I/ MỤC TIÊU:
- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chự số ( có nhớ).
- Củng cố bài toán về tìm thừa số chưa biết.
- Rèn Hs tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo.
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: VBT, bảng con.
54 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 5 Lớp 3 - Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ giúp em điều gì ?
Giáo viên kết luận : trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
Hoạt động 2 : Tự liên hệ bản thân
Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung sau :
Điền những từ : tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.
Tự làm lấy việc của mình là ……………… làm lấy công việc của ……………… mà không ……………… vào người khác.
Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau …………… và không ………………… người khác.
Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày.
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Giáo viên kết luận :
Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
Hoạt động 3 : Xử lý tình huống
GV nêu tình huống cho học sinh xử lí : khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi : “ Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt :
+ Tố khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.
Nếu em là Việt, em có đồng ý với đề nghị của Dũng không ? Vì sao ?
Giáo viên cho học sinh bày tỏ thái độ và giải thích lí do
Giáo viên kết luận : đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
Giáo viên cho học sinh làm bài tập về xử lí tình huống.
Điền đúng ( Đ ) hay sai ( S ) và giải thích tại sao vào trước mỗi hành động sau :
Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình.
Tùng nhờ chị rửa bộ ấm chén – công việc mà Tùng được bố giao.
Trong giờ kiểm tra. Nam gặp bài toán khó không giải được, bạn Hà bèn cho Nam chép bài nhưng Nam từ chối.
Vì muốn mượn Toàn quyển truyện, Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.
Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn, Hường cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.
Kết luận : Luôn luôn phải tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác.
3:Củng cố– Dặn dò
-Tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường, ở nhà.
-Sưu tầm các gương về việc tự làm lấy công việc của mình.
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài :Tự làm lấy việc của mình (Tiết 2)
Hát
Học sinh trả lời
HS chia nhóm và thảo luận
Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết tình huống của nhóm mình.
Cả lớp nhận xét cách giải quyết của mỗi nhóm
Mặc dù rất thích nhưng em sẽ từ chối lời đệ nghị đó của Hoàng. Hoàng làm thế không nên, sẽ tạo sự ỷ lại trong lao động. Hoàng nên tiếp tục làm trực nhật cho đúng phiên của mình.
Nếu là chị Nga, em sẽ không giúp Nam. Làm như thế em sẽ làm cho Nam lười thêm, có tính ỷ lại, quen dựa dẫm vào người khác
Nếu là bài toán dễ, yêu cầu Tuấn tự làm một mình để củng cố kiến thức. Nếu là bài toán khó thì yêu cầu Tuấn phải suy nghĩ trước, sau đó mới đồng ý hướng dẫn, giảng giải cho Tuấn
Mạnh làm như thế là sai, là hại bạn. Dù Hùng có đạt đểm cao thì điểm đó không phải thực chất là của Hùng. Hùng sẽ không cố gắng học và làm bài nữa
Tự làm lấy việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy các công việc của bản thân mà không phải nhờ vả hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác.
HS chia nhóm và thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày.
Học sinh khác lắng nghe, bổ sung
Lớp nhận xét
Học sinh làm bài và trả lời
S
S
Đ
S
Đ
----------------------------------------
CHÍNH TẢ
MÙA THU CỦA EM
I/ MỤC TIÊU :
- HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp đoạn văn. Từ bài chép, củng cố cách trình bày bài thơ thể bốn chữ : chữ đầu các dòng thơ viết hoa. Tất cả các chữ đầu dòng thơ viết cách lề vở 2 ô li.
-Chép lại đúng chính tả, chính xác bài thơ Mùa thu của em.
-Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần khó ( oam )
-Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : l / n hoặc vần en, eng.
- Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ CHUẨN BỊ :
GV : bảng phụ viết bài thơ Mùa thu của em
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động :
Bài cũ :
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : bông sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài :
Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em :
-Chép lại đúng chính tả, chính xác bài thơ Mùa thu của em.
-Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : l / n hoặc vần en, eng.
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe - viết
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn văn
Gọi học sinh đọc lại đoạn văn .
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài :
+ Mùa thu thường gắn với những gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm hình thức bài thơ :
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
+ Bài thơ có mấy khổ ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng khổ thơ.
+ Cuối mỗi câu có dấu gì ?
+ Trong bài thơ những chữ nào phải viết hoa ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : nghìn, mở, mùi hương, ngôi trường, thân quen, lá sen
Học sinh chép bài vào vở
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Cho HS chép bài chính tả vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi.
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Sóng vỗ oàm oạp
Mèo ngoạm miếng thịt
Đừng nhai nhồm nhoàm
Bài tập 2a : Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
+ Giữ chặt trong lòng bàn tay : ……………...…
+ Rất nhiều :……………………………..………..…..
+ Loại gạo thường dùng để thổi xôi, làm bánh :………………………
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
+ Loại nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ thổi hơi vào :……..
+ Vật bằng sắt, gõ vào thì phát ra tiếng kêu để báo hiệu :…………………………
+ Vật đựng cơm cho mỗi người trong bữa ăn :…………
3.Nhận xét – Dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Mùa thu gắn với hoa cúc, cốm mới, rằm Trung thu và các bạn HS sắp đến trường.
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ
Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ có 4 dòng thơ.
Học sinh đọc
Cuối mỗi câu có dấu chấm.
Trong bài thơ những chữ phải viết hoa là các chữ đầu dòng thơ, tên riêng : chị Hằng.
Học sinh viết vào bảng con
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài
HS làm bài vào vở bài tập.
HS thi tiếp sức làm bài tập
Lớp nhận xét.
HS làm bài vào vở bài tập.
HS thi tiếp sức làm bài tập
Lớp nhận xét.
Nắm
Lắm
Gạo nếp
HS làm bài vào vở bài tập.
HS thi tiếp sức làm bài tập
Lớp nhận xét.
Kèn
Kẻng
Chén
---------------------------------
SINH HOẠT
(TIẾT 5)
SINH HOẠT TUẦN 5
I / MỤC TIÊU
GV nhận xét những ưu khuyết điểm của HS
Từ đó các em phát huy ưu điểm , khắc phục nhược điểm
Đề ra hướng tuần tới.
II / TIẾN HÀNH SINH HOẠT
Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp sinh hoạt
Các tổ trưởng báo cáo tình hình chung của tổ về :Đạo đức, học tập , các hoạt động khác
GV nhận xét chung
* Ưu điểm
Đa số các em ngoan ngoãn , lễ phép biết vâng lời thầy cô giáo. Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Đi học đầy đủ , đúng giờ
Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp cũng như ở nhà. Có tinh thần xây dựng bài tốt.
Mặc đồng phục hoá trong nhà trường đầy đủ. Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
*Tồn tại
Một số em còn hay quên vở bài tập ở nhà, đồ dùng học tập còn thiếu.
Sinh hoạt 10 phút đầu giờ chưa nghiêm túc
III/ KẾ HOẠCH TUẦN TỚI
Phát huy những ưu điểm đã đạt được , khặc phục những mặt còn hạn chế
Chuẩn bị tuần học tốt để chào mừng ngày 20-10
IV/ Dạy bài an toàn giao thông : Bài 5
--------------------------------------
File đính kèm:
- tuan5.doc