế nào? + Tình cảm của em đối với cô giáo và các bạn ra sao ? - GV thu vở chấm bài, nhận xét. 3.3. Kiểm tra trắc nghiệm - GV phát đề. - GV thu bài, chấm điểm. - GV chữa bài. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố tiết học. - GV khen những em học tốt. - HS hát. - 1 HS lên bảng thực hiện. - HS đọc yêu cầu. - HS trả lời. - HS làm bài ra nháp. cao cau đao đau dau dao - Nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - Cả lớp đồng thanh đọc. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng gạch chân các từ chỉ hoạt động, trạng thái: tới, dắt, lên. - HS nhận xét. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào vở. - HS làm bài trắc nghiệm. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP. ATGT: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (BÀI 5) I. Mục tiêu - HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu. - Khắc phục những tồn tại trong tuần qua. - Đề ra phương hướng tuần sau. - Học sinh biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ. - Học sinh phân biệt xe thô sơ, xe cơ giới, biết tác dụng của phương tiện giao thông. - Nhận biết các tiếng động cơ, còi ô tô, xe máy để tránh nguy hiểm. - Rèn kỹ năng thực hiện các phương tiện giao thông. Không chạy theo, bám theo xe ô tô, xe máy đang đi. - GD HS luôn có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ. II. Thiết bị dạy học - Giáo viên: Tranh vẽ phóng to. - Học sinh: Tranh ảnh về phương tiện giao thông đường bộ. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gv nêu câu hỏi: Ta phải đi bộ và qua đường như thế nào để đảm bảo an toàn ? - Gv nhận xét. 3. Bài mới:: 3.1. Giới thiệu bài - Nêu mục đích, yêu cầu. 3.2. Sinh hoạt lớp * Các tổ trưởng và lớp trưởng lên nhận xét về lớp trong tuần qua. * GV nhận xét ưu điểm, nhược điểm: a. Ưu điểm: - Ổn định tổ chức và nề nếp học tập. - Các em đi học đầy đủ, đúng giờ. - Truy bài đầu giờ đã đi vào nề nếp. - Đa số các em có ý thức học tập, chịu khó phát biểu xây dựng bài. b. Tồn tại: - Còn hiện tượng nói chuyện trong giờ, ngồi học chưa nghiêm túc: Chung, Duy Đạt, Hiếu. - Quên đồ dùng: Bảo Lâm, … * Phương hướng tuần sau: - Thực hiện tốt nội quy ở lớp, thi đua học tập, chấm dứt hiện tượng nói chuyện riêng, quên đồ dùng học tập. 3.3. ATGT: Phương tiện giao thông đường bộ (Bài 5) Hoạt động 1: Các phương tiện giao thông. - Giáo viên treo hình 1+ 2 lên bảng . - Phân biệt 2 loại phương tiện giao thông đường bộ ở 2 tranh. - Giáo viên gợi ý so sánh tốc độ, tiếng động, tải trọng… Kết luận: Xe thô sơ là các loại xe đạp, xích lô, bò, ngựa,... Xe cơ giới là các loại xe ô tô, xe máy… Xe thô sơ đi chậm, ít gây nguy hiểm. Xe cơ giới đi nhanh, dễ gây nguy hiểm. Khi đi trên đường cần chú ý tiếng động cơ, tiếng còi xe để phòng tránh nguy hiểm. - Có một số loại xe ưu tiên gồm xe cứu hoả, cứu thương, công an … Hoạt động 2: Quan sát tranh - Treo tranh 3,4. - Trong tranh có loại xe nào đang đi trên đường? - Khi đi qua đường cần chú ý loại phương tiện giao thông nào? - Cần lưu ý gì khi tránh ô tô, xe máy? Kết luận: Khi đi qua đường phải chú ý quan sát ô tô, xe máy và tránh từ xa để đảm bảo an toàn. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV củng cố tiết học: + Em hãy kể một số phương tiện giao thông đường bộ? - Nhận xét chung tiết học. - Hát. - HS trả lời. - HS lắng nghe, bổ sung ý kiến. - Bổ sung ý kiến. - Học sinh quan sát hình 1, 2. - Hình 1: Xe cơ giới - Hình 2: Xe thô sơ - Xe cơ giới: Đi nhanh hơn, gây điếng động lớn, chở nặng, nhiều, dễ gây tai nạn. - Xe thô sơ: ngược lại. - Học sinh quan sát tranh. - Ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô, xe bò kéo. - Xe cơ giới (ô tô, xe máy…) vì nó đi nhanh. - Quan sát và tránh từ xa. - Vài em nhắc lại kết luận. + HS trả lời.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 8 9.doc
Giáo án liên quan